00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH

20080925 - XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG - NINH BÌNH

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 25/ 09/2008

Thời lượng: [01:43:39]

1- NỖ LỰC CÙNG HỖ TRỢ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN ĐẦU

(0:00) Sư Thanh Quang: Con, hiện trong những ngày vừa qua con nghĩ thì con thấy là Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc đã hội đủ nhân duyên để nó ra đời, nhưng sự thực thì nó còn đầy rẫy những khó khăn. Trước nhất là chưa có người chứng đạo mà Trung Tâm đã ra đời. Chưa có được những giảng sư, những người có đủ khẩu giáo, thân giáo, có đủ năng lực để đứng ở đấy để làm việc, thế nhưng Trung Tâm ra đời!

Con hình dung thấy nó như là một cái hạt giống vô cùng quý báu, thế nhưng vừa mới nhú mầm, nhưng mà lại đứng trước một cái rừng mênh mông đại ngàn ác pháp, bao nhiêu những chướng ngại dồn dập đổ tới mà nó chỉ là cái mầm non vừa mới nhú thôi.

Trong những ngày sóng gió không biết bao nhiêu những chướng ngại, từ nội viên, từ ngoại viên, những cái thì nội viên, cái thì ngoại viên, mà ở ngay trong phần nội thì nó nảy ra từ ngay trong nội bộ của các Phật tử. Nó từ cái gốc tham, sân, si rồi nó nảy ra đủ tất cả mọi chuyện ngược xuôi không biết đến chừng nào! Mà Thầy thì ở xa, can có nhiều lúc muốn khóc không khóc được.

Là trước đây, cái lần mà con thưa với Thầy con biết được một việc đen đấy, thì sau khi Thầy dạy rồi, thì hôm ấy con đã tưởng như là vượt sức! Con cũng thưa với Thầy là việc như thế này thì bây giờ nó quá sức với của con rồi! Con thấy là con khó mà có thể đảm đương được nổi.

Thế là ngay buổi chiều hôm ấy, ngay buổi sáng đấy thì con đã thuê người đang đào cột điện, họ đã làm được từ sáng đến trưa rồi. Và con nghĩ là thôi con tự dồn tiền nong để trang trải hết tất cả đối với con, còn không thôi, ai có sức đảm đương thì làm được. Con nguyện con xin tu tập chứ con không thể nào có thể làm nổi được nữa!

(2:13) Thế nhưng sau đó thì buổi chiều con ngồi con quán sát tất cả mọi cái sự việc, con xem xét thì con thấy như thế là con còn non nớt quá, con còn kém cỏi quá. Làm như thế không được, như thế là không đúng! Bởi vì, Thầy ra Thầy đã dạy Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc ra đời, đó là một cái ước mong của Thầy mà đã suốt từ ba chục năm trời. Đó là điều mong mỏi không của Thầy không phải hôm nay, không phải chỉ ba chục năm, mà là của hằng gần hai mươi sáu thế kỷ!

Đó là duyên phước của chúng sinh trên toàn cầu cho đến hôm nay mới có đủ phước duyên để có thể có được cái Trung tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc ra đời! Không có nơi ấy thì làm sao có nơi để lòng thương chúng sanh, có nơi để Thầy dạy đạo đức. Thế nên là nó sẽ phải gặp muôn vàn những khó khăn sóng gió, mà chúng con không thể nào hình dung hết được tất cả những điều đó sẽ ập đến.

Đây cũng chính là nhân quả. Thế nên con cũng thấy cái việc làm của con là con chưa nhận được đúng cái điều này, mà trước những cái khó khăn như thế, con đã có những cái suy nghĩ buồn chán như thế thì nó là không đúng.

Thế là ngay buổi chiều hôm ấy, con vụt về luôn, và con thấy rằng tất cả những điều gì Thầy dạy, Thầy nói là tất cả đều chỉ vì chúng con, vì tình thương chúng con. Chứ còn riêng Thầy thì Thầy đã bất động tâm, Thầy đứng ngoài tất cả mọi chuyện, còn có cái gì đâu mà Thầy phải nói nữa cho riêng Thầy, mà đây tất cả vì chúng con.

Mà chỉ có điều là con chưa nhận được ra, và trong lúc ấy thì con thấy rằng phải ráng sức làm sao để hiểu được những điều Thầy dạy ở đằng sau những ngôn từ, chứ còn chấp vào các ngôn từ và điều này khác, như thế là tâm mình đang rất động!

(04:17) Thế mà sau cái buổi chiều con suy nghĩ, thì con phục dậy tất cả mọi việc đâu vào đó, và tự con càng thấy vững chãi hơn, một mực gắng sức để làm, tất cả những cái điều gì như là con đã lĩnh hội được sau những điều mà Thầy dạy.

Thì thưa Thầy là, con hôm nay con vào con xin sám hối. Trước nhất về cái việc mà hôm trước sau khi Thầy dạy, thì con đã có những cái yếu đuối mà con nói rằng con quá cái sức của con, con khó đảm đương được. Thì những cái việc như thế là không đúng. Thì con xin lên sám hối Thầy về điều này xin Thầy bỏ qua cho! Xin Thầy đại xá cho con lỗi đó và xin Thầy chỉ dạy cho con trước về vấn đề này!

(05:00) Trưởng lão: Ừ, trong cái vấn đề nào đi, cũng vậy thôi! Khi nào thì khởi sự làm công việc thì vạn sự khởi đầu nan. Bao giờ cũng có gặp những cái khó khăn. Mà gặp những cái khó khăn tức là cái hoàn cảnh, cái sự việc nó sẽ rèn luyện mình càng ngày càng thêm những cái ý chí dũng mãnh, vượt qua những cái khó khăn, nó mới thành tựu được việc lớn. Từ cái chỗ mà mình còn yếu đuối thì mình sẽ vượt qua, mình sẽ chiến thắng được những cái hoàn cảnh, mình khắc phục được thì nó sẽ thành công!

Biết bao nhiêu cái thời gian dài quá dài mà Thầy vẫn bền chí, Thầy vì lợi ích cho chúng sanh. Đến hôm nay thì nó đã đạt được như vậy rồi thì hãy bền chí mà lo xây dựng. Hãy lo xây dựng, hãy lo làm. Tất cả những cái điều, Thầy chỉ hướng dẫn cho mấy con, muốn làm gì thì nên nghe đúng theo lời Thầy dạy, đi ngay từ ban đầu.

Chứ còn như cái Tu viện Chơn Như là ngay từ ban đầu thì khu đất quá nhỏ, chỉ có ba mươi cao. Rồi do đó mình cũng dự định thôi ít thì mình cất năm, mười cái thất thôi, Rồi chừng nó phát triển thì nó theo cái sự phát triển từng chút, từng chút. Cho nên từ đó mà cất cái Tu viện Chơn Như nó không có đúng cái tổ chức của chúng ta như cái Trung Tâm của con bây giờ.

(6:34) Cho nên vì vậy mà hiện giờ mình phải quy hoạch như thế nào để một khu nào ra khu nấy, làm cái khuôn viên nó thực tế cụ thể, nó rõ ràng. Để sau khi cái Trung Tâm An Dưỡng nó thật sự nó hoạt động, đi vào sự hoạt động, thì đâu nó ra đó. Nó không có còn cái mà mình phải sửa tới sửa lui hoặc này kia, nó rất là tốn. Cho nên ngay từ lúc đầu phải chuẩn bị. Cho nên Thầy muốn nhắc nhở mấy con thường thường.

Còn gặp những cái khó khăn đều là, chúng ta đều là có một tập thể, có quý thầy, có Thầy. Chúng ta sẽ trợ giúp nhau, dù ở bao xa chúng ta cũng thể! Ở ngoài kia biết mấy con đang gặp khó khăn thì trong này người ta sẽ tìm mọi cách, người ta phóng những từ trường đến đó để trợ giúp mấy con. Chỉ có ý chí của mấy con mạnh mẽ hay là mấy con yếu đuối mà thôi.

Thì khi mà mấy con mạnh mẽ thì vượt qua, cố gắng khắc phục làm, thì ở trong này người ta trợ lực cho mấy con để mấy con thành công không có khó khăn. Dù hiện giờ nó cũng đâu phải là nó dễ dàng, nó còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta bền chí.

Đâu phải sự xây dựng của Trung tâm An Dưỡng như vậy nó đâu phải là một ngày một giờ mà thành công? Mà nó đòi hỏi công sức của chúng ta rất nhiều và sức bền chí của chúng ta rất lớn, không thể trong một ngày một giờ.

Bởi vì chúng ta gánh vác mọi sự đau khổ của chúng sanh. Đem lại cho mọi người có sự an vui. Đem lại hạnh phúc cho người khác. Thì do đó chúng ta phải gánh vác sự đau khổ của người khác chứ sao? Chúng ta phải gặp nhiều sự đau khổ.

Chứ nếu mà cỡ chúng ta ngồi trong thất, chúng ta tu thì còn gì, chúng ta đâu có gánh vác của ai đâu, chỉ có gánh vác cái nghiệp của mình thôi! Cũng như quý Thầy bây giờ hiện bây giờ đang nỗ lực là gánh vác cái nghiệp của mình. Nhưng gánh vác xong thì bắt đầu, ở đây là cái giai đoạn mà Thầy đã chuẩn bị trước.

2- NHÂN SỰ CHO TRUNG TÂM PHẢI CÓ ĐỦ ĐỨC HẠNH

(8:33) Nghĩa là cái Trung Tâm có giấy tờ, đang bắt đầu khởi sự làm công việc thì phải có nhân sự, không thể thiếu nhân sự được.

Vì vậy mà những người mà Thầy quyết tâm đào tạo, như buổi sáng mấy con đã tham dự rồi, mấy con biết cái quyết tâm của Thầy ghê gớm lắm. Để chuẩn bị cho họ giới luật đức hạnh oai nghi bằng cái đức thân giáo và bằng cái sức Thiền Định thân giáo chứ không phải bằng lời nói nữa.

Họ đến đâu là một cái gương hạnh tuyệt vời. Nếu mà trong khi một cái Tăng đoàn của chúng ta mà đi về đó để trợ giúp mấy con xây dựng cái Tăng đoàn, xây dựng cái Trung tâm An Dưỡng thì ở đó người ta sẽ phụ mình. Thầy lo nhân sự. Nếu mà không có nhân sự thì bây giờ cái Trung tâm chúng ta có ra đời, có cất nhà cửa đi nữa mà không có người điều hành thì chúng ta cũng thất bại.

Cái nhân sự rất quan trọng. Một cơ sở nào cũng phải có nhân sự, không có nhân sự thì không. Mà nhân sự của mình phải nhân sự như thế nào, chứ không phải là tạp nhạp, không phải là những nhân sự danh với lợi, mà đây là nhân sự vì lợi ích cho mọi người. Người ta đến để người ta làm, người ta đến giúp. thì người ta đứng người ta điều hành.

Thì ngay trong khi cái Trung Tâm ra đời thì phải có từ lớp một, lớp hai, lớp ba. Tiếp nhận rõ ràng! Mà đó là một cái cái cái gốc của dân tộc Việt Nam là Miền Bắc sẽ trở vào đó để mà học tập. Ở Hà Nội vô đó đâu có xa đâu. Đó là cái thấy rõ ràng. Con thấy đó là, bây giờ mà không đào tạo nhân sự thì chừng đó làm sao kịp.

Cho nên Thầy khẩn trương, về ổn định được cái Tăng đoàn của chúng ta, từ những cái đời sống của họ, cái chánh hạnh, cái oai nghi đầy đủ để nói lên được cái thân giáo chứ không khéo cái thân giáo chúng ta không còn. Giới luật nghiêm chỉnh.

Làm sao chúng ta là những Tu sĩ điều khiển cái Trung tâm An Dưỡng chứ không phải cư sĩ. Những người tu chứng chúng ta điều khiển nó chứ không phải là. Cho nên Thầy phải, một mặt trợ giúp cho mấy con ở ngoài đó, một mặt là tinh thần, còn một mặt lo đào tạo nhân sự cho kịp thời. Chứ nếu mà cái Trung Tâm nó ra đời mà không có nhân sự thì lấy ai mà làm việc đây? Lấy cư sĩ vô làm việc được không? Không thể được.

(10:56) Vì oai nghi tế hạnh các ngài có học đâu, các cư sĩ có học đâu. Mặc dù họ có trình độ, nhưng về cái thân giáo họ làm sao họ sống được như chúng ta. Rồi về cái Thiền Định thì họ làm sao có những giờ phút nào mà tu mà đạt được những cái Thiền Định. Cho nên ở đây là cái nhân sự rất cần.

Cho nên một mặc ở ngoài đó mấy con làm, là ở trong này Thầy làm. Nếu ngoài đó giấy phép chưa xong. tất cả những cái chưa đi vào xây dựng, chưa làm gì hết thì ở đây còn chậm chạp, từ từ cũng được. Nhưng vì cái hiện tượng mà chúng ta đã thấy, có giấy phép, nhà nước đã cho phép rồi thì phải làm chứ! Nhưng mà làm bằng cách nào đây? Mà không có nhân sự thì làm sao được? Mấy con thấy Thầy đang làm, Thầy đang làm việc quá nhiều.

Và đồng thời còn một mặt, bây giờ mở các lớp từ thấp đến cao mà không có cái giáo án giáo trình thì lấy gì mà dạy? Đâu phải nói chung chung, nói trong, muốn nói cái gì mình nói sao được, nó phải có bài bản đàng hoàng! Sách vở nó phải có từ bài một cho đến bài hai, bài mười, bài một trăm, hai trăm. Nó phải có thứ lớp chứ, chứ đâu phải muốn dạy bài nào dạy.

(12:11) Cho nên nó phải có giáo trình, giáo án rõ ràng để mà chúng ta, để mà người đúng lớp người ta dựa vào đó, người ta triển khai, người ta truyền đạt những cái đạo đức, những cái tư tưởng của đạo Phật. Đó là cái nhiệm vụ rất nặng, nó là cái nhiệm vụ giáo dục đào tạo.

Cho nên mấy con làm ở ngoài đó không cực khổ bằng Thầy trong này đâu. Mà Thầy phải từng giờ từng phút phải làm việc. Rồi làm đâu thì phải, một mặt làm sách vở từ lớp, rồi một mặt phải đào luyện con người. Thì như vậy chúng ta mới đủ sức.

3- CÁCH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM VÀ TU VIỆN

(12:52) Bây giờ thì ở ngoài đó, thì con với Nguyên Tánh là những người có thể ở quê đó, chúng ta đã từng sống ở đó thì chúng ta dễ hoạt động hơn là những người khác. Nhưng mà khi mấy con đã làm thành khoảng cách, thì bắt đầu đi vào hoạt động, thì ở đây người ta sẽ cho ra, trợ giúp đứng lớp, trợ giúp hướng dẫn mọi mặt.

Còn bây giờ thì Phật tử ở Hà Nội, ở các tỉnh gần miền Bắc, họ đến đó, họ làm việc với mấy con để hoạt động, để từng bước. Nhưng nhớ kỹ là khu nào ra khu nấy mấy con, đừng lộn xộn! Nghĩa là đâu ra đó có ngăn nắp đàng hoàng, mỗi khu vực có cửa nẻo đàng hoàng để bảo vệ.

Thì từng lần lượt chứ không phải ngay bây giờ mà chúng ta làm một loạt được, bởi vì kinh tế chúng ta không có. Nhưng mà cái sự việc của chúng ta làm thì cứ mỗi ngày một chút, một chút thì cũng như vết dầu loang, loang dần, chúng ta sẽ lần lượt.

Tu viện ngày xưa, Chơn Như cũng đâu phải là vụt một cái là có cả nhà cửa đất đai một lượt như thế này đâu! Từ một cái chùa nghèo nàn, chùa Am nghèo nàn, lần lượt với cái tâm nguyện ý chí dũng mãnh, mình vượt lên để rồi nó mới có.

Rồi hôm nay thì mấy con thấy những cái cơ sở của Tu viện Chơn Như, nó không phải nằm ở trong một cái khu đất ở trong Tu viện nữa mà nó lan, lan tỏa ra khắp một cái ấp, một cái xã của nó. Bất cứ ở trong ấp, xã của nó chỗ nào mà có đủ duyên là nơi đó có một cái cơ sở của nó để một cái lớp học, để một cái cơ sở cho những người, người ta về ở, để mà người ta được tu học.

Cách thức của Tu viện nó phát triển ra khắp đó. Rồi dân ở trong xóm, ấp đó bắt đầu họ cũng trở thành những người tu học, những người theo học những lớp đạo đức để biến thành một cái làng nguyên thủy.

Các con hiểu, từ cái một cái vết, một cái vết của Tu viện, của chùa Am, của Tu viện Chơn Như để thành một cái làng. Rồi từ một cái Trung tâm An Dưỡng, nó sẽ lan tỏa ra cả một cái xã. Cái tổ chức là như vậy chứ không phải là chúng ta chỉ tổ chức có một nhúm, có một khu, có một nhóm, không phải!

Cho nên khi mà các cái lớp mà mấy con ở ngoài đó đi vào hoạt động, có những người đứng dạy, thì vừa là những người lãnh đạo, vừa là dân chúng ở đó người ta đến, người ta thấy được cái oai nghi tế hạnh, cái đức hạnh của một người tu của chúng ta đến đó, để làm công việc, để đứng lớp dạy, để hoạt động tất cả mọi mặt, thì người ta quá mến phục!

(15:44) Bởi vì những người tu hành mà thật sự, họ có cái sự nhiếp phục tất cả mọi người, nên nó cần. Mấy con phải đầu tiên mấy con phải chịu khó, bởi vì đây là cái duyên của mấy con. Chứ nếu mà, không thì Thầy không có đủ cái duyên đó, thì Thầy không sai mấy con làm. Vì nó có cái duyên, Thầy mới sai mấy con đi ra làm, đứng ra xin phép, đây là cái duyên.

Thì bắt đầu xin phép được rồi, cũng còn nhiều cái trục trặc chứ không phải là đơn giản. Cho nên bắt đầu mình khắc phục từng bước, từng bước, chịu khó. Nhiều khi Thầy biết nơi rừng thiêng nước độc thì cập nhật khó khăn, bệnh tật. Nhưng chắc chắn chúng ta cũng sẽ vượt qua những cái khó khăn.

Nhưng một cái người lãnh đạo như con và Nguyên Tánh là phải sáng suốt, cẩn thận khi giúp đỡ cho mọi người đến lao động hoặc là trợ giúp chúng ta đều tránh khỏi những cái sự bệnh tật, cái khó khăn của nước độc, của khí hậu chưa có hợp với cái sự đồng bào dân chúng ở, thì chúng ta phải cố gắng khắc phục từng khó khăn, từng bước. Để rồi một ngày nào đó nó sẽ là không khí hiền hòa, những nơi nước uống rất tốt đẹp, không còn có độc hại nữa. Những cái điều đó là điều tốt nhất.

(17:13) Thì Thầy khuyên mấy con yên tâm, mà khi trở về nỗ lực để cùng xiết chặt bàn tay với Thầy mà vào công việc. Và Thầy ở trong này, Thầy cho đào tạo nhân sự cho kịp thời kịp lúc. Chứ chúng ta đâu bỏ, chỗ nào có duyên là chúng ta sẽ đến. Không có duyên thì đành thôi, mà đã có duyên là chúng ta làm trong pháp luật của nhà nước chứ không phải làm ngoài pháp luật.

Lén lút hoặc này kia nhất định chúng ta không làm, bởi vì tự do tín ngưỡng trong pháp luật chứ không phải tự do tín ngưỡng ngoài pháp luật. Đối với đất nước của chúng ta, là đất nước của chúng ta có cho chúng ta tự do tín ngưỡng, nhưng tự do tín ngưỡng trong pháp luật. Cho nên chúng ta xin phép được chúng ta làm, mà xin phép không được là chúng ta không nên làm.

Vì chúng ta làm là chúng ta làm như vậy là không đúng pháp luật nhà nước. Còn cho phép là đúng pháp luật nhà nước, không ai dám làm gì chúng ta. Cho nên mấy con biết bao nhiêu năm trời xin phép mà không được nhất định là không làm, không xây cất, không làm gì hết. Cứ xin phép được chỗ nào làm chỗ nấy.

Mà giờ được, tức là làm tôn giáo tín ngưỡng trong pháp luật của nhà nước rõ ràng, không ai dám nói chúng ta, thì mấy con yên tâm về ngoài đó lo khắc phục, lo làm công việc cho nó xong xuôi, nó được tốt đẹp. Tới đâu thì chúng ta phải quan sát, phải cẩn thận xem xét. Gặp cái khó khăn thì phải tìm cách vượt qua những cái khó khăn. Đừng ngại gì hết!

4- LÀM TẤT CẢ VÌ LỢI ÍCH CHO CHÁNH PHÁP

(18:49) Các con thấy Thầy cũng là một con người bình thường, mấy con cũng vậy thôi. Nhưng mà mình làm vì lợi ích chứ không phải vì cá nhân, vì danh, vì lợi gì hết. Làm vì đem lại lợi ích cho mọi người có nơi học tu, có nơi an dưỡng, để cho mọi người có phước báu của họ đầy đủ, họ trở về khu an dưỡng của mình.

Cho nên vì vậy mình làm vì người, cho nên mình yên tâm không danh, không lợi. Gặp khó khăn chùn đứng lại thì chúng ta vượt lên. Gặp khó khăn thì chúng ta vượt qua, để mà chúng ta trải những cái khó khăn đó để làm sự thành công. Chúng ta quyết đem một đời chúng ta không phải vì mình mà vì mọi người, vì dân tộc của chúng ta, làm cho tốt.

Cho nên cứ bắt chước Thầy làm mãi, làm hoài, làm đến khi mà chúng ta bỏ thân xác này mà chúng ta thấy được mọi người được hạnh phúc là chúng ta mãn nguyện. Đó là cái kết quả của việc làm của chúng ta, sống vì đạo, tu hành để chứng đạo. Chết, đến khi chết vì đem lại lợi ích cho mọi người mới chết, chứ không phải chết một cách vô vị. Tu để rồi nhập Niết Bàn không có nghĩa lý.

Tu để chúng ta có đủ cái sức vượt gian khổ để làm lợi ích cho mọi người, để dựng lại cái Chánh Pháp của Phật mà ngày xưa cách đây 2552 năm, Chánh Pháp của Phật đã bị chìm mất đi rồi. Bây giờ mình moi, mình móc lên được, mình dựng lại cái nền đạo đức, dựng lại cái Chánh Pháp của Phật, làm cho người ta tu tập được chứng Đạo, đó là cái điều Thầy mong ước.

(20:25) Mà mấy con là những cái người có duyên với Thầy để cùng nhau đồng hợp lực mà làm. Chứ một mình Thầy thì Thầy làm ở đây, rồi ở ngoài kia làm đâu có ai, phải có mấy con. Biết bao nhiêu người cũng cố gắng siết chặt vòng tay với Thầy để làm chỗ này, làm chỗ kia, nhưng chưa có đủ giấy phép.

Cho nên ngay cả ở Hà Nội, cô Bích cũng nỗ lực để mà làm, để xây dựng cái khu của chùa Ngô, chùa Chi Đông dựa vào ở bên Đại Thừa. Nhưng mà nếu Sư Đàm Yên hoặc là mấy Thầy ở bên Đại Thừa họ đã quyết hướng về cái con đường tu tập của nguyên thủy, của đạo Phật thì tốt, mà nếu họ không muốn, mà họ lợi dụng mình thì mình cũng phải đành chịu, chứ biết làm sao hơn.

Khi mà cô Liễu Tâm quyết tâm để xây dựng cái khu an dưỡng nơi chùa Chi Đông, thì nếu mà mọi người đều có tâm nguyện lo cho chúng sanh, thì từ cơ sở của Đại Thừa nó cũng biến dần thành cơ sở của nguyên thủy. Nhưng cái đó cũng tùy duyên phước.

Cho nên Thầy có khuyên cô Liễu Tâm hãy chầm chậm, để xem coi Sư cô Đàm Yên có phải là một người tha thiết quyết tâm vì lợi ích của mọi người không.

5- QUY HOẠCH ĐẢM BẢO YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ MỸ THUẬT

(21:51) Cho nên bây giờ, mấy con, Thầy biết rằng mấy con đừng sợ gì hết, yên tâm lo mà làm. Bây giờ mà Thầy nếu mà Thầy ra thì Thầy quy hoạch bằng cách này bằng cách khác thì nó không đúng. Thầy muốn để tự mấy con quy hoạch theo cái kiểu mình nhìn ngó. Nhưng mà Thầy chỉ hướng đạo mấy con, chỉ dẫn cho mấy con, là giờ mấy con định làm cái khu đó là khu cho người tăng, cho ni, cho người già, nữ, cho nam như thế nào, thì mấy con phải phân cho Thầy biết.

Muốn chỗ nào cũng được nhưng mà phải cho nó rõ ràng cụ thể để từng bước mình sẽ đi vào. Đó có vậy thôi. Thì Thầy chấp nhận dù mấy con làm sao. Làm gì làm mà nó rõ ràng vậy là Thầy biết nầy được, không có gì mà phải cần thưa hỏi Thầy hết.

(22:42) Còn với cái kiến thức, với cái mỹ thuật mà để nhìn vào một cái khu đất, thì mọi người có một cái kiến thức, cái ý thức riêng về vấn đề xây dựng. Cho nên khi mà nhìn lại cái khu Tu viện Chơn Như, Thầy thấy thiệt đúng là chưa có thẩm mỹ chút nào. Nó là một cái rừng để cho mọi người ở tu, chứ không có lớp lang gì hết.

Cho nên từ lấy cái chỗ mà không có mà đi đến chỗ có. Rồi từ chỗ có, hãy quy hoạch như thế nào để cho nó có cái mỹ thuật, cho có cái kỹ thuật làm cho đúng, lớp lang thứ bậc đâu ra đó. Một cái tổ chức về vấn đề giáo dục đào tạo chứ không phải là một cái tổ chức tu chung chung.

Một tổ chức hẳn hòi rõ ràng, mà nói Trung tâm An Dưỡng. Nghe nói chữ Trung tâm nó không phải là cái chuyện nhỏ đâu. Nó lớn, nó đòi hỏi ở cái sức của chúng ta phải thấy được cái mỹ thuật của Trung tâm. phải thấy được về cái vấn đề mà xây dựng cái kỹ thuật của nó, phải làm sao cho nó bền lâu, chứ không thể như những chòi tranh vách lá ở Tu viện Chơn Như, rồi sửa tới sửa sửa lui, năm, mười năm phải sửa rất tốn hao.

Tuy rằng nó không tốn nhiều, nhưng mà nhiều năm bị hư hao, sửa tới sửa lui là cũng tốn nhiều. Còn chúng ta làm một lần rồi, từ đó về sau một trăm năm, hai trăm năm chúng ta vẫn còn sử dụng được. Điều đó rất là cần thiết. Đó là cái căn dặn cho mấy con. Thà là mình làm ít, đừng làm nhiều mà nó bảo đảm được lâu dài, bền bỉ. Còn làm đại, làm cho lấy có, thì nó sẽ mau hư hoại và tốn hao nhiều. Có vậy thôi.

Cái nào suy nghĩ cái nào làm trước, cái nào làm sau phải có thứ lớp, để không khéo rồi nó làm không có lớp lang thì nó sẽ đi vào cái sự hoạt động cũng khó khăn. Phải có thứ lớp trước, mà phải suy nghĩ cái giới nào sẽ đến đây an dưỡng trước? Cái giới nào sẽ đến đây mà thọ Bát Quan Trai và tập luyện họ để họ trở thành một cái người an dưỡng trước?

Đó thì mấy con phải tự suy nghĩ cho mình để rồi quy hoạch, để làm công việc cho nó chạy việc. Rồi không bao lâu thì mấy con sẽ vào thất tu tập chứ không phải, còn cứu mình mà! Chứ đâu phải mà làm việc mãi cho đến chết đâu. Không phải! Phải còn tu tập nữa.

6- CẦN TỰ MÌNH NỖ LỰC GÁNH VÁC CÔNG VIỆC CHUNG

(25:38) Cho nên nghe lời Thầy. Ở đây, Thầy luôn luôn ờ từng phút, từng giây nghe ngóng để coi mấy con làm được những gì, mà chưa làm được những gì. Mà nếu làm được những gì thì Thầy chúc mừng.

Và Thầy tin rằng có một lúc nào đó Thầy sẽ về thăm và đồng thời để động viên mấy con và động viên Phật tử, và sách tấn những cô, bác Phật tử, anh chị em cùng nhau tìm cách để mà tu tập, để cứu mình ra khỏi sự đau khổ của sanh, già, bệnh, chết của mình. Không nên chần chờ.

Như hồi sáng Thầy đã nói, thời gian rất quý, mà nếu để chần chờ thì chúng ta đã phí bỏ cái tuổi đời của chúng ta quá vô ích. Sự sống của chúng ta không còn dài. Cho nên Thầy phải có duyên khích lệ Phật tử dẫn đến Trung tâm, để từ đó chúng ta có những ngôi nhà, để cho có những cụ, những anh chị em đến đây học tập.

Và đồng thời nếu trong này có được, đào tạo được một loạt năm người, mười người, thì ít ra nam Thầy cũng chia ra ngoài đó, và nữ Thầy cũng chia ra ngoài đó, để từ đó những cái thân giáo của họ đến đó để đứng lớp dạy, để hướng dẫn cho quý Phật tử ở đó. Rồi mấy con sẽ thấy không còn cái nơi, chỗ mà mọi người khổ trong cái Trung tâm của chúng ta.

(27:14) Còn bây giờ thì khó lắm không phải dễ. Nhưng mà khi mà thành hình được những cái lớp, học được trong một tháng, hai tháng, ba tháng, tiếng vang sẽ khắp nơi. Như mọi người, người ta dạy bằng thân giáo, thuyết giáo, thân giáo, khẩu giáo, người ta hoàn toàn đúng đắn, lời nói với hành động người ta đi đôi, người ta không sai. Thì lúc bây giờ mấy con sẽ thấy rằng, không nơi mà chúng ta để dung chứa mọi người đến Tu viện chúng ta.

Ai cũng đau khổ mà không biết đường thoát, mà bây giờ đã có một nơi để cho chúng ta thoát khổ thì ai lại không đến tu? Ai lại không đến an dưỡng? Đó là điều cần thiết cho mọi người.

Cho nên mấy con yên tâm đừng có dao động, đừng có sợ hãi gì. Tôi làm vì mọi người, được là vì phước báu của mọi người, mà không được cũng là vì mọi người, chứ tôi không bỏ cuộc, tôi sẽ làm tất. Nếu quả chăng đặt thành vấn đề là hoàn toàn không được, là tại vì phước chúng sanh không đủ, chứ không phải tôi làm vì danh vì lợi mà tôi sợ.

Không phải là tôi mở ra một công ty để tui làm có lợi, có làm giàu cho riêng tôi đâu, tôi làm đây cho mọi người. Mà không được là do phước báu của mọi người, chứ không phải riêng tôi. Cho nên mình vẫn vững tâm, vẫn an nhiên không vì danh vì lợi, thì chắc chắn là sự thành công cũng sẽ gặp nhiều tốt đẹp. Mà không có một sự khó khăn, không một việc gì mà làm cho mấy con chùn bước.

Chứ không phải đợi Thầy đến đó, mà chính mấy con là những người làm. Mà chỉ làm, người ta chỉ cần biết trong cái Trung tâm An Dưỡng này có một người đề xướng ra cái vấn đề này để vì mọi người, thì người đó biết rằng đó là một người đã tu chứng. Đủ rồi mấy con. Chứ không phải cần đợi đến Thầy đứng ra mà điều khiển tại đó đâu, mà để cho tất cả những người đệ tử của Thầy, những người theo Thầy để trợ giúp Thầy, phụ Thầy. Thầy phải còn làm công việc lớn khác.

(29:20) Bây giờ giao cho các con viết những cái bộ sách đạo đức nhân bản, nhân quả thì không có người thay Thầy làm. Những cái điều đó là một điều khó, nó đòi hỏi phải có một bộ óc nhìn suốt cả nhân quả, thấu suốt được những điều để mà chép, để mà ghi chép lại trở thành một bộ sách đạo đức, thì bây giờ mấy con chưa đủ, mấy con chỉ có làm được trong khu vực này thôi.

Cho nên chúng ta phân chia ra, ai làm việc gì phải làm việc nấy. Thầy thậm chí như không còn có thì giờ. Lúc này thật sự ra Thầy không còn tiếp khách, rồi hướng dẫn Tăng đoàn, Ni đoàn, rồi viết sách, giờ phút không có. Mà cả hai bên Tu viện và đồng thời ở ngoài kia có một khu nhà khách rất là đông, tiếp hết khách này rồi đến khách khác.

Cho nên Thầy đặt vấn đề, mỗi lần khách khứa phải đi vào cái ngày Chủ nhật, Thầy đến Thầy tiếp một lần thôi. Chứ không phải bữa nay đến cũng tiếp, ngày mai đến cũng tiếp, ngày mốt đến cũng tiếp. Một ngày chủ nhật để tiếp khách, hãy tập trung vào một ngày. Tu viện ở ngoài này cũng vậy. Sau khi các lớp học ngoài ruộng mà cô Út thành tựu xong rồi thì bắt đầu Thầy đề nghị cô Út nên cho một cái ngày Chủ nhật trong một tuần lễ.

Buổi chiều thì Thầy dạy ở trong, thì buổi sáng Thầy ra ngoài này gặp Phật tử. Chiều thì Thầy tiếp Phật tử ở phía trong, buổi sáng Thầy ra ngoài này tiếp. Để rồi hoàn toàn người ta tập trung vào một ngày. Chứ bữa nay có nhóm này, mai nhóm khác, bữa nào Thầy cũng tiếp khách, mất thì giờ vô cùng, những điều Thầy làm không làm được mấy con. Rồi một lớp thưa hỏi lẳng nhẳng những cái điều kiện tu tập mà Thầy nói hết sức rồi, đủ cách.

7- THANH QUY VÀ THỜI KHÓA TU TẬP GIÚP KỶ LUẬT CHO TRUNG TÂM

(31:12) Cho nên bây giờ mà Thầy đã viết, Thầy đã nhuận lại những lời “Thời Khóa Tu Tập Của Thời Đức Phật” để xác định rõ đường lối của các vị tu tập. Phải theo cái lời của Phật dạy mà tu tập cho đúng chứ nó không phải ngoài hoàn toàn cái gì.

Đọc những bộ sách của Thầy nhiều quá, dày quá, mênh mông quá, cô đọng lại không biết cách thức tu tập. Buộc lòng Thầy phải nhuận lại những điều chắc chắn, cụ thể nhất để cho họ tu tập. Và bộ “Thanh Quy” đang nhuận lại để cho xong, để giúp cho mọi người biết. Vừa gọn vừa ngắn để tu tập.

(31:49) Sư Thanh Quang: Thầy nhuận xong “Thời Khóa Tu Tập Thời Đức Phật” chưa ạ?

Trưởng lão: Rồi con. Xong rồi.

Sư Thanh Quang: Con xin mang đi một ít.

Trưởng lão: Được con. Để rồi Thầy sẽ cho con cái ổ đĩa hoặc là ghi cho con vào trong cái đĩa, con đưa về ngoài đó in cũng được. Rồi hoặc là Thầy cho một cái sổ sách cũng được. Nói chung là sách thiếu con. Thầy ở đây không, thiếu không đủ. Mới đưa cô Út một sấp để phát cho bên nữ, bên nam. Mấy bữa rày thì cỡ Thầy phô tô được mấy trăm tập, nhưng mà không đủ. Không có đủ phát cho Phật tử, phát cho mọi người. Thầy sẽ đưa.

Cái đó là cuốn sách gối đầu nằm để tu tập, để bảo đảm. Thầy chuẩn bị cái Thanh Quy cho nó cụ thể, nó rõ ràng, vì nó thuộc về cái cái sự sống theo kỷ luật, theo pháp luật, không thể trong một tập thể mà sống ngoài cái cái nội quy, cái pháp luật được. Nó sẽ thành lộn xộn, nó không có kỷ luật, không có kỷ cương. Còn có cái nội quy, có cái Thanh quy thì nó là cái kỷ cương cho một cái tập thể.

Sư Thanh Quang: Cho con xin in một nghìn cuốn, Thầy gửi cho con.

Trưởng lão: Được con. Rồi. Để rồi xin phép đàng hoàng con!

Sư Thanh Quang: Dạ! Con xin phép nhà xuất bản Tôn Giáo ạ?

Trưởng lão: Tôn Giáo đàng hoàng. Rồi khi mà có giấy phép thì sẽ in. In thẳng để gởi cho mọi người thấy được cái đường lối tu tập của Phật giáo rất là rõ ràng cụ thể. Cho nên mấy con yên tâm. Mấy con về ngoài cố gắng khắc phục những khó khăn trong cái hoàn cảnh này.

8- NƠI NÀO THÀNH LẬP ĐƯỢC TRUNG TÂM LÀ CÓ DUYÊN LÀNH

(33:30) Thật sự ra cái Trung tâm An Dưỡng đầu tiên mà được giấy phép, đó là Ninh Bình nơi con ở, nơi địa phương. Một vinh dự rất lớn đó mấy con, chứ không phải dễ. Từ lâu tới giờ Thầy đã ở Phước Hải, ở Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Nhưng mà cuối cùng Tỉnh Đồng Nai không được, phải đưa ra Vũng Tàu Bà Rịa.

Vũng Tàu Bà Rịa cuối cùng chờ đợi mãi không được, đưa ra Hà Nội để xin phép cũng cuối cùng không được. Thì Hà Nội Phù Đổng, mấy con nhớ ở Phù Đổng, không được. Cuối cùng không được chỗ nào hết. Tới chừng Ninh Bình thì có được giấy phép, Thầy rất mừng. Nó là cái duyên, tới cái chỗ tỉnh nào được là cái duyên.

(34:10) Cho nên phải ráng khắc phục mọi trở ngại. Bởi vì nó là cái Trung tâm An Dưỡng. Tất cả mọi khu an dưỡng chứ không phải có một cái nuôi người già không, dưỡng lão không. Trong đó có những trẻ em mồ côi, sau này nó đủ mà. Mồ côi để dạy, đem tình thương nó, nó đã mất cha mẹ nó thì mình là cha mẹ của nó.

Rồi những trẻ khuyết tật, thậm chí như những người mà bị bệnh tật màu da cam, tất cả những chất độc gì, đến đây mình sẽ dạy cho họ với tinh thần vững chắc và phương pháp đẩy lui tất cả những chất độc trong thân, trong cơ thể của nó. Mặc dù từ cha mẹ nó bị nhiễm độc mà sanh ra nó, bây giờ nó chịu tật nguyền thì mình có phương pháp dạy nó, có phương pháp dạy.

Có ý chí dũng mãnh là nó sẽ điều phục được tất cả những cái cơ bắp của chúng ta, cơ thể của chúng ta nó sẽ phục hồi lại một cách rất bình thường. Nó sẽ chuyển nghiệp bằng chúng ta sống đúng năm giới luật của Phật. Năm giới luật của Phật là thiện pháp, vì thiếu năm đức hạnh này mà chúng ta phải chấp nhận những nghiệp quả quá đau khổ.

Khi mà trở về với cái trung tâm An Dưỡng của chúng ta, hoàn toàn những người vào đây đều lấy đức, năm cái đức nhân bản này, tức là năm giới luật này mà sống. Không được người nào sai phạm. Chúng ta có cuộc sống căn bản về đạo đức mà. Chúng ta xây dựng trở thành những con người tốt mà, chứ đâu phải là con người xấu.

Có đàng hoàng, có cụ thể. Ai chấp nhận vào đây thì phải theo cái đường lối, cái nội quy ở trong Tu viện, theo nội quy của Trung tâm An Dưỡng. Sau này cái Thanh Quy của chúng ta ở Tu viện nó sẽ trở thành cái nội quy của Trung tâm An Dưỡng. Chúng ta thêm một vài điều nữa để cho nó trở thành một cái Trung tâm của nó, cái nội quy của nó thì nó đầy đủ nhất.

Cho nên mấy con ráng cố gắng cùng Thầy nắm chặt bàn tay xây dựng lại, làm tốt, đem lại cho quê hương xứ sở chúng ta trước tiên. Và đồng thời nó sẽ là một vết dầu loang cho khắp cả thế giới, đem lại hạnh phúc cho loài người.

(36:15) Thầy tin rằng những cái điều mà Thầy nói và những cái ước vọng của Thầy sẽ đem đến hạnh phúc cho loài người trên hành tinh này. Mà cái người, con người được thọ hưởng cái phước báu này là dân tộc Việt Nam. Vì Thầy sanh trưởng ở đây, cho nên cái đất này, cái dân tộc này phải được thọ hưởng trước.

Thì chúng ta cố gắng mấy con, đừng ngại khổ cực, đừng ngại gian lao. Gặp khó khăn vượt qua như Thầy, từng bao nhiêu sóng gió dồn dập vẫn vui vẻ vượt qua. Mà mỗi lần vượt qua là một lần tươi sáng, không vấp ngã. Đó là bắt chước noi gương Thầy.

9- GIỮ TÂM BẤT ĐỘNG ĐỂ ĐƯỢC THẦY HỖ TRỢ

(37:00) Đến đây mấy con đã thông suốt rồi, cố gắng đừng chùn bước. Mà lúc nào các con cũng biết, lúc nào mấy con cũng có Thầy. Thầy không bỏ mấy con, lúc nào khi mà tâm mấy con giữ bất động thanh thản an lạc vô sự thì mấy con sẽ tiếp nhận được Thầy nhắc nhở.

Gặp khó khăn gì các con giữ tâm bất động, không hề trước cái việc đó mà lại dao động, hoàn cảnh đó để mà dao động tâm. Coi như đó đây là các pháp đều vô thường, lúc vầy lúc khác, chẳng hề dao động, giữ tâm bất động. Thì tâm bất động kéo dài được một phút, hai phút, năm phút, mười phút là có Thầy ở bên mấy con. Khó khăn gì cũng vượt qua hết.

Hễ có Thầy ở bên thì mấy con có đủ một cái lực để vượt qua những cái cơn, coi thường những sóng gió, coi thường những sự việc. Vì cuộc đời Thầy là cuộc đời vượt qua từng sóng gió, mà xem thường tất cả những chông gai. Thì khi mà được Thầy hỗ trợ cho mấy con thì mấy con không còn.

Mà nhớ phải giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thì lúc bây giờ mới tiếp nhận được cái từ trường của Thầy. Bất cứ mấy con ở đâu cũng sẽ gặp Thầy. Thầy trợ giúp cho mấy con vượt qua. Đừng sợ!

Hôm nay mấy con đã hiểu được tâm nguyện của Thầy và sự khích lệ của Thầy để giúp mấy con. Đừng vội, bây giờ tôi làm sao tôi tu? Mấy thầy đã tu trước như vậy làm sao? Không! Cái duyên của người ta, cái duyên của mấy con khác. Mấy con phải nỗ lực, mấy con phải làm ngay trong lúc này.

Còn bây giờ mà đặt thành vấn đề cho mấy con ngồi tu thì cái duyên của mấy con không đủ, mấy con ngồi tu không có được. Bởi vì cái duyên phước của mỗi người đều là có cái duyên với nhau chứ, đâu phải là không có duyên, các con hiểu!

(38:54) Cho nên vì vậy mấy thầy có cái duyên để mà Thầy huấn luyện, Thầy đào luyện để Thầy khép vào trong một khuôn khổ của giới luật, của oai nghi chánh hạnh của đạo Phật, để rồi đưa họ vào cái khu tu tập Thiền Định, để đào luyện cho họ xong. Thì ngoài kia mấy con đã đi vào sự hoạt động thì những lớp lang mở ra để hướng dẫn, thì mấy con sẽ có đầy đủ một cái đội ngũ của giảng viên. Thầy sẽ đi ra mà thầy dạy. Đó mấy con thấy không?

Khi mà một cái bộ quốc gia giáo dục muốn mở một cái trường nào thì phải phải chuẩn bị bồi dưỡng hay hoặc là mở những cái lớp dạy sư phạm cho các giáo viên, để rồi sau khi cái lớp này tốt nghiệp ra thì đưa về các trường đó, mới có người chứ.

Không lẽ bây giờ nhà nước cất trường để dạy ở cái làng, cái xã, cái huyện đó hay cái tỉnh đó, mà bây giờ cất trường rồi, mà giờ lớp giáo viên chưa đào tạo, lấy cái gì mà đứng ra dạy? Lấy đâu mà vô đây dạy? Cho nên người ta nhắm ở đâu phải làm.

(39:55) Cho nên Thầy luôn luôn Thầy đã chuẩn bị những cái tư thế này. Phải luôn luôn, mình phải nỗ lực, mình đào luyện cho cái lớp giáo viên, cái lớp giảng viên để đứng lớp. Mà cái lớp giảng viên kia nó chỉ học sư phạm, trình độ sư phạm để truyền đạt những cái bài bản, cái bài học, còn ở đây chúng ta vừa là thân giáo, vừa là thuyết giáo để đứng ra cái lớp mà dạy, nói lời nào thì cái hành động sống chúng ta không sai trật đi.

Còn giáo viên thì đi ra giảng, nói thì hay nhưng mà sự thật cái người giáo viên chưa hay còn phạm phải những lỗi lầm. Còn ở đây không, cái gương hạnh của chúng ta rõ ràng cụ thể! Cho nên cái vấn đề mà chúng ta đào luyện cái nhân sự mà để trở thành những giảng viên nó không đơn giản như các trường sư phạm đào tạo ra Thầy giáo, cô giáo.

Cho nên Thầy, con mấy con thấy Thầy làm việc rất nhiều. Vừa ở góc độ này soạn sách giáo trình, giáo án để cho các giảng viên này đứng lớp, thì mà vừa là đào luyện họ nữa. Nó như vậy thì mấy con biết rằng Thầy làm việc rất nhiều là vì lợi ích cho chúng sanh mấy con.

Cho nên mấy con tập trung làm công việc mấy con. Có khó khăn thì chỉ cần giữ tâm bất động, rồi có Thầy tiếp trợ để tinh thần vững chắc, ý chí dũng mãnh vượt qua những khó khăn, làm nên sự việc lớn, không đầu hàng trước những khó khăn. Nên mấy con yên tâm Thầy sẽ hỗ trợ. Nỗ lực!

10- TÙY THUẬN, KHÉO LÉO ĐỂ LÀM VIỆC CÙNG NHAU

(41:39) Các con phải siết chặt bàn tay nhau, nắm chặt nhau, gặp khó khăn vượt qua, đừng chùn bước mấy con. Đừng vì một chút xích mích, phiền não nào đó để mà chia rẽ, thiếu đoàn kết là tai hại lắm. Luôn luôn lúc nào chúng ta cũng đặt lên sự hạnh phúc của mọi người trên hết, cho nên chúng ta biết thương yêu và tha thứ những lỗi lầm.

Ai cũng có những cái ý kiến này, ý kiến khác. Cho nên chúng ta xả bỏ, biết nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết tha thứ và thương yêu để cùng nhau làm công việc lớn. Có như vậy mới thành công được, chứ không khéo không thành công. Bởi vì nhiều người nhiều ý, người ý vầy, kẻ ý khác, nhưng khéo léo.

Người này biết làm kinh tế, đặt cho họ vào vị trí làm kinh tế, người kia biết làm công việc khác, đặt cho họ vị trí làm công việc khác. Cùng nhau làm công việc đó, cùng nhau xây dựng Trung tâm. Biết sử dụng người, đặt người cho đúng chỗ, đúng khả năng, đúng tài. Họ có cái tài gì thì đặt họ đúng vị trí đó, làm cái đó để làm gì cho Trung tâm An Dưỡng. Đó là cái khéo mấy con.

(42:54) Hôm nay mấy con được nghe lời Thầy nói thì tiếp nhận những điều mà Thầy nói, về cố gắng mà thực hành. Thứ nhất là trong huynh đệ với nhau, trong Phật tử với nhau phải đoàn kết. Có gì phải nói thật chứ đừng có để trong bụng, để trong bụng rồi ấm ức, ấm ức lâu ngày nó bị ức chế, rồi nó sẽ trở thành một cái khó khăn là nó không còn giúp đỡ nhau tận tình mà nó có cái giả dối, che đậy.

Có gì thì phơi bày ra hết, nói hết trong lòng của mình ra, rồi từ đó mọi người đều hiểu nhau, cảm thông nhau, chia sẻ nhau thì nó giãi bày, nó cởi mở. Còn nếu mình cứ ấp ủ, ấp ủ để hiểu, để chịu đựng ở trong lòng, không dám nói ra, rồi cái nỗi đó là cái nỗi chia rẽ ngầm ngấm, bằng mặt không bằng lòng, thì cái này là cái không tốt mấy con. Hầu như Thầy thấy tập thể nào nó cũng có cái vấn đề này.

Cho nên chúng ta mà sống chung nhau trong tập thể thì thành thật mà nói ra, thành thật mà chỉ thẳng, nói thẳng ra những điều mình hiểu biết. Và đồng thời mình là người tu thì nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và vui vẻ, để rồi nhận xét những cái điều khuyết điểm của mình, những cái ưu của mình để mình xây dựng nhau cho tốt hơn.

Nhưng phải khéo léo lắm mấy con. Ở đời rất khó. Bởi vì khi chúng ta tu chưa chứng thì bản ngã chúng ta còn to lớn lắm. Khó lắm chứ không phải dễ. Nhớ lời Thầy nói mấy con. Còn cái người tu chứng người ta như nước mấy con, như đất mấy con, nó dễ lắm.

Cho nên Thầy thấy một cái đội ngũ mà tu chứng của Thầy ra dễ làm việc lắm. Họ không, tâm họ như đất rồi, nói gì cũng không phiền. Nhưng mà chúng ta chưa có được tâm như đất thì nói chúng ta thấy, nó cảm thấy nó xốn xang, thấy những cái điều mà mình đau khổ thì mình không dám nói ra. Hoặc nói ra thì nói ra bằng cái sân hận của mình, tức tối giận dữ thì cũng là một cái tai hại chứ không phải dễ.

Cho nên khéo léo lắm trong cái giai đoạn này. Mấy con là những người còn tâm phàm phu, cho nên nó có những cái khó. Tu chứng rồi thì dễ lắm, nhưng mà tu chưa chứng là khó. Nhưng mà bây giờ không thể chúng ta có nhân sự tu chứng ngay liền được. Rất khó mấy con. Cho nên cấp tốc là làm sao đào luyện cho những người tu chứng, tâm như đất. Cái điều quan trọng mấy con.

(45:36) Cái khó khăn của Thầy, là cái khó khăn. Bây giờ Trung Tâm xin phép, có giấy phép, rồi đang tiếp tục xây dựng, tất cả những công lao của chúng ta bỏ vào làm công việc này, mà bây giờ không có người thì thật là đau lòng. Kế tiếp đây làm công việc lớn, chứ đâu phải còn việc nhỏ nữa.

Đâu có việc mà xây dựng cái chuyện làm việc nhỏ này nữa đâu. Mà cái việc đem truyền đạt được một cái tư tưởng đạo đức cho mọi người, đem đến sự an dưỡng cho mọi người được hạnh phúc, đó là cái điều quan trọng lắm trong cuộc đời sống con người, chứ đâu phải là một cái chuyện thường đâu!

Cho nên phải cố gắng vượt qua những cái khó khăn. Tất cả đều biết buông xả mấy con, buông xả! Có gì thì mấy con cứ nghĩ ngay trong đầu: “Tất cả các pháp đều là nhân quả, là vô thường, có gì mà phiền nhau”. Chúng ta cùng nhau cộng sự làm thì có gặp nhiều cái khó khăn, có gặp nhiều cái chướng ngại thì hãy cởi mở. Hãy mở ra những cái gút, đừng nên ghim gút nhau mấy con, thì mấy con sẽ làm được việc lớn. Nhớ lời Thầy!

Sẽ ngồi lại chúng ta bàn bạc, trò chuyện tâm tư của mình. Những cái khó khăn, những cái này, cái kia để cùng nhau tham khảo, để cùng nhau hiểu nhau. Để cùng nhau chia sẻ những nỗi khó khăn đó thì hay nhất mấy con. Cho nên nhớ những điều Thầy dạy để chúng ta làm nên việc lớn. Chứ không khéo có một chút xíu gì đó thì chúng ta cũng bỏ dở, bỏ dở!

11- SƯ THANH QUANG TRÌNH BÀY CÔNG VIỆC XÂY DỰNG TRUNG TÂM

(47:14) Sư Thanh Quang: Con kính bạch Thầy! Những cái khó khăn thì đến với con thì con không ngại, trong những ngày vừa qua, đó là những khó khăn về công việc, khó khăn về tài chính, khó khăn về những cái ban đầu của những người đi nó phải gặp phải. Thì tất cả những cái việc này con xác định và con cố gắng để tìm mọi cách con tháo gỡ ra.

Thế nhưng mà có những lúc về mặt nội bộ, có những điều này khác thì con nhớ lại những điều Thầy dạy con, Thầy đã ân cần Thầy bảo con là về nhân sự con phải cẩn thận con chọn cái người, để nếu nó không hợp với con, nó muốn chống lại con, chết! Đã có những lần Thầy bảo con như vậy.

Thế con đã, thế ở đây thì trong những ngày vừa qua thì con thấy không có mắc mối gì lắm về chuyện này đâu, chuyện nội bộ chúng con không phải có cái gì nó căng thẳng, mất đoàn kết đâu. Bởi vì những việc mình làm, mình nói và sự thực nó diễn biến ra tất cả đúng như thế, mọi người họ thấy phải. Và con nêu ra mọi người cùng trao đổi, cùng thống nhất với nhau thì nó sẽ không có gì mắc mối cả.

(48:15) Thế nhưng nó có rất nhiều cái chướng ngại pháp từ trong nội bộ của nó xảy ra. Thí dụ con vun tất cả mọi việc vào, lấy sức ra vận động mọi cái để làm vun vào. Thì những lúc ấy đáng lẽ không được những cái vun vào thì lại gặp cái tãi ra, gặp những lời nói, gặp những câu, những chứng minh nó lại tãi ra. Nó làm cho tất cả mọi việc vừa vê tròn cái thì lại bị bóp bẻ ngay lập tức!

Đấy bị như thế nó rất nhiều. Thì chỗ trường hợp này, trường hợp khác phải nói rằng tai hại rất lớn đến cái công việc ở đấy. Có ở trong nội bộ, có cái ganh ghét với nhau nói chung là vì công việc.

Cái chữ phó giám đốc của cô Thắm, người này, người kia chưa hài lòng, chưa đồng tình với nhau lắm, thế rồi thì nó xảy ra chuyện nọ, chuyện kia trục trặc với nhau, chứ còn lúc con ở nhà thì tất cả những việc này con thấy nó không thành vấn đề, nó chưa thành vấn đề. Bởi vì cái hiển nhiên rõ ràng, cái mà nó vì làm khổ mình khổ người thì phân tích ra mọi người đều trông thấy nó rõ ngay đấy rồi. Còn cái nào là cái ác pháp, cái nào là cái thiện pháp thì trông thấy nó rõ ngay rồi.

(49:18) Thế còn đã nhận cái sứ mệnh của người đi tiên phong thì phải chấp nhận tất cả những điều cay đắng, vất vả. Giống như người mở đường để ra đi tìm đường. Nếu không phải mở đường ra đi, làm sao có cái đoạn đường quang để cho đại quân về sau để tiến, để tất cả mọi người trên con đường ấy đến cái chỗ nó thênh thang rộng khổ.

Thế đã nhận sứ mệnh ấy là cái riêng của mình, cái nhân duyên của mình, cái vinh hạnh của mình cùng phát sinh, cùng gánh vác. Mà thiện pháp thì bao giờ cũng là một gánh nặng chứ làm sao lại là chuyện nhẹ nhàng được?

Thế thì cái việc này tất cả, cũng lạy Thầy là được những người cộng sự cùng làm việc với con. Con thấy là con rất quý trọng, rất vui mừng được tất cả những người họ đã hết sức nỗ lực, tất cả các cô đều gắng sức lắm! Con cũng động viên mọi người liên tục, thế nên cho đến hôm nay công việc mới được như vậy.

Bây giờ con đưa thưa với Thầy là, hôm nay về con cám ơn Thầy về việc đó và trong lòng con thì con cũng mong mỏi thiết tha muốn về tu tập. Con cũng mong lắm, con mong rằng nếu bây giờ con được về tu tập học hành thì chắc rằng con sẽ khác những cái ngày trước đây nhiều về giữ gìn hạnh độc cư.

Con sẽ có những cái bài học mình đã từng trải trong những ngày vừa qua, để trong những ngày sống tới làm sao mình khắc phục tất cả những điều tham, sân si, để cho ngày một tiến vững hơn.

Thế nhưng cái sứ mệnh mà bây giờ ở ngoài đó Trung Tâm nay mới được ra đời, Thầy thì ở xa mà Thầy không thể trực tiếp được, còn trăm ngàn công việc. Thế bây giờ, cái gánh nặng này con bỏ xuống thì bỏ cho ai? Cũng như một lần Thầy đã hỏi con là con tìm người đi, thì con biết thế nào được?

Bây giờ cái việc hưởng thụ con bỏ đấy cho người khác thì như thế, thì bây giờ cái khó khăn thấy nặng nề mà lại bỏ cho người khác để mình chạy lấy chỗ an thân mình, thì con thấy như thế cũng không phải, không đúng! Nên là thôi con xác định bằng tất cả, con sẽ cố gắng, với cái tính cách của con, khi đã giác ngộ được con đường này thì con sẽ cố gắng nỗ lực.

Thì con thưa Thầy là công việc ở ngoài ấy thì bây giờ nó cũng cứ dần dần tiến như thế. Thì chúng con được đến đâu con làm đến đấy. Thời gian vừa rồi nó chưa đủ duyên nên là chưa được lời kêu gọi của Thầy bằng thư đối với tất cả các Phật tử, hay hoặc là chưa được Thầy ra thăm nhiều. Thế thì họ, số chúng sinh thì họ cũng còn có nhìn và họ chấp vào cái này, chấp vào cái kia, nên nó rất khó khăn.

(51:46) Thầy ở đâu thì họ ở đấy. Hễ họ thấy Thầy như thế nào thì họ đổ xô vào, còn nếu họ thấy Thầy ít đến thì họ cho rằng Trung tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc ở ngoải là của ông Thanh Quang, chứ đâu của Thầy, Thầy có hỏi han gì đến đâu? Thầy có nói năng gì đâu? Thế rồi thì Thầy, bây giờ Thầy cho đình chỉ rồi, rút không làm nữa thế nên Thầy không hỏi han gì, Thầy không nhắc nhở gì cả, Thầy không có ý kiến gì cả.

Thế thì bao nhiêu cái chúng con cố gắng vê vào thì rồi đến lúc lại bị những chuyện khác lấy những lời này chứng minh của Thầy, lời kia chứng minh của Thầy, người này nói người kia nói, thì họ tin vào điều đó lắm. Thì những lúc thế thì con được biết rằng đây là những chướng ngại tạm đối với con.

Và chính những lúc ấy con càng phải cố gắng nỗ lực như thế nào, khi mà con đã lĩnh hội được ý của Thầy rồi, con đã thấy được phương hướng thì dứt khoát con bơi vào bờ, chứ không phải chỉ có bơi ra để ngày một đi ra tiếp tục ngoài đại dương. Con sẽ bơi vào bờ theo phương hướng của Thầy dạy như thế, con sẽ khắc phục, con sẽ cố gắng làm.

Thế vừa qua thì các Phật tử ở các nơi họ cũng về, nhiều người họ cũng về, Bắc Ninh họ về, Quảng Ninh về, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An một số. Thế thì họ về bây giờ đông, chả nhẽ ta cứ đi ở nhờ ở đậu mãi? Ở hàng nửa năm giời, còn ở đến bao giờ nữa? Cho nên là địa phương thì vừa rồi họ cũng rất chú ý.

(53:01) Ông Thiện huyện, Uy viên Bí thư Đảng ủy của xã nhiều hôm chiều tối, một mình ông phóng xe vào thẳng Trung tâm, ông xem xét làm ăn tới đâu rồi, để họp thường kỳ Đảng ủy, ông ấy báo cáo về cái dự án. Cái dự án Trung tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc, ổng là người cùng với con đi thăm đất từ đầu. Anh ấy xin cái dự án này về địa phương của anh ấy.

Thế bây giờ anh thấy là làm triển khai chưa đâu được đến đâu, mà tình hình nó ì ạch như thế nên ổng cũng sốt sắng, ổng cũng lo lắng. Thế có những hôm con thấy chiều tối năm giờ ông đã phóng xe vào thẳng Trung tâm rồi bây giờ ông quay về gặp con.

Kế hoạch hôm vừa rồi là phái đoàn của huyện xuống, do phó Chủ tịch huyện và phó Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân, với các ban bệ của trên huyện xuống một xe ô tô. Họ đi thăm tất cả nơi ăn chốn ở đường xá, vào từng một thất hỏi han chuyện.

Con ngồi con xem, con báo cáo với họ, và hôm ấy sau đó thì con biếu họ một số sách của Thầy về đạo đức gia đình và đạo đức ly tham. Nói chuyện với họ xong thì họ hiểu được ra vấn đề, họ cũng rất là vui mừng rất hoan hỷ.

Cuối cùng họ đưa một cái phong bì, họ cúng dường một số tiền về Trung tâm, tuy nó không nhiều nhưng đó là cái đột xuất, cái cái diễn biến ngoài tình huống. Khi đi họ không định việc ấy, nhưng quá trình họ xuống đây họ thấy như thế thì họ nảy ra ý định như thế.

Thế thì con thấy những điều như thế là những cái thuận lợi cho về mặt địa phương thì họ dần dần họ cũng hiểu ra. Thế nhưng nói tóm lại là chúng con sẽ phải một cái gì đó để cho họ trông thấy cái điều đó và họ cũng thấy cái khó khăn của mình là phải tự lao động làm kinh tế để làm thiện, chứ không phải như một số các tổ chức khác người ta dựa vào chữ thiện, người ta làm kinh tế đằng sau chữ thiện.

Người ta xin tiền chỗ này, xin tiền chỗ kia, người ta dựa vào nguồn tài trợ vốn liếng của nước ngoài rồi họ tự họ làm cái danh nghĩa thiện nhưng thật sự thì lại là làm kinh tế mang lợi ích đến cho họ. Trong lúc này có nhiều chỗ nhiều nơi đang làm kiểu từ thiện như thế, cái sự kinh doanh trên cái chữ từ thiện.

(54:57) Thế thì để cho họ thấy rằng tôi, chúng tôi thật sự sống như thiện, và những con người về đây như thế này. Những tấm gương mới con cũng báo cáo cụ thể cho Thầy thấy. Chứ còn bản thân chúng con từ hôm nay thì, khi mà các Phật tử họ về, có lúc vài ba bốn năm chục, thì họ về bây giờ phải làm sao có nơi ăn, có chốn ở cho họ.

Nên vừa rồi là con, Thầy mọi việc thì Thầy luôn ở bên cạnh, Thầy cũng đã thấy biết hết cả rồi, Thầy thương tội chúng con. Thế nên dịp đây thì con thưa, thì con xin thưa luôn. Thế nên con cũng phải dựng được hai cái nhà tranh tre vách nứa, đủ chỗ ở cho mười tám người ở, thế rồi làm tiếp một số thất. Hiện nay là được mười cái thất tranh tre, nứa lá.

Con làm việc với địa phương từ Mặt trận Tổ quốc có lên cái loa truyền thanh để họp kêu gọi các đoàn thể. Thế là các gia đình gần một trăm hộ là họ giúp đỡ cho được bảy chục. Mỗi hộ một gánh…​(không nghe rõ).

Thế là chiều đấy họ gánh đến trạm xá họ chất đầy một đống. Xong, họ tổ chức cán bộ của Mặt trận là phụ nữ, thanh niên, hội Cựu chiến binh, nông dân, tập thể, tất cả đến để gánh tranh cho hộ tranh mình. Con lấy tranh ấy để con lợp nhà.

Thế rồi vừa rồi con cũng mua sáu nghìn, năm nghìn tám trăm cọ ở trong Hà Tĩnh để ở Nghệ An để chuyển ra. Đang ủ nước muối, xây bể ủ nước muối nó vàng, đang ủ trong vòng mười lăm ngày xong rồi bỏ ra phơi, để sắp tới lợp nhà để làm kinh tế và làm những cái việc khác.

Thì rồi thì thất một chục cái là con làm theo kiểu quy hoạch ở cái khu mà Thầy đã chỉ ra cho đấy. Là Thầy vẽ là tám khu vực. Khu vực một là nhà ăn, nhà bếp, nhà kho, nhà tiếp khách. Chiều ngang của nó là 35 mét, còn chiều dài của nó là 106m. Thế thì đến cái chỗ 35 mét là con bắt đầu con trồng một cột điện, để sau này cái đường cột điện nó đi giữa dọc cái lô ấy.

Trong 35 mét thứ hai thì Thầy có dạy đó là khu an dưỡng của các cụ ông, 35 mét thứ ba đó là khu an dưỡng của các cụ bà. 35 mét thứ tư là khu của những người neo đơn, những người tàn tật,những người khuyết tật.

(57:05) Thế xong đến khu khu thứ năm. Một, bốn rồi, đến khu thứ năm là nơi an dưỡng của cư sĩ nam. Khu thứ sáu là khu an dưỡng của cư sĩ nữ. Khu thứ bảy là khu của tăng và khu thứ tám là khu của ni. Thì các khu Thầy đã vẽ ra. Thì vừa rồi con xác định là bây giờ có người họ về ở thì mình phải làm tạm chỗ cho họ ở nhưng mà không phải làm lung tung được mà phải làm vào cái khu vực mà đã quy hoạch.

Thế số mà cư sĩ nữ tới nhiều nên con làm nhà tạm ở cho cư sĩ nữ là chủ yếu. Ở cái khu cư sĩ nữ đấy, chiều ngang được Thầy vẽ cho mấy lần có 24 mét thôi. 24 mét thì thưa Thầy là tất cả các khu ấy con đều đổ, vừa rồi con kết hợp được, làm việc được, chở được bốn chục xe đá, thì con rải thành những cái con đường ở giữa các cái lô của các khu ấy.

Tám khu ấy thì con mới rải được có một số các khu. Thì như vậy là mới đổ được là chưa đầy đủ hết nhưng mà cũng được sáu khu là rải con đường ở chính giữa. Thí dụ như 24 bốn mét thì ở giữa là 4 mét đường, thế còn lại hai bên là mỗi bên 10 mét, thì mỗi bên ấy đều là thất.

Thế và hai thất thì đối diện với nhau, để sau này trông hàng ngang, hàng dọc thì khi cây, cái lô của cây là nó chạy suốt từ đầu này đến đầu kia. Lô của nhà nó chạy suốt từ đầu này đến đầu kia. Thế nhưng ở đấy vì địa hình đá, nên là có thể có những chỗ lợi dụng nó nhích nó đi một tí, nhích đi một tí, nhích lại một tí, chứ không thể thẳng thẳng như thế, không thể đánh bật được cái đá đi.

Thì vừa rồi con thưa Thầy là con đã dựng mười cái thất như thế là làm gạch đỏ. Trong lòng thất là 2 mét 7, mỗi chiều 2 mét 7. Bên trên là con lợp lá mía dày dặn đẹp và có bốn mặt là có hiên đi kinh hành, để hiên 70 phân. Bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc đều rộng 70 phân, lát gạch đỏ như là gạch đỏ trong Tu viện này. Thế còn tường sơn này…​ (. . .), là con đã làm được bằng gỗ xẻ ra, một phân rưỡi bào nhẵn hai mặt và bưng tất cả bốn mặt, mở hai cửa sổ và một cửa chính.

Thì hôm huyện họ xuống thăm, họ thấy thế là tuyệt vời. Họ nói là như thế này thì thật tuyệt vời. Nơi ở cứ mỗi người một chỗ như thế này, bên trên thì lá lát, bên dưới thì gỗ bào nhẵn sạch, bên trong có một cái giường.

Thế nơi ở như thế thì làm nhà vệ sinh, nhà tắm liền ở đằng sau, cũng như mô hình ở trong này. Thì một số thiết kế nữa người ta đi xem thì người ta thấy như thế là rất đẹp. Trình bày như thế thì thích lắm. Mà phải có chỗ như thế thì như cô Tịnh Bản phải có chỗ cho cô ở. Thế những người họ tự nguyện họ ở đấy lâu dài thì cái Trung tâm cần có những chỗ cho họ ở.

Thế thí dụ như con thưa Thầy, là một sư cô nữa ở bên Đại Thừa, vừa rồi ở Quảng Yên đã về. Thế và cô này đã năm nay 27 tuổi và đã ăn chay, nguyện xuất gia tu hành. Bố bảo mày ăn chay được ba năm thì tao mới đồng ý cho đi được! Cô ấy giữ được đúng ba năm không phạm tí nào. Cuối cùng ông bố đành phải cho xuất gia.

Xuất gia cô ấy sống bên Đại Thừa nhưng mà thấy ăn tạp như thế chắc không đúng giới luật, nên cô ấy không chấp nhận. Cô chấp nhận là khi đọc được kinh sách của Thầy thì cô học cô theo, nên là cô theo cô đi. Thì vào đây muốn sống như thế thì con phải để một thất để cho cổ ở, cô sống như thế.

(1:00:27) Thế hoặc là, một số các cư sĩ người ta về. Thí dụ như là có cô Huệ này là nữ, và con Nhân rồi sau đó về làm ở bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, không chồng con gì cả. Thế và cho đến nay thì cổ biết Trung tâm, cô vào cô thấy như thế và cô tình nguyện, dây chuyền, rồi vàng chỉ đeo tay hơn một cây cô cởi hết ra.

Gia đình mười hai người đi theo tiễn chân cô ấy vào Tu viện. Cô ấy giã từ gia đình, cô hướng cô vào Trung tâm để cô xin ở đấy, để phục vụ chung thân vì cô làm ngành y ở bệnh viện Việt Tiệp cho đến lúc về nghỉ hưu.

Thế cô ở lại trong Tu viện như thế thì những người như thế cũng phải cho họ một cái thất, để họ ở, để họ tu tập. Hoặc là cô Thắm, cô Sinh, để cho người ta còn điều kiện, để người ta làm việc xong, đồng thời người ta tĩnh tâm người ta tu.

Thế thì những cái thất đấy con làm như thế là để cho tất cả những người ở, còn sức làm được đến đâu thì con làm theo đúng theo quy hoạch của Thầy. Khi biết phương hướng Thầy cho như thế thì con thưa Thầy, con có thể làm vài ba chục thất như thế trong thời gian tới không khó khăn gì! Con sẽ làm được như thế.

Vì thế này, một cái thất con làm như thế con thưa Thầy là, các Phật tử về hỏi, thì con hỏi rồi: ”Ở quê các vị mà làm một cái như thế này thì bao nhiêu?” Có người bảo với con 10 triệu, có người bảo với con 7 triệu, họ giỏi họ tính toán họ bảo 7 triệu.

Nhưng sự thật một cái thất con làm như thế con hoạch toán hết có 3 triệu 200 ngàn. Với cái việc tổ chức tính toán dứt khoát tất cả mọi cái như thế, với giá tiền như thế thôi. Ngay một cái đường dây điện lớn đến như thế, 1100 mét, dây điện cáp ba pha, dây tiêu chuẩn tốt nhất, dây ba pha 42 cột. Và trong nội bộ con lại mua làm tiếp nữa, tổng cộng 200m ba pha và hai pha nữa, dẫn đến tất cả các khu vực thất trước đây, ba cái nhà xây ở bên trong Thầy đã tới rồi đấy.

Tất cả toàn bộ như thế, thế mà công, dây điện, cột tất cả tổng cộng chỉ có hơn 70 triệu. Trong khi đó với mức độ như thế làm bên ngoài thì phải 4, 5 trăm triệu mới được một cái đường dây hạng như thế, mà chỉ có hơn 70 triệu thôi.

Thưa thầy cái việc tổ chức như thế chính cũng là làm kinh tế. Hoặc là toàn bộ đường đá rải xuống như thế số lượng tính ra chỉ mất có 20 triệu. Toàn bộ tính ra hàng trăm triệu thôi, chở đá rải dọc rải cái đường xá như thế.

Vừa rồi con tự tổ chức đóng cái gạch xây bức tường và cổng, ai đến cũng ngạc nhiên sửng sốt. Cái bức tường xây 110 mét bắt đầu từ phần đất của ta chạy dọc lên phía Bắc hết phần đất của mình, xây cao gần một mét sáu. Như thế là tường và cổng, cổng con xây dọc 7 mét, cao đàng hoàng. Thế thì, toàn bộ cái tường như thế, con thưa với Thầy là công mất 2 triệu và tiền xi măng, tiền các thứ nó vào khoảng mất 2 triệu nữa là 4, còn ngoài ra không mất gì cả.

Bởi vì đã đi xin về rồi, thế rồi tự tổ chức đóng lấy, rồi tiền công với tất cả chỉ như thế thôi, thế nên tốn số tiền rất ít. Như vậy hiện nay thì mọi người đến là cổng là hàng ngày ta đi đóng sập lại, có một cổng phụ đi ra để khóa. Tất cả ai vào thì phải có ý kiến của ta mới vào được vào khu vực ấy, chứ không phải tự nhiên, bất cứ ai cũng thế. Thế còn trong khu vực thì cái khu vực mà cho cư sĩ thì đã có 10 thất như thế rồi.

(1:03:53) Thế và tiếp tục xin Thầy cho phương hướng nữa để cho con tiếp tục làm. Chứ con thưa với Thầy về mặt kinh tế thì bây giờ thế này. Con đã chuẩn bị gỗ không mất tiền. Phật tử giúp con, cho con một số gỗ bạch đàn đủ để con dựng một cái nhà bốn gian rộng lòng 4 mét, cao khoảng 2 mét rưỡi.

Lên Bái Đính thì con đã cho người lên thăm dò gặp địa phương, chính quyền, công an, con cũng đã gặp cái vị trụ trì của chùa Bái Đính. Chủ trương của con là con muốn làm một cái tiệm cơm chay ở trên ấy, làm bốn gian. Của họ họ căng bạc họ ở tạm. Nhưng mà con thì con sẽ làm một cái nhà ở tạm, tức là bốn gian lợp lá cọ thật cao thoáng mát. Thế và phải cho họ hiểu rõ rằng, đây là cái tổ chức, cái tiệm cơm, bán cơm chay để làm từ thiện của Trung tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc.

Thế sau đó con tuyển khoảng chừng độ năm người, con trả công họ một tháng, thí dụ vừa rồi con đi gặp người bán ở đấy con hỏi họ: “Một tháng bán thế này được bao nhiêu?” Thì có người bảo con được năm, bảy trăm. Thế con bảo nếu thế thì năm bảy trăm Trung tâm sẽ trả họ với mức độ thế. Chọn những người tốt, họ về với Trung tâm, với sự điều hành của Trung tâm.

Sẽ tổ chức cơm chay, sẽ có người về nấu ăn, giúp điều hành năm người ấy bán cơm chay, bán nước giải khát, bán làm kem làm cơm. Đấy rồi thì sản xuất cơm chay ở đấy. Rau sạch, toàn bộ Trung tâm hiện nay đã thừa bữa cơm rau, cho dân nữa ăn không hết, sẽ đủ sức hoàn toàn có rau để bán cơm chay càng ngày càng tốt.

Thế thì cái con đường ấy là con, đường hướng là con đang chuẩn bị rồi, gỗ là chuẩn bị rồi, sắp phát mộc vào đây trình Thầy xong về thì sẽ phát mộc. Lá gồi mua sắm đấy rồi, chỉ còn có con lên con gặp lại địa phương xác định vị trí xong nữa thì thuê ô tô chở đi dựng nhà rồi đưa người về là tiến hành một bộ phận…​ (không nghe rõ).

Thế còn ở đây là tăng gia sản xuất, lấy rau sạch để đưa lên đó làm nguồn sản phẩm để bán. Tức là thức ăn là do chính rau của mình bán, tuyên bố rau sạch 100%. Thế thì vừa làm kinh tế bằng con đường ấy, vừa đồng thời ở dưới này gom góp được đồng nào áp dụng được hết khả năng thì tiếp tục xây dựng nhà cửa và kinh tế.

(1:06:09) Hiện nay có một số Phật tử rất tha thiết, họ cũng nói với con là họ xin để làm nhà tổ đường, họ xin có một ít tiền. Thế hoặc là thỉnh tượng Phật về để thờ, thì đó là những tâm niệm của tất cả các Phật tử.

Thế thì con thưa với Thầy là, trong vấn đề thứ hai là con xin với Thầy. Chúng sinh, tất cả Phật tử ở ngoài đó tha thiết mong Thầy. Thầy thì bây giờ công việc Thầy nhiều như thế, nhưng mà Thầy cho chúng con một vài ngày, Thầy ra ngoài ấy, Thầy chỉ cho con cái cơ sở quy hoạch như thế.

Bây giờ riêng một việc nước thì vừa rồi con đã cho lấy chai nước đó đi, con không làm. Con để cho cô Nhung lấy nước, xong lại giao cho chú Tuấn mang đi Hà Nội để xét nghiệm để cho nó khách quan. Chứ không con làm con đề phòng rồi người ta lại bảo Thanh Quang ổng làm ổng nói tới đâu thì ông nói.

Thì vừa rồi xét nghiệm nước, thì chú Tuấn báo về cho con biết là ở huyện về y tế họ xét nghiệm thì họ nói rằng, tất cả các chỉ tiêu về sinh hóa đều dưới tiêu chuẩn cho phép rất cao, nước như thế có thể dùng được ngay, ăn được ngay. Họ trả lời là như thế. Thế thì chú Tuấn đã báo về cho con biết như thế rồi.

Nhưng mà sự thực, thì hiện giờ là con vẫn có nghĩ là mong làm sao Thầy chỉ định, chỉ cho để chúng con làm một cái nhà tổ đường, thế và cột bằng bê tông và lợp bằng cái tôn lạnh để cho con hứng nước mưa.

Sau đó con phải làm, xây một cái bể ngầm độ khoảng chừng 100 khối nước, để lấy toàn bộ nước mưa trong cái bể ấy. Tận dụng nó để làm nước mưa đủ ăn trong vòng bốn, năm tháng trong một năm, cho tất cả số ở đó và kể cả Phật tử về. Mình cần phải có nguồn nước…​

12- THIẾT KẾ KỸ LƯỠNG KHU TRƯỜNG HỌC ĐẠO ĐỨC

(1:07:55) Trưởng lão: Con bây giờ con thành lập một cái lớp học, chứ đừng thành lập cái tổ đường. Thành lập cái lớp học, cất cái lớp học rộng lớn để cho cái chỗ đó nó hình thành cái lớp học sau này. Việc hứng nước mưa thì tốt thôi.

Sư Thanh Quang: Vâng! Thế thì xin Thầy, bây giờ Thầy ra một lần Thầy chỉ cho con để con được yên tâm rằng chỗ này làm như thế này, chỗ kia làm thế kia, khi có ý của Thầy như thế rồi, cái điều cơ bản nhất Thầy dạy con làm đúng. Thì còn tất cả mọi cái thiện xảo, cái biến hóa như thế nào chung quanh cái vấn đề đó thì con lo, con làm, con sẽ gắng làm được hết.

(1:08:29) Trưởng lão: Thầy xem lại cái bản đồ và Thầy coi các khu. Thì cái lớp học sẽ nằm ở cái vị trí nào để cho nó tiện lợi nhất, Thầy mới chỉ đạo thêm được. Còn giai đoạn này thì Thầy chưa đi được.

Thầy sẽ đi nhưng mà yên tâm, Thầy sẽ viết một bức thư để nhắc nhở rằng Phật tử hãy đi cùng cái, như vấn đề mà lo lắng cho cái Trung tâm An Dưỡng cho nó hoàn thành. Một người thì phải có cái trách nhiệm bổn phận của một bậc lo lắng, để cho nó đi vào cái sự hoạt động, nó sớm chừng nào tốt chừng nấy. Đó là cách thức để rồi Thầy sẽ trợ giúp cho.

Còn cái vấn đề mà xây một cái tổ đường thì, nó là cái Tu viện thì nó là cái tổ đường hay hoặc cái ngôi trường. Mà đây là Trung tâm An Dưỡng, cho nên nó là cái lớp học. Nhưng mình là những người tu sĩ theo Phật giáo, cũng như cái trường Bồ Đề, và con thấy không, cái trường.

Nhưng mà trong cái lớp học của chúng ta vẫn có một cái nhà Tổ, và chúng ta nhớ ơn, chứ chúng ta không cất chùa, không cất cái tổ đường. Nó là một cái lớp học, trong lớp học có cái hình ảnh của đức Phật. Chúng ta học đạo đức của đạo phật thì chúng ta phải có cái nền đạo đức để nhớ ơn. Những cái đó là điều…​ (. . .)

Chúng ta biến từ cái chùa nó trở thành cái khu An dưỡng, nó đem lợi ích chung, nó an dưỡng chung chứ nó đâu có riêng cho một cái hệ tôn giáo nào. Ai có đủ duyên được học đạo đức…​ (. . .)

Mà cái lớp học đó nó sẽ, bởi vì cái lớp học thì nó phải có một nơi vị trí đó để trong cả các khu đều trở về học ở cái vị trí đó, chứ nó không có nằm ở trong cái khu, cái khu của an dưỡng của các khu. Mà nó nằm rời ra, cái khu học tập. Nhưng nó cũng được liền ở trong cái khung của một cái khu vực của mình, chứ không phải nó nằm rời ở ngoài khu vực. Nó nằm trong, nhưng mà nó không nằm ở trong một cái khu an dưỡng nào.

(1:10:54) Chẳng hạn bây giờ khu an dưỡng cho tăng, cho ni thì nó không nằm trong đó. Nhưng mà mỗi khu an dưỡng có thể từ ở trong khu an dưỡng của mình đi trở về cái lớp học đó hẳn hòi, nó có cái chỗ tập trung. Thì Thầy thấy tổ chức như vậy quá hay. Nếu mà cái cái lớp học đó mà thấy nó là cái lớp thứ nhất, thì khu mà trường học thì nó cũng có lớp thứ hai. Con hiểu chỗ đó không?

Rồi nó có lớp thứ ba, chứ không phải là, cái trường học là cái trường học. Cho nên đặt thành một cái khu riêng của nó là cái khu trường học. Chứ không phải là khu trường học dính liền chung đâu. Bây giờ Tu viện này là cái tổ đường chứ đâu phải đây là cái lớp học đâu. Con hiểu không? Nó sinh hoạt cho những người tu sĩ ở trong khu, chứ không phải là lớp học.

Còn trường học thì nó phải có lớp một, lớp hai, lớp ba. Thì cái khu an dưỡng của mình nó sẽ có cái lớp học đạo đức lớp một, lớp hai, lớp ba chứ. Đó! Thì bắt đầu mình bây giờ mình xây có một lớp học thôi. Mình lấy sử dụng nước mưa xuống. Sau đó, kế đó cái mình cất cái lớp thứ hai. Con nên nhớ đây là cái sự nối liền chứ không phải là phá để cất lại.

Cái trường học mà, nó phải có cái, con thấy trường học người ta nó có cái hình dáng của trường học. Con thấy thường là một cái dãy chữ U phải không? Hai bên là chữ U, giữa có cái sân, thì đó là mới cái trường học, chứ không phải là cất đại. Bữa nào mình cất đại cái nhà rộng lớn cái lo cho nó cái trường học, không phải đâu!

Nó phải, con nghiên cứu về cái trường học, bây giờ con chỉ cất một cái lớp, chứ sau nó sẽ thành hai dãy nhà hai bên. Nó những cái lớp học của nó ở giữa một dãy. Cây cột cờ ở giữa mấy con. Đó! Phải nghiên cứu vậy mới được chứ.

(1:12:40) Sư Thanh Quang: Con thưa với Thầy, vừa qua thì con cứ nghĩ là Thầy chưa ra là vì Thầy còn đang điều tiết nó. Thầy, cái chưa thể đến lúc mà cờ giong, trống mở, Trung tâm An Dưỡng ầm ầm ra đời được! Nên Thầy tạm thời hẵng cứ phải để như thế đã. Thế nhưng mà con thưa với Thầy là, rồi thì bây giờ đặt nền xin Thầy cố một vài ngày Thầy dành thời gian, Thầy ra, Thầy chỉ cho con!

Thầy quan sát vị trí, Thầy chỉ cho con phương hướng như thế. Rồi Thầy cứ để cho con, tự con con gắng sức con làm cũng được. Chứ còn nếu không có Thầy chỉ cho những vị trí cụ thể với cái địa hình như thế, con thấy khó lắm, con không biết làm thế nào. Con chỉ xin Thầy chỉ cho con thế thôi chứ con cũng không dám mong…​ (. . .)

Trưởng lão: Cái khu mà trường học thì nó phải, nó không phải nằm ngoài cái khu của Trung tâm An Dưỡng, mà nó trong cái khu an dưỡng. Nhưng mà khu trường học nó phải riêng, nó không có nằm ở trong các cái khu an dưỡng được. Cũng như bây giờ đây.

Sư Thanh Quang: Thế thì nó là ở khu một ạ?

Trưởng lão: Bắt đầu để, bắt đầu bây giờ đó thì coi như là nó phải chọn lấy một cái khu nào đó để làm riêng của nó. Bởi vậy cho nên mình thí dụ như trong cái xóm ấp này thì cái trường học nó phải nằm cái vị trí, chứ không phải là nằm lộn xộn trong nhà dân được.

Cái trường nó ra cái trường. Nó phải ở trên cái đường đi nó phải đến trường, nó phải có đường đi ở trong cái khu của mình, mọi cái khu an dưỡng nó sẽ có những cái đường nó đi đến cái khu trường học của nó, nó vô nó học tập. Coi như là học sinh phải, bây giờ bữa nay là học sinh lớp một học thì tất cả những cái khu an dưỡng này mà học lớp một, những người học lớp một thì tập trung vô cái khu này học.

(1:14:19) Sư Thanh Quang: Con thưa Thầy hiện nay đã có thất rồi. Con thì con định ra, kỳ trước Thầy đã nói với con là thế này, khi con cũng có thưa với Thầy thì Thầy bảo Thầy bây giờ còn đang mắc cái phần lên lớp và giới luật ở cái lớp của Giáo hội trong cái mùa An Cư Kiết Hạ. Để phải xong lớp đó rồi thì Thầy mới ra Thầy tiếp giúp cho con được. Thế thì chúng con chờ đợi và mong mỏi mãi rồi, nhưng mà con chưa đi là vì thế này.

Chưa có được nhà thì làm sao để rước thỉnh Thầy ra được! Ít ra phải có một cái thất có nơi ăn chỗ ở cho Thầy, để Thầy ở tạm thì con mới dám vào thỉnh Thầy ra. Thế bây giờ thất có rồi, nơi ở có rồi, Thầy ra Thầy có chỗ Thầy nghỉ…​

Trưởng lão: Không! Bây giờ thì mấy con cứ tiếp tục để tới khi mà sắp sửa mà cất cái trường học thì Thầy sắp xếp. Bởi vì coi như là Thầy đang sắp xếp cái lớp này để khi Thầy đưa cái lớp mà chuyên tu này vào cái lớp chuyên tu rồi, Thầy mới sắp xếp được một ngày, hai ngày, năm ngày, Thầy mới bay ra ngoài đó liền chứ.

Mấy con bây giờ mà, hồi sáng mấy con dự mấy con thấy, Thầy gắt lắm, căng lắm đó chứ không phải dễ đâu! Gạt hết những cái người sai, người ở trong này để hoàn toàn lấy cái tốt cốt lõi không để mà xây dựng một cái, đào luyện mà, đâu có phải. Bởi vậy Thầy làm việc ở đâu nó ra đó hết chứ đâu phải là chung chung được đâu.

(1:15:32) Sư Thanh quang: Con xin lui lại mấy ngày nữa để xin Thầy thu xếp công việc xong rồi, xin Thầy ra cùng. Thầy ra cùng với Thầy Giác…​

Trưởng lão: Không! Bây giờ Thầy nói con yên tâm. Thầy đã sắp xếp cho cái lớp học rồi, còn những cái điều kiện. Đâu phải là cho bên tăng không, còn chuẩn bị cho bên ni nữa, nam với nữ nữa. Thầy coi như là hôm nay là Thầy tiếp mấy con chứ ngày mai đây là Thầy phải tiếp bên nữ để tuyển chọn bên nữ nữa, chứ đâu phải không. Một cái số Ni, cái số nữ người ta đang chờ đầy. Ghê gớm lắm!

Mà bây giờ cơ sở đó, thì cơ sở mà Thầy xây dựng ở ngoài đó đó, nam thì đã xong rồi, nữ thì chưa xong. Bây giờ còn phải lau, quét, dọn dẹp sạch sẽ rồi đường xá cây này kia làm cho xong. Sau khi xong hết rồi thì bắt đầu bây giờ chuẩn bị cho nam. Xong thì phải chuẩn bị cho nữ.

Khi đó những người nào được rút ra tập phải bước qua một cái giai đoạn khác. Oai nghi tế hạnh đầy đủ mới được chớ đâu phải dễ! Mà Thầy sắp xếp lớp ở trong này xong rồi thì Thầy mới có dịp rảnh chứ. Bây giờ cái lớp đào tạo nhân sự mà nếu mà trong giai đoạn này mà Thầy không chuẩn bị họ đó, thì coi như là chới với hết.

Bây giờ giai đoạn này là giai đoạn con thấy không? Về đây là Thầy tổ chức cái Tăng đoàn, Ni đoàn, mà từ đó tới bây giờ mà để mà gạt lọng để mà lấy cho được cái người nòng cốt để mà hướng dẫn cho chứng đạo, không phải là chuyện dễ.

Cho nên mấy con yên tâm mấy con cứ về ngoài. Thầy nói sẽ đến là sẽ đến, chứ không có. Bảo đảm đến! Mà đến thì đây là cái mục đích. Bây giờ những cái khu mà an dưỡng Thầy đã vạch cho con các con rõ là trong cái khu đất đó, mấy khu chứ gì? Xong xuôi hết rồi, bây giờ nói về cái lớp học, thì Thầy sợ bây giờ mấy con không hiểu, mấy con cất một cái tổ đường này kia theo ý của mấy con thì sai mất rồi! Không phải đâu.

Một cái khu trường học cũng như là một cái khu mà các lớp học. Tiểu học nó ra Tiểu học, mà Trung học nó ra Trung học. Thì Thầy chỉ bây giờ phải cất một cái lớp này, đây là mấy con bây giờ, cái số tiền mình ít, mình cất có một lớp học thôi. Nhưng mà mình phải biết cái khu đất của mình sẽ lần lượt nó sẽ phát triển là một cái khu trường học, các lớp học. Cái chương trình học đạo đức là tám lớp học chứ đâu phải một lớp.

Mà Thầy thấy nhà nước đã có một cái quy hoạch của trường học rất đẹp là hình chữ U. Các con cứ đứng ở ngoài mà nhìn vào, ở ngoài đường nhìn vào chứ gì? Thì một cái dãy nhà, hai bên hông đây hai dãy nhà, dãy nhà giữa, giữa cây cột cờ, sân rộng rãi khoảng khoát, bóng cây mát mẻ. Đó là một cái lối mình phải học theo cái hình thức đẹp của một cái nơi giáo dục. Đó là rõ ràng là: Đạo Phật là có chương trình giáo dục đào tạo thì phải xây dựng như vậy.

(1:18:19) Sư Thanh Quang: Thưa Thầy! Thế tám khu Thầy đã vẽ như thế rồi thì bây giờ Thầy xác định cho con xem nó ở chỗ nào được?

Trưởng lão: Thầy sẽ ra mấy cái này mới làm được. Thầy chưa ra thì chưa có làm được. Cất bậy không được đâu. Cất bậy nó lộn xộn đây rồi tới chừng đó nó sai, không có được đâu. Để rồi Thầy sẽ chỉ đạo. Thầy ra rồi Thầy mới quan sát, bây giờ đó tụi con làm từ ở cổng vô, rồi từ ở cổng vô rồi ở ngoài này vô rồi. Bắt đầu ở trong này cái cái khu trường học nó nằm chỗ nào? Chừng đó, Thầy đến Thầy mới chỉ đạo.

Chứ đừng có cất đại, không có được! Giờ này không phải cất trường học được, không có cất tổ đường gì được ở trong này hết! Đây không phải. Trung Tâm An Dưỡng! Thầy nói, khi mà cất xong rồi, nhà nước đến đây mà xem xét là thấy cái người tổ chức này đàng hoàng, người ta rất là phục mình.

(1:19:03) Sư Thanh Quang: Không có Thầy thì con làm con không thể làm dám làm mạnh tay được. Bởi vì có phương hướng của Thầy xác định rồi thì con mới có thể mạnh tay cứ thế mà làm, chứ còn nếu không thì con sẽ dẫm chân tại chỗ ngay.

Trưởng lão: Thì bây giờ đó, có một số người mà Phật tử đồ đến thì mấy con cứ lần lượt mấy con cất thất cho họ ở đi. Khoan làm cái lớp học. Khoan đã! Cái lớp học là để Thầy chỉ đạo cho cái trường học. Cái trường học không phải là đơn giản đâu mấy con.

Nghĩa là làm bền bỉ chắc chắn đàng hoàng, mặc dù là chuẩn bị bắt đầu mấy con lo cọ, hay gì ở trên cũng được hết, nhưng mà chuẩn bị ở dưới cái móng cho chắc chắn đàng hoàng để còn xây dựng. Trường học mà đâu phải là làm sơ, làm bỏ đâu. Còn cái nhà mấy con cất cho mọi người, người ta ở, nhà lợp bằng lá, bằng này kia đều được hết, không sao hết. Nhưng mà cái trường học là phải tập trung cái lực lượng để mà làm cái trường học.

Sư Thanh Quang: Thế thì sắp tới con sẽ vẫn tiếp tục cho đóng cái gạch xi măng.

Trưởng lão: Đúng rồi!

(1:20:02) Sư Thanh Quang: Thêm gạch bi, để lấy hàng vạn viên. Để sau này tiếp tục nữa Thầy ra cho xây chỗ nào thì có gạch để xây.

Trưởng lão: Thì Thầy sẽ sẽ chỉ đạo.

Sư Thanh Quang: Thế còn bây giờ…​

Trưởng lão: Thầy sẽ vẽ cho cái hình chữ U như thế nào, rồi cái mặt đường nó như thế nào để đi vào cái khu giáo dục của mình, khu trường học, để Thầy chỉ. Chứ còn Thầy không chỉ đạo, mấy con cất đại, thì Thầy nói thôi nó hư rồi!

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy thế bây giờ thất thì ở cái khu vực của con đang xây đấy là 24 mét chiều ngang, nó cạnh cái bở mương mà con đào đấy, nó chạy theo hướng Nam Bắc đấy. Tức nó chạy vào cửa hai cái nhà mà trước đây con xây bảo định lập thất đấy. Thì ba cái nhà là bây giờ con sử dụng làm ba cái kho đựng tất cả lương thực, thực phẩm, thế rồi thì Kinh sách rồi máy móc, vật liệu, thì con đựng hết vào

Trưởng lão: Hết, dồn về nhà kho.

Sư Thanh Quang: Vâng! Ba cái là đựng như thế. Thế còn dọc cái khu đất ấy nó chạy theo hướng Bắc Nam. Chiều ngang của nó 24 mét đấy. Giữa một con đường đồi thì hai bên xây thẳng thất lên thì nó được độ khoảng độ 12 căn, mỗi bên đươc 6 căn.

(1:21:03) Trưởng lão: Cũng được, cũng được!

Sư Thanh Quang: Thì con sẽ làm hết như thế.

Trưởng lão: Ừ! Được rồi, để cho có nhà ở.

Sư Thanh Quang: Thế và con sẽ tiếp tục làm phần làm cái tiệm cơm chay ở trên đó.

Trưởng lão: Đó! Đó! là mấy cái cần con phải làm ngay bây giờ.

Sư Thanh Quang: Con sẽ làm hai việc song song. Thế còn…​

Trưởng lão: Còn cái này để đó Thầy, để Thầy chỉ đạo cái lớp học cái đã. Thầy sẽ ra chỉ đạo chứ còn mấy con đừng có cất đại. Trường học là một cái cơ sở, cơ sở giáo dục đào tạo. Còn cái này là khu những nhà cửa là an dưỡng.

13- XÂY DỰNG THẤT Ở CHO TRUNG TÂM AN DƯỠNG

Rồi con, con nói đi con!

(1:21:32) Sư Nguyên Tánh: Mô Phật! Sau cái lời dạy của Thầy chúng con hiểu rõ là, làm sao mà để rồi là cơ bản là phát triển ra cái tiền nong để chỗ hàng hóa để là kinh doanh là cái quan trọng. Thứ hai nữa là xây cất đó là phải cất làm sao mà để không tốn tiền Phật tử. Có nghĩa là theo quy hoạch từng thất một, đành rằng là tạm, nhưng mà cái nền móng nó cũng tốt, sau này chỉ có tiền là mình xây lên phòng thất. Chứ đừng có cất đại rồi sau này dỡ đi rồi cất lại mất công.

Trưởng lão: Cái nền nhà đó phải làm cho nó chắc thôi, còn ở trên này bắt đầu cất cái gì cũng được hết!

Sư Nguyên Tánh: Dạ! Sau đó thì mình có thể xây lên rồi mình dựa theo nền móng đi lên cho đẹp luôn.

Trưởng lão: Mình bỏ cái này mà lấy cái nền không mất. Nó nó nặng có chút là cái nền, mà ở trên này thì nó nhẹ. Nhưng mà sau này bỏ thì cái nền còn xài, chứ để không phí mình hết. Cái đó đúng đó con.

Sư Nguyên Tánh: Dạ! Chúng con Thầy chỉ như vậy, vậy thì nhưng mà có cái, Thầy vẽ thì con cái để biết. Chẳng hạn bây giờ hôm nay, cái việc số tiền này lẽ làm được một thất 20 triệu rồi, nhưng mà chúng con làm bốn, năm thất để cho mọi người về tập tành ở đó, thì khi mà cái nền móng thì phải chắc chắn, vậy thì…​

Trưởng lão: Nền móng, đá ở ngoài mấy con rẻ lắm mấy con! Đem đổ ở dưới đó, rồi mấy con sẽ làm nền móng sau. Rồi bắt đầu làm cái nền đó, rồi cái móng đó sẵn đó. Sau này từ đó người ta có thể xây lên.

Sư Nguyên Tánh: Đúng rồi! Chúng con nghĩ, nhưng mà Thầy phải cho chúng con cái đồ án để theo đó làm,…​ (. . .) sau đập phá lưỡng nhưỡng, lưỡng nhưỡng rồi rất xấu mà lại tốn tiền thưa Thầy.

Trưởng lão: Ừ! Để rồi phải theo một cái mô hình chung của một cái thất.

Sư Nguyên Tánh: Mô hình chung rồi…​ (. . .), mình nhắc cái móng, sau mình có thể làm ở trong này để sau này mình dỡ nó dễ.

Trưởng lão: Để nó không có bị phí bỏ. Chỉ làm cái nền cho nó sạch sẽ rồi mình mới làm cái nhà. Có vậy thôi mấy con.

(1:23:06) Sư Thanh Quang: Thưa Thầy! Ở ngoài ấy bây giờ là tối đến thì chúng con lo tập trung nhau để cho con đọc mười tập Đường Về Xứ Phật, cứ đọc dần thứ tự. Đấy như thế là để chúng con ôn lại về phần…​

Trưởng lão: Cũng được rồi. Cũng được!

Sư Thanh Quang: Thưa Thầy! Thế nếu nếu bây giờ mà số Phật tử, số người ta về ở đấy, bây giờ cũng thêm một số người xin về tình nguyện, xin ở hẳn đấy, Bắc Ninh có người về ở, thế rồi thì là ở Hải Phòng có một vài cụ cũng đang tình nguyện xin về đây ở để an dưỡng lâu dài. Hải Phòng một vài người, Bắc Ninh, Quảng Ninh một số người, xu hướng trong những ngày tới thì nó sẽ lên tầm 15, 17, 18 người trong những ngày ngày tới có thể như thế thì thưa Thầy có chấp nhận được không?

Trưởng lão: Người ta xin về để an dưỡng người ta ở lâu hả con?

Sư Thanh Quang: Dạ!

Trưởng lão: Mình phải lo thất này kia nhà cửa.

Sư Thanh Quang: Thưa Thầy có tiếp nhận họ được không?

Trưởng lão: Tiếp chứ đâu con, không bỏ người nào hết. Để hướng dẫn cho người ta đi vào cái nề nếp. Tiếp hết, không bỏ người nào hết. Điều kiện là mình phải cố gắng, mình cất những nhà tranh vách lá, rồi mình lợp cốc mình như thế nào, để cho họ mưa nắng họ mát mẻ. Mà lợp lá là Thầy thấy hay lắm. Đầu tiên là phải vậy thôi. Nhưng mà cái nền mà mình làm cho nó cao ráo, nó sạch sẽ. Đừng có cất thấp lè tè đó thì nó uổng.

Sư Thanh Quang: Thất con làm nền cao lắm. Nền ba, bốn mươi đến năm mươi phân tùy từng chỗ. Thế và xây bằng đá, rồi thì bên trên lát gạch đỏ rất là chắc chắn và sạch sẽ.

Trưởng lão: Thế còn đá, ở ngoài đó đá nhiều mà.

Sư Thanh Quang: Thất con làm là đều cao hơn nền chút xíu. Những trận mưa của năm nay tất cả đều chứng minh là không có một chỗ nào nước lo ngấm vào ngại gì cả.

Trưởng lão: Nó như vậy là tốt đó con. Phải cao, phải cao ráo từ bốn, năm…​

Sư Thanh Quang: Bốn cây cột là con chôn sâu xuống dưới năm mươi phân đổ bê tông. Bê tông đá đổ ôm chặt lấy nó, mỗi một cái chiều của nó là 30 phân. Nó thành một cái khối chặt đến như thế nên là gió không thể nào nhấc được cái thất lên.

Trưởng lão: Nữa sau đó thì mấy cái cây cột đó đó mình để nguyên là do đó, cho nên khi đó đó mình chỉ cần, nếu mà có điều kiện mình lấy gạch để xây đó. Cái vách của mình cây mà lỡ mục đi, hư đó thì mình xây gạch lên thì coi như là mình nối liền với mấy cái cây cột đó. Mình chỉ câu sắt vô thôi con, thì nó rất tốt, nó không có nứt nẻ chỗ nào hết. Thành ra mình dự phòng về lâu dài, mà ngay bây giờ xây dựng cũng không có bỏ phí.

14- TỔ CHỨC LỚP HỌC TRONG TRUNG TÂM

(1:25:35) Sư Thanh Quang: Vậy thì Thưa Thầy! Bây giờ Phật tử nếu mà chúng con ở ngoài họ có nguyện vọng muốn học cái chương trình lớp Ngũ Giới, bắt đầu từ lớp hiếu sinh trở đi, lần lượt như thế học theo cái giáo trình mà Thầy đã giảng.

Trưởng lão: Đúng rồi phải theo lớp lang.

Sư Thanh Quang: Thưa Thầy được không?

Trưởng lão: Được.

Sư Thanh Quang: Thì như thế con có thể tổ chức lớp của giới và đến tối con sẽ hướng dẫn mọi người cùng học được không ạ?

Trưởng lão: Được chứ! Bây giờ lấy cái sách mà dạy về đức hiếu sinh, cái lớp đầu tiên đó, tức là cái giới thứ nhất, giới không sát sanh đó. Mình sẽ dạy về cái đức hiếu sinh cho họ. Đó thì bắt đầu từ các cái tập sách đó thì mình mở cái lớp mình dạy đức hiếu sinh cho họ. Nó tốt lắm mấy con.

Bởi vì đó là cái căn bản nhất của đạo Phật mà. Lớp Chánh Kiến để làm cho mình có cái chánh kiến, tư duy để thấm nhuần được cái đạo đức, đạo đức hiếu sinh. Thì cái đó là mở lớp dạy đạo đức, là cái căn bản nhất.

(1:26:23) Sư Nguyên Tánh: Con kính bạch Thầy! Thời gian con có học được, thời gian trong này con thấy xả tâm rất tốt Thầy! Cho nên Sư Thanh Quang đề nghị cái này thì con rất là phù hợp là vì con đã làm hướng dẫn viên, giảng viên một thời gian thực tập rồi. Nên con nhớ đó là cho các con làm để để giúp họ học. Học thảo luận từng câu hỏi một.thì mình mới xả tâm được, chứ nếu không mình cứ ngồi thiền thì nó ức chế thưa Thầy.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Sư Nguyên Tánh: Cho nên là…​

Trưởng lão: Thì chính cái đó là cái xả tâm đó. Được! Mấy con tổ chức những cái lớp học. Bây giờ có các cụ, các Phật tử, nam, nữ mình đều có về ở đó rồi thì mấy con tổ chức cái lớp học. Để không rồi có lao động, có làm rồi cái ngủ thôi thì nó không có lợi ích, mà cho tổ chức học là hay nhất.

Sư Nguyên Tánh: Những bài của Thầy đưa về cho họ học, đọc. Sau đó mình phân câu hỏi ra rồi mình giải trình.

Trưởng lão: Đó vậy đó. Sẽ giải thích để hướng dẫn, để truyền đạt lại. Rồi có những ý kiến đóng góp vô, xây quanh vòng cái đạo đức đó. Như vậy đó mấy con. Để nó làm sáng tỏ lên được những cái hành động và đồng thời nó đi vào cái sự thực hành để mà dùng cái tri kiến mà xả tâm. Đó!

Sư Thanh Quang: Thầy cho con cái giáo án đấy, tất cả có hệ thống, Thầy đã giảng trong những ngày vừa qua, với tất cả những câu hỏi, những bài tập tất cả những thứ Thầy chuẩn bị cho con. Bây giờ con xin con mang về ngoài đấy.

Trưởng lão: Coi như là sách vở nó đã có sẵn hết rồi con.

Sư Thanh Quang: Vâng! Sách vở sẵn hết thì có như thế nào…​ (. . .) con về, để tổ chức những người ở đấy, cho họ được học hành. Chứ không thiệt thòi cho họ. Ban ngày họ lao động làm việc, đến buổi tối thì bây giờ xa Thầy họ không thể tu Định Niệm Hơi Thở được, thế bây giờ phải học đạo đức.

15- PHẬT TỬ MONG MỎI THẦY RA CHỈ DẠY

Như thế thì xin bạch Thầy nếu mà. Con thì con tha thiết cho con mong mỏi Phật tử từ hôm qua đến nay là họ vẫn cứ mong đợi con để xem Thầy ra thì Thầy xem Thầy cố gắng Thầy ra đấy một vài ngày thôi. Đi máy bay, trở ra trở về thì nó cũng không lâu thì Thầy cũng…​ (. . .)

(1:28:21) Trưởng lão: Thầy Biết rồi! Thầy đi chừng mấy bữa Thầy về, chứ đâu có lâu. Nhưng mà Thầy đến, Thầy chỉ đạo, Thầy xem xét. Bởi vì nói chung là có Thầy, Thầy mới chỉ đạo ở trên cái vấn đề xây dựng mấy con, mới đúng cách, chứ không khéo không có Thầy là coi như là xây dựng là trật!

Sư Thanh Quang: Thế thì con thưa Thầy là con xin Thầy cho con đi xuống Đồng Tháp. Bởi vì con thọ giới năm trước, năm nay xuống để lấy điệp mà. Họ, con đưa cho họ họ làm…​

Trưởng lão: Được rồi. con Được rồi bây giờ con phải đi xuống dưới.

Sư Thanh Quang: Thì con xuống con lấy, xong về đây thì con xin với Thầy là Thầy ra ngoài ấy ở một tuần!

Trưởng lão: Không! Thầy chưa đâu! Để Thầy lo cho xong cái công việc này mới được con! Thầy cho tu sinh này vào lớp học đàng hoàng, rồi Thầy kiểm tra đàng hoàng. Để trong khi họ mới đó, mà nếu mà không có Thầy là họ lộn xộn lắm đó chứ!

Sư Thanh Quang: Con tính bây giờ thế này. Nếu Thầy chấp nhận thế rồi thì Thầy phải cho con cái thư từ như thế nào cho Phật tử họ ngoài ấy…​

Trưởng lão: Để Thầy viết một bức thư thôi. Thầy viết một bức thư, Thầy an ủi cho quý Phật tử phải yên tâm mà để lo An ủi! Chứ bây giờ không có Thầy thì họ mong đợi, mà bây giờ không có Thầy thì phải có bức thư…​ (. . .) Vậy cho nó yên tâm, chứ còn không khéo, Thầy đã nghĩ rồi.

Sư Nguyên Tánh: Bạch Thầy! Con có cái giấy xuất gia gửi về hôm nọ đã vào tới đây chưa thưa Thầy?

Trưởng lão: À có rồi con!

Sư Nguyên Tánh: …​ (. . .)

(1:29:44) Trưởng lão: À vậy hả? Rồi! Được rồi. Để rồi Thầy sẽ lục rồi Thầy đưa cô Út đem về cho con. Giấy tờ, Thầy chuẩn bị cho mấy con giấy tờ hết mà. Nếu mà cái Tăng đoàn mà mấy con dời từ chỗ này đi chỗ khác, năm, mười người đi một lượt, không ai hỏi giấy tờ mấy con được, có đủ giấy tờ.

Sư Nguyên Tánh: Coi như cái số thương binh…​ (. . .) Cho họ mang đồ đi, cho họ kiểm tra cái rồi mình cũng…​(. . .) chứ không có giấy tờ gì cả.

16- TU XẢ TÂM TRONG CẢNH ĐỘNG

(1:30:11) Sư Thanh Quang: Con thưa Thầy bây giờ con ở ngoài ấy con làm như thế thì giờ con phải tu như thế nào?

Trưởng lão: Con chỉ xả tâm. Tất cả các con phải, mọi cái chuyện mà xảy ra hoặc là, thì con phải nhìn nó là các pháp đều là nhân quả. Phải không? Đều là vô thường. Không có để tâm mình chướng ngại một pháp nào hết. Xả, chỉ có xả tâm.

Tức là tu trong các đối tượng, tu trong sự việc làm mấy con. Chỉ có xả tâm đẩy lui các chướng ngại pháp, không có để cho tâm mình phải lo lắng, phải nghĩ ngợi, phải buồn phiền. Đây là xả tâm. Trong cái giai đoạn này mà mấy con phải tu như vậy.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy! Tu là phải xả tâm. Có xả tâm thì nó có sạch tâm, có sạch đi thì nó mới thanh tịnh. Thế nhưng mà xả tâm rồi, thế nhưng nếu không giữ được ba mươi phút mà an trú rồi đi vào an trú, không giữ được nhiếp tâm ba mươi phút rồi đi vào an trú thì làm sao để có thể vào được Tứ Niệm Xứ?

Trưởng lão: Xả tâm để tâm mình không chướng ngại, không có một ác pháp nào, không có một đối tượng, không một sự việc nào làm cho tâm mình chướng ngại được, mình xả tâm rồi thì không cần phải nhiếp tâm và an trú ba mươi phút. Nhưng mà sau khi bước qua một cái giai đoạn thứ hai thì người ta sẽ dạy mình cách thức để nhiếp tâm và an trú, thì mình rất dễ dàng không phải khó khăn.

Bởi vì mình xả, mình xả cái tâm mình tự nhiên nó không buồn phiền, không giận hờn, không thương ghét ai nữa hết, hoàn toàn nó trống rỗng. Như một người bình thường, nó không có một cái gì ở trong tâm chúng ta bị chướng ngại.

Các con nghe nói, đức Phật nói đẩy lui tất cả tâm tư chướng ngại pháp không? Nó cái thời khóa biểu nó nói rất rõ mà! Nó chỉ tu bấy nhiêu đó thôi, mà tức là tu trong hoàn cảnh, tu trong các đối tượng. Phải không? Nó mới có những cái pháp làm chướng ngại chứ gì? Bây giờ mình cứ đẩy lui thôi, tâm mình không bị chướng ngại nào hết, thì đó là mình đã đẩy lui, mình xả rồi. Còn vấn đề nhiếp tâm an trú chưa nói tới.

Khi mà chúng ta chuẩn bị đi vào Tứ Niệm Xứ thì chúng ta sẽ chuẩn bị cho cái thời gian nhiếp tâm và an trú. Mà khi mà nhiếp tâm an trú được rồi thì ta cho vào Tứ Niệm Xứ tu. Phải không? Mình phải có một cái cầu mốc. Bây giờ xả tâm mình cứ lo xả tâm chứ không cần cái này, nhưng mà xả tâm được thì nhiếp tâm an trú rất dễ. Bởi vì tâm nó không còn bị chướng ngại.

Còn bây giờ tâm mình đụng đâu cũng còn phiền não, còn tức giận cũng còn này kia thì nhiếp tâm an trú thì bị ức chế. Vô Tứ Niệm Xứ mà tu tập thì nó không cần bất động tâm mà phải cần ức chế tâm, nó hiện tượng các tưởng nó xuất hiện, nguy hiểm hơn! Các con hiểu chưa? Còn bây giờ trong các đối tượng cứ làm việc, cứ xả tâm, không có gì pháp nào mà tác động làm tâm con chướng ngại tức là tu trong có đối tượng, tu pháp xả tâm có đối tượng.

(1:32:53) Sau khi về mà người ta gạn lọc, khi mà đúng duyên rồi, ta gạn lọc ta cho ở trong một thất trong một tháng hay nửa tháng, thì bắt đầu bây giờ ngồi mà tác ý xả cái tâm. Thì xả tâm thì tâm kéo dài tâm bất động, thanh thản từ ba mươi phút đến một giờ. Biết rồi, người này sẽ đạt được!

Chứ đâu phải khi không mà vô người ta cho con vô Tứ Niệm Xứ liền đâu, người ta chỉ cho vô để mà gạn lọc. Cái giai đoạn cuối cùng để bước qua cái giai đoạn của Tứ Niệm xứ, thì lúc bấy giờ người ta gạn lọc bằng cách cho vào thất độc cư trọn vẹn để hằng ngày xem xét từng tâm tư của mình, từng ý niệm.

Bởi vì nó bây giờ nó không có pháp tác động mà nó có tâm mình tác động, nó có cảm thọ tác động, nó có hôn trầm thùy miên tác động. Là do đó lúc bây giờ chúng ta sẽ, bởi vì đối tượng các pháp bên ngoài tác động không được rồi. Mình đã xả từ lâu rồi, cái tri kiến nó xả từ lâu rồi. Bây giờ vào tu thì cái này nó dễ mà, nó không có khó.

Ngồi lại nó tỉnh táo lắm, nó xả hết sạch thì bắt đầu nó có được cái thời gian kéo dài ra từ ba mươi phút đến một giờ. Được rồi, bây giờ tới cái giai đoạn khác, có phương pháp khác để đi sâu hơn. Ta hướng dẫn có pháp mà các con, có đường lối mà đâu phải là người ta dạy bậy đâu. Người ta biết từng cái tâm niệm của mấy con sẽ đi cái pháp nào hợp tới cái pháp nào, người ta biết, người ta chỉ đạo đi vào tu một cách rõ ràng.

Cho nên hiện giờ là đang làm thì đang xả tâm. Tất cả ai làm gì làm không có động tâm. Có tiền thì làm, không có tiền cũng không có than phiền, không có gì hết. Mình làm cho chúng sanh thì có chúng sanh lo lắng. Có vậy thôi! Thì mấy con an tâm, mấy con đừng lo gì hết.

Mà bây giờ nó có những cái nhà cửa cho mọi người ở rồi, không có sao đâu. Họ ở đây thì có cô bác đến đây thì lần lượt họ sẽ tiếp nối họ làm. Mình không lo điều đó đâu, không kêu gọi đâu, không bắt chước các nhà Đại Thừa đâu. Chỉ có mình hướng dẫn, dạy họ đúng cách, đem đạo đức dạy cho họ, rồi họ sẽ lần lượt, họ sẽ đến. Những cái khu vực các tỉnh gần đó họ đến mấy con.

(1:34:52) Sư Nguyên Tánh: Kính bạch Thầy! Là con thấy giới luật của đức Phật mà Thầy dạy là cực kỳ! Nếu như mà, cái được hay không được, mà có nhà hay không có nhà là không quan trọng, mà cái mình xả tâm là giữ giới đúng giới luật thì tự nhiên ước nguyện thì lúc đó nó đủ.

Trưởng lão: Nó sẽ làm đủ mà, nó sẽ được!

Sư Nguyên Tánh: Bởi vì lo lắng sợ hãi và cái buồn phiền, cái đó làm mình thêm khổ, mọi người không được cái gì phải không Thầy?

Trưởng lão: Đúng vậy con! Thầy nói cái căn bản nhất là cái tập mà những lời “Thời khóa tu tập trong thời đức Phật” là căn bản nhất con. Nó là cuốn sách mà gối đầu nằm mà Thầy đã nhuận lại, đã chuẩn bị cho mấy con thành một cuốn sách mà luôn luôn lúc nào bất ly thân, lúc nào là cũng ở bên chỗ nó. Mở ra coi là thấy mình sai cái chỗ nào biết liền. Để chuẩn bị cho mình đi vào con đường xả tâm rất là rốt ráo.

Sư Nguyên Tánh: Bạch Thầy! Cuốn nớ Thầy đã cho chúng con lâu rồi mà giờ chúng con mới giác ngộ Thầy ạ! Khi mà giờ nghe Thầy đến quay vào tu Thầy giảng mới biết được. Xả tâm chướng ngại pháp để xả xả, thì…​ (. . .) Mình luôn ức chế, mình cứ thiền hít thở để tu là mình tu sai hết Thầy ạ! Kiểu như mình ngồi rồi mình thấy niệm mình xả ra.

Trưởng lão: Bây giờ đó cuốn sách đó là Thầy, coi như là Thầy gom góp lại tất cả những cái điều mà quan trọng nhất cho đời tu, cho nó gọn, nó ngắn. Giữa, để cho con giữa dễ hiểu mà lại dễ tu tập, không còn khó khăn, không còn lung tung ở trong nhiều cái pháp.

Sư Nguyên Tánh: Lo lắng sợ hãi tu không được rồi buồn phiền, rồi là sợ hãi. Bây giờ thấy nhẹ nhàng quá Thầy!

Trưởng lão: Yên tâm bây giờ mấy con yên. Thầy biết ngày nào ra Thầy ra, mà ngày nào chưa là chưa. Có vậy thôi. Mấy con yên tâm, cứ lo công việc của mấy con làm. Mà cái khu trường học là cái khu của Thầy phải chỉ đạo.

Sư Thanh Quang: Con phải chịu thôi chứ làm sao được. Thầy đang điều tiết nó, lúc nào Thầy cho nó phát triển lên mà Thầy không chấp nó.

Trưởng lão: Đúng vậy đó chứ. Thầy biết mà.

Sư Thanh Quang: Thì con không biết làm sao được.

Trưởng lão: Thôi! Bây giờ xong rồi.

17- LỄ PHÁT LỒ SÁM HỐI TRONG TĂNG ĐOÀN

(1:36:39) Sư Nguyên Tánh: Con xin Thầy việc cuối cùng nữa là chúng con vẫn ra ngoài đó, là rằm mùng một là chúng con vẫn làm. Về mồng một là chúng con vẫn sám hối hai huynh đệ vẫn sám hối là vẫn làm lễ sám hối Tăng đoàn?

Trưởng lão: Làm lễ phát lồ thỉnh nguyện đàng hoàng mấy con. Coi một nửa tháng mình có lầm lỗi gì thì mình sẽ phát lồ, mình nguyện ra, mình nói ra trước mọi người để mình xin hứa khắc phục những cái lỗi lầm đó. Cái đó là một cái trong sinh hoạt của một cái người tu là rất hay mấy con!

Sư Nguyên Tánh: Dạ! Đúng rồi ạ.

Trưởng lão: Mình không xin sám hối với Phật mà mình nói ra và người khác chỉ những cái lỗi lầm ra để cho mình thấy đó mình xét lại mình, mình cố gắng, mình khắc phục mình để trở thành người tốt.

18- TU CHƯA ĐƯỢC THÌ CỨ LÀM VIỆC ĐỂ XẢ TÂM

(1:37:22) Sư Thanh Quang: Con thưa Thầy! Sư Nguyên Tánh ra ngoài một thời gian thì cũng không có vấn đề gì cả. Thế nhưng mà rồi Sư tha thiết về tu nên là rồi sẽ Sư lại tự quay về trong Tu viện. Thế thì con thưa Thầy thế bây giờ để Sư Nguyên Tánh ở trong Tu viện này có được không?

Trưởng lão: Theo Thầy thấy, có cái chuyện gì thì bây giờ Nguyên Tánh hãy cần phải ra trợ giúp con thêm, có cái gì phải giúp đỡ với nhau, sai bảo nhau để mà làm cái công việc. Chứ bây giờ mà có hai người ở ngoài đó mà bây giờ vào đây, còn có mình con ở ngoài đó, thì Thầy thấy mình con thì quá vất vả. Có thể mà con giúp được cái gì thì con hãy giúp cho Thanh Quang làm công việc gì trong cái giai đoạn này hơn là trong cái giai đoạn mà con vào đây tu.

Mà vào đây tu mà trong cái giai đoạn này thì con sẽ không có thể theo kịp các cái Sư này đâu. Thầy đã chọn lấy rồi, thì con phải là vào cái Tăng đoàn thứ hai rồi. Mà bây giờ nếu mà vào Tăng đoàn thứ hai thì mấy con tốt hơn, bởi vì con làm việc đi. Phải không?

Còn bây giờ mà nếu mà Tăng đoàn thứ nhất thì không thể không thể lọt được vào. Nó còn, bởi vì mình đã đi ra một cái thời gian rồi thì thế nào mình muốn xả cho hết cái tâm của mình, trong khi mà mọi người, người ta nỗ lực thì mình không thể được. Căn bản mình nó còn yếu lắm.

(1:38:39) Sư Thanh Quang: Thưa Thầy! Thế còn Pháp Châu nữa thì sao?

Trưởng lão: Pháp Châu thì kể như là đi tới đi lui rồi, thì cũng chỉ có nằm chờ đó thôi chứ còn vô không được đâu mấy con. Coi vậy chứ vô, coi vậy chứ không thể, thành ra…​ Phải không, mình phải thấy được chứ!

Sư Nguyên Tánh: Khó lắm Thầy. Bây giờ con ngồi con xả tâm thôi, chứ còn bây giờ ngồi đây cũng không ngồi nổi.

Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói nó chỉ có lo xả thôi chứ còn không cách nào khác hơn. Pháp Châu thì bây giờ chỉ có ở mà lo tu tập xả tâm. Chứ không nói mà bây giờ mà vô ngồi tu thì ông này vô tu ít bữa sinh tưởng, nó loạn thần kinh nữa là khác. Không thể được. Bởi vì Thầy người nào là Thầy cũng biết người nấy hết chứ đâu phải.

Thôi! Bây giờ mấy con về nghỉ để lo. Còn ngày mai chắc con đi Đồng Tháp con?

Sư Thanh Quang: Vâng! Con xin Thầy con sẽ, mai con nghỉ một ngày, rồi sau con đi Đồng Tháp. Con nghỉ ở đấy một vài ngày nữa rồi con sẽ về. Đi hôm hổm, mọi người mong tha thiết về là được đi ra cùng Thầy về, chứ còn mà Thầy không về là mọi Phật tử họ buồn lắm.

Trưởng lão: Có về, về đọc cái bức thơ của Thầy thì mọi Phật tử đều phấn khởi.

Sư Thanh Quang: Cô Bích cô ấy ra tiên đoán rồi, cô Liễu Tâm đây cô đã đưa tin là Thầy Thông Lạc sẽ không ra đâu. Cô đã đưa cho các Phật tử biết

Trưởng lão: Chứ cô vô trong này cô ở mà cô không biết sao được. Trời đất ơi! Công việc của Thầy ghể lắm.

Sư Thanh Quang: Cô biết đấy. Hóa ra giờ cô nói đúng.

Trưởng lão: Cô biết liền chứ. Cô thấy Thầy làm công việc đâu phải mà ít đâu. Cô vô đây mà, cô sống cô thấy rõ lắm mà. Với đồng thời, thật sự ra Thầy đi là Thầy không nói cho ai biết. Biết một cái là rầm rộ, cực Thầy lắm mấy con. Nên Thầy đi Thầy âm thầm chứ còn không nói đâu. Đi vụt đến, ai có duyên thì gặp, mấy con hẹn không kịp đâu. Mà hô về thì rồi thôi.

Sư Thanh Quang: Con bây giờ thì con cũng không buồn vì người đến người đi như thế nào nữa rồi. Ai mà có duyên thì họ đến. Họ không có duyên thì mình không có cách nào lôi kéo họ được.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con.

Sư Thanh Quang: Vâng. Thế và mọi cái nó ở trong nhân quả hết mà. Có cái gì ngoài cái nhân quả đâu mà mình phải…​ (. . .)

Trưởng lão: Đúng vậy! Đó là cái tri kiến nhân quả đó con. Mình phải thấy nhân quả. Cho nên nó an vui lắm.

Sư Thanh Quang: Đó cũng chính là cái quả đắng mà con phải trả, con phải chịu thế. Con cũng thấy có những chỗ, có những nơi, có những Phật tử hết sức nhiệt tình họ giúp đỡ cho con, họ giúp nhiều lắm. Nếu không có họ, con không thể được như thế. Nhưng cũng có những người thì họ phản lại.

Trưởng lão: Họ phản lại chứ sao? Lẽ đương nhiên có ngọt có đắng chứ? Đâu có ngọt hoài hết đâu? Mà đâu có đắng hết đâu?

Sư Nguyên Tánh: Vất vả, như con không đủ bản lãnh thì không được Thầy. Như con mà thành lập nghe chừng khó

Sư Thanh Quang: Tất cả không có cái gì ngoài Thầy cả. Thầy đứng ở đấy Thầy thấy hết tất cả mọi việc rồi.

Trưởng lão: Thầy biết hết rồi.

Sư Thanh Quang: Thầy tung lưới ra, tất cả là con mắc ở trong lưới ở đoạn nào, như thế nào là Thầy thấy hết rồi. Trong nhân quả là thế. Con vui lòng chấp nhận tất cả những chuyện đó!

Thế ra Nghệ An là con ít có duyên lắm với Nghệ An với Hà Tĩnh. Không biết xa xưa nó như thế nào. Rồi có duyên…​ (. . .) thật, từ Bắc Ninh, Hải Phòng mấy chỗ đó họ giúp đỡ rất nhiều.

(1:41:53) Trưởng lão: Nó có cái duyên mình mới hóa độ mới được. Không có duyên là rất khó. Không phải dễ.

Sư Thanh Quang: Không biết cái vùng đó đối với con như thế nào, xa xưa thế nào mà Nghệ An đối với con nó như thế. Họ hẹn con rất nhiều rồi mà cuối cùng họ không ra được! Cứ hẹn đi hẹn lại mãi rồi họ không ra được.

Đáng ra tháng bảy là họ mang máy ra họ đóng gạch cho con nhưng rồi gặp những chướng ngại do không ra được cho đến tận ngay bây giờ. Thế là họ cũng hi vọng đợt này Thầy ra. Thế nhưng mà họ lại không thấy Thầy ra thì lại có căn cứ để cho họ nói là đấy sư Thanh Quang bảo với tôi…​. (. . .)

Trưởng lão: Không! Không! Không! Để Thầy có cái bức thư. Có cái bức thư là thay mặt Thầy,

Sư Thanh Quang: Không nhưng mà tất cả bây giờ con đã thấy rằng nó trong nhân quả của nó hết mà. Nó đủ duyên thì nó đến, nó chưa đủ duyên thì nó chưa có những điều ấy, có gì đâu. Không mong muốn được gì nhiều cả, đừng bồn chồn, nóng nảy! Nó làm khổ mình. Mình không đạt được cái điều mình mong mỏi rồi mình lại buồn bã, thế thì có phải mình tự làm khổ mình không? Việc gì mà phải như thế?

Trưởng lão: Rõ ràng. Có ích lợi gì đâu? Nhân quả nó như vậy mà. Cái duyên nó đến.

Sư Thanh Quang: Vâng. Thôi thế thì Thầy cho con biết rồi thì con cứ về con tổ chức đúng rồi. Thưa Thầy có cái bức thư này, con không gặp được cái cô, cô Liên Tịnh, cô Tịnh, cô Liễu Châu cô gửi đây nhưng con không biết làm sao con đưa được. Mai Thầy sang lớp học nữ ạ?

(1:43:15) Trưởng lão: Thầy sẽ đem sang lớp học. Con đưa thì Thầy sẽ gởi cho cô Út đưa cho cô Liên Tịnh.

Sư Thanh Quang: Thầy đưa cho cô Út ạ?

Trưởng lão: Đưa cô Út…​ (. . .) đưa cô Út chứ có gì đâu, không sao. Cô Út sẽ đưa lại cho mấy người. À cô Liễu Châu.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy