00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080707-ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH

ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Thời lượng: [01:28:28]

Người nghe: Phật tử

1- ĐỨC HIẾU SINH

(00:00) Trưởng lão: Bây giờ mình làm theo tất cả mọi việc để vừa lợi ích cho mình, cho người nữa con. Cho nên làm những việc từ thiện, tuy nhỏ nhỏ chứ cũng nói lên cái chỗ mình chia sẻ cái tình thương của mình nữa, cái lòng thương yêu của mình. Mình thấy người ta bất hạnh mình không nỡ mình làm ngơ, do đó mình thương họ con.

Cho nên tất cả những cái hành động mà đạo Đức Hiếu Sinh, mình xin chấp nhận mình làm hết. Từ đó nó sẽ thấm vào da thịt của mình, thì ai chửi không biết giận nữa, thì đó là bây giờ nó thương thật, nó thương thật, nó thấm rồi. Cho nên người ta mắng mình, người ta làm, nói mình thế này, thế khác mà mình không có giận hờn nữa, thì mình biết đó là cái lòng thương yêu mình nó đã thấm.

Chứ mình nói thương nhưng mà sự thật ra mình có thương chứ không phải không. Nhưng mà cái lời nói nó chưa đi đến cái chỗ mà nó thấm nhuần. Nên khi nó gặp những cái điều chướng tai gai mắt, đụng chạm đến mình thì cái tình thương của mình nó sẽ biến mất đi. Mà nó chỉ còn có cái hận ở trong lòng. Cho nên khi mình thấm nhuần thật rồi, đến nỗi mà nó không còn hận nữa là nó thương quá rồi. Nó thấm nhuần được cái Đức Hiếu Sinh đó con.

Tại vì trong cuộc đời này mà nếu mọi người đều sống được cái đạo Đức Hiếu Sinh thì Thầy nói xã hội này không còn xung đột, chiến tranh cũng không còn nữa, nó chấm dứt. Chỉ có cái Đức Hiếu Sinh là cái đứng hàng đầu, mà đạo Phật thì có Tứ Vô Lượng Tâm, thì tâm từ, tâm bi đã là hàng đầu. Còn giới luật thì Đức Hiếu Sinh, cái giới sát sanh là cũng là cái giới thứ nhất, con thấy chưa?

Nó nói lên được cái lòng thương yêu của con người, mà con người mới có lòng thương yêu. Chứ còn ngoài con người thì loài động vật nó có lòng thương yêu, nó cũng thương yêu, nhưng mà ai mà nghịch nó thì thương yêu nó mất, chứ không phải nó không biết. Cho nên vì vậy mình tăng trưởng, mình nuôi dưỡng cái Đức Hiếu Sinh càng lớn thì đem lại cái sự an vui cho mình, cho người nhiều hơn. Cho nên Thầy cố gắng Thầy viết cái bộ sách Năm Giới Luật của Phật. Tức là năm cái đức nhân bản, mà cái Đức Hiếu Sinh thì chắc nay mai Thầy cho tập ba nó ra.

Phật tử: Tập ba hả Thầy?

Trưởng lão: Tập ba.

Mỗi một cái hành động của mình, mình không nhận ra đạo đức, nhưng mà khi mình nhận ra, mình thấy đúng là mình có đạo đức trong đó. Mình bố thí, mình dũng cảm, mình hy sinh một cái gì của mình thì đều là nó phải nằm ở trong cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương của mình. Thiếu cái lòng thương thì cái đó nó trở thành danh với lợi.

Như nhà từ thiện vì thương người mà làm từ thiện thì nó mới thật là từ thiện. Mà mình làm để mà vì cái làm ăn của mình, vì cái nghề nghiệp, mượn cái danh từ thiện để mình làm ăn cho nó dễ, thì cái này nó không từ thiện.

Phật tử 1: Dạ, cái đó là mượn danh hả thưa Thầy?

Trưởng lão: Mượn danh đó.

Phật tử 1: Thưa Thầy, con nhiều lúc đó Thầy, con đọc sách của Thầy rồi cái con nhiều lúc con ngẫm nghĩ lại: Bây giờ mình bố thí, vậy thì lúc bố thí sao cho nó đúng pháp, với lại không có bị phạm?

(3:27) Trưởng lão: À, mình trước tiên đó, mình thấy một người mà bất hạnh, thì mình nghĩ ngay: "Đây là nhân quả của họ rồi, họ sống họ cũng ích kỷ, bỏn xẻn giờ họ phải nghèo đói. Rồi họ cũng làm những cái điều ác cho nên bây giờ họ phải mang những cái thân tật nguyền".

Thì mình thấy đó là một thứ nhất là nó lại an ủi tinh thần của mình. Nhưng có duyên gặp mình thì không nỡ thấy họ khổ sở, không nỡ, mà không bỏ ra những cái gì mà giúp đỡ họ một đồng, một bát canh, một tô cơm giúp đỡ cho họ trong hoàn cảnh đó, hoặc một lời nói, một hành động mình đưa dắt họ qua cái đường, thì tất cả đều là bố thí hết mấy con.

Nếu mà bố thí đó, thì bây giờ có người nào nói: "Anh hay chị bị người ta lừa đảo đó".

Nói: "Không tôi sẽ cứu người chứ tôi không bị ai lừa đảo hết". Mà khi mình thấy rằng cái duyên mình không đủ thì thôi mình không giúp.

Nhưng Thầy nói thẳng thật như thế này. Đi trên xe buýt hoặc đi đến một cái thị trấn, hoặc là một cái thị xã, hoặc là một cái thành phố, một cái đô thị nào đó, mà thấy ăn mày, người già đi xin, trẻ con đồ đi xin trên đường. Thôi đừng, mấy con đừng có cho.

Tại sao vậy? Tại sao? Nếu mấy con cho thì mấy con sẽ làm mất cái danh dự của đất nước của mình. Người ta đến đó: "Đất nước Việt Nam gì, tôi đến thành phố Hồ Chí Minh này sao ăn mày quá trời". Có phải không?

Còn không cho thì nó làm sao xin nữa, không xin nữa thì nó phải vô cái nhà trại mồ côi, dưỡng lão. Thì cái chuyện đó là mấy con đóng góp nhau để mà gởi vô cho cái người mà người ta lãnh đạo người ta nuôi, trong cái nhà dưỡng lão người ta nuôi. Chứ mình cho láng ở ngoài đường, nó đi ra ngoài nó xin, rồi nó bài bạc, nó hút sách đồ cho thỏa mãn cái tham vọng của nó, thì nó biến thành cái đất nước của mình rất tệ con.

"Gì đến cái đất nước Việt Nam gì mà tôi thấy trẻ mồ côi, hoặc này kia đi xin ăn mà nhà nước không lo. Mà nó cũng không có nhà từ thiện nào hết, hay hoặc là ông già, bà cả đi xin". Người ta đánh giá trị đất nước mình. Tại vì mình thương mà không đúng cách cho nên nó mới tràn lan những cái này. Cho nên nhất định không cho, không cho. Nó không phải chết nó đâu, các con hiểu không?

Nếu không cho thì nó phải vô trại mồ côi, trại mồ côi người ta có sẵn đó chứ. Nhưng mà ở trong đó nó phải theo cái khuôn của người ta. Chứ không phải ở trong đó mà mấy cháu, mấy em mà muốn tự do mà chạy dọc, chạy ngang, đánh lộn đánh lạo làm sao được, có phải không? Nó phải theo khuôn phép.

(06:07) Cho nên theo Thầy thiết nghĩ đó, thôi mình muốn cho đất nước mình gọi là có văn hóa, văn minh thì đừng nên cho ăn mày. Vì mình nuôi, mình cho ăn mày ngoài đường thì nó không tốt. Thà là mấy con sẽ góp nhau, ít nhiều với nhau mình đem đến cái hội từ thiện nuôi, trại mồ côi nuôi, gởi đó tôi sẽ nuôi mấy cháu.

Đến thăm mấy cháu tôi mua những cái món quà tôi thăm, tôi gởi biếu cho các cháu người một món, cái khăn hoặc là một gói bánh. Hoặc là tôi đến trại dưỡng lão tôi thăm, tôi mua, đến đó tôi cho người một món quà thăm các cụ. Nó hay hơn. Còn mấy con mà cứ cho ngoài đường thì nó không hay chút nào.

Mình đi đâu cũng thấy đề ấp văn hóa, rồi xã văn hóa, rồi đô thị văn hóa. Sao mà ăn mày quá trời, mình văn hóa dữ vậy? Các con thấy không? Cái danh từ văn hóa chứ nó không có văn hóa gì hết. Rồi đất nước mình thì phải theo kịp các cường quốc Tây Phương, rồi phải văn minh nữa chứ. Trời đất ơi! Văn minh gì mà nó ăn mày ghê vậy, thành ra không có văn minh đâu.

Cho nên mình thực sự ra con thấy lên xe buýt cũng có hàng lố ăn mày trên đó. Mà đi mấy cái chỗ đông đảo đường phố thì ăn mày đó, nó đầy hết. Thấy đau lòng. Mà cái trách nhiệm thực sự ra thì các nhà từ thiện với nhà nước phải làm cái này, chứ không được từ chối.

Bởi vì những người bất hạnh người ta sống không có người thân, những người già, rồi những trẻ mồ côi không cha mẹ. Thì cả một đất nước này thương các em đó không được sao? Chúng ta phải thương chứ. Chúng ta cùng nhau, hợp lực với nhau để chúng ta tìm cách xây dựng những trại mồ côi để nuôi dạy các em cho nên người tốt hơn. Tội lắm.

Cho dù nghiệp nhân quả bất hạnh sanh ra cha mẹ mất sớm hoặc ly dị, rồi không có những người thân, cho nên trở thành những đứa trẻ mồ côi. Những người già neo đơn không có những người con hoặc là những con cái mất hết, bây giờ sống bơ vơ. Vậy thì phải ở trong trại mồ côi, phải biết cách nào nuôi dưỡng các cụ, các bác. Tội lắm.

Thầy nói cô Út mà cất được mấy cái khu an dưỡng ở ngoài kia cho các cụ về ở tu hành, sống một mình mà an vui không còn gặp đau khổ. Thầy nói để cho các cụ sống mà.

Phật tử 1: Thưa Thầy cái đó là để xây cái gì vậy Thầy?

Trưởng lão: Thầy xây cho mấy cụ vào trong Tu viện mà ăn ngày một bữa chưa được đó con. Người mà người ta ăn một bữa được, người ta vào trong này người ta ở, người ta tu tập. Còn giờ ở trong này mà ăn hai, ba bữa làm sao được. Mà không thì mấy cụ chịu sao nổi, rồi ăn lén lút nó cũng tội lắm chứ mấy con. Thầy nói ở ngoài cái Tu viện, mình nuôi dưỡng các cụ ăn, rồi mình hướng dẫn các cụ tập dần dần. Rồi chừng nào nó quen được thì các cụ vô chùa ở.

(09:05) Phật tử 1: Vừa rồi con thấy trên cái website của mình đó Thầy. Nói không biết là lệnh của Thầy viết lên trển hay sao, thấy nói là: "Khi nào Thầy xây dựng cái này nè, thì Thầy mới kêu gọi đóng góp". Nhưng mà bây giờ thấy xây dựng rồi mà sao ở trển không có kêu gọi đóng góp gì hết vậy Thầy?

Trưởng lão: Thầy nói sự thật ra nói thì nói, nhưng mà Thầy không có kêu gọi đâu. Tùy cái duyên cho nên Thầy ít có kêu gọi lắm con. Kêu gọi nhiều khi người ta lợi dụng cái danh nghĩa của Thầy người ta kêu gọi Phật tử. Cho nên con thấy Thầy không có kêu gọi.

Thầy nói bây giờ mở cái trung tâm an dưỡng, mà mình cứ làm rồi mọi nhà từ thiện, mọi người, người ta đến nhìn thấy công việc mình làm, người ta sẽ thọ trợ giúp mình thực tế. Còn cái mình chưa có làm gì hết, mình gọi rồi mình lấy tiền đó, hoặc là mình làm có vài ba hình thức rồi mình gọi để mình lấy tiền thì Thầy thấy đừng có làm. Bởi vì thiếu gì nhà từ thiện cái kiểu này.

Các nhà Đại thừa họ cũng làm cái này dữ lắm đó chứ chứ không phải không, nhưng mà rốt cuộc rồi họ bỏ túi họ xài. Cho nên Thầy không gọi. Thầy để ở trên mạng có bức thơ thiệt, nhưng mà chừng nào Thầy gọi kìa, mà chưa gọi thì thôi.

Phật tử 1: Bởi vậy hồi bữa con đọc như vậy. Cái con thấy xuống xây vầy. Ủa sao? Cái con lại con đọc lại thì con cũng thấy y như vậy, không có thay đổi miếng nào hết.

Trưởng Lão: Không có thay đổi gì hết.

Phật tử 1: Cái con nói sao kỳ quá? Con không hiểu tại sao nữa? Dạ.

Trưởng lão: Bởi vậy tới chừng mà đi vào cái sự hoạt động, mà nuôi dưỡng các cụ thì coi như là Thầy sẽ cho một cái số người được bồi dưỡng cái nhiệm vụ mà nuôi dưỡng các cụ. Chứ không phải là người nào muốn vô nuôi là được đâu, không phải đâu.

Để có cái tình của những người đã đào tạo họ, bồi dưỡng họ có cái tình đối với các cụ như là ông bà cha mẹ của mình, phải thương họ, yêu họ. Chứ đừng đến đó mà cho ăn, cho này kia là mình chỉ làm cho lấy có thì không được.

Cũng như các cháu mồ côi, hay hoặc là đến đây mình học Đạo Đức thì cái người mà nuôi dưỡng phải thực hiện cái đạo đức, cái tình thương. Cho nên lần lượt ở những cái nơi đó mà nó bắt đầu, nó hoạt động, nó phát triển thì từ đó ai đến đây có duyên thì người ta thấy người ta cùng nhau họp, người ta đóng góp ít nhiều.

Bây giờ con đến đây con gặp, con bỏ ra năm ngàn, mười ngàn, một triệu bạc, con xin gởi để giúp Út xây dựng cái khu an dưỡng cho các vị, các người già, các cụ già. Thì bây giờ một đồng cũng nhận nữa, thì cùng nhau mọi người hợp với nhau một ít mà làm nên việc lớn. Chứ mình không có kêu mấy cái nhà giàu có.

2- CÚNG DƯỜNG TAM BẢO SAO THIẾT THỰC

(11:50) Phật tử 1: Dạ. Con kính thưa Thầy là ví dụ như mình gọi là cúng dường Tam Bảo, thì cái tiền cúng dường Tam Bảo đó, cô Út có được quyền lo cho bên bển không Thầy?

Trưởng lão: Có chứ con. Bởi vì ở trong cái Phật, Pháp, Tăng, thì trong cái Tăng bảo đó là nó nhằm cho những người tu mà. Nhưng mà các cụ về đây dù là dưỡng lão, cũng là những người tu chứ làm sao mà không tu. Học đạo đức, học giới luật của Phật rồi sống đời đạo đức, rồi ngồi giữ "tâm bất động, thanh thản, an lạc" rõ ràng là các cụ đều tu hết chứ, thì đó là Tăng Bảo rồi.

Cho nên dù là cúng dường Tam Bảo, nhưng mà sự thật mình trang trải ra mình làm. Từ cái nhà, cái thất đều là lo cho Tăng Bảo hết. Đó là Tăng Bảo. Con phải hiểu rộng cái này. Nó là cái Tu viện rồi thì nó là Tăng Bảo rồi, nó thuộc về Tăng Bảo. Một cái vị, một người tu sĩ cũng là Tăng Bảo, mà một người cư sĩ vào đây tu hành cũng là Tăng Bảo đó. Người ta đi vào cái tu tập mà, nó Tăng Bảo đó con.

Phật tử 1: Dạ, vậy từ nay có gì con để gọi là cúng dường Tam Bảo là nó đủ nghĩa rồi thưa Thầy ha?

Trưởng lão: À, nó đủ nghĩa đó con.

Phật tử 1: Dạ. Chứ con cũng nhiều lúc là con cũng không có biết là những cái việc gì là mình cần, việc gì mình chưa cần đó Thầy. Cho nên con muốn làm cái việc gì đó, đưa một cái là nó chung để cho cô Út có thể toàn quyền quyết định để lo.

Trưởng lão: Đó, đúng như vậy đó con. Nghĩa là toàn quyền quyết định lo hết. Mà trong đó Phật Bảo, Pháp Bảo, rồi Tăng Bảo. Pháp bảo bây giờ cô Út cần, cái số tiền con gửi thì in kinh sách là Pháp Bảo chứ sao, để phổ biến cho mọi người biết thì đó là Pháp Bảo.

Bây giờ về Phật Bảo, về Phật Bảo thì trong khi đó có một cái tượng cốt nào của Phật bị hư, hay hoặc là sơn phết lại thì người ta sẽ sơn phết lại. Người ta làm đó là về Phật Bảo để di tích, để nhớ ơn Phật. Mà về Tăng Bảo là từ cái tu sĩ cho đến cư sĩ vào đây là tu, chứ vào đây đâu có nghĩa là vào đây đi chơi được.

Ở đây rồi thì kể như là tu chứ không có còn gì nữa hết. Dù không muốn, người ta cũng hằng ngày người ta dạy bảo mình cách thức này kia, là mình cũng phải sống theo cái nếp sống đó, thì tu đó, nếp sống của Tu viện. Cho nên là tu hết.

Không có ai mà nói: "Tôi vô đây tôi chơi được hết. Hay hoặc vô đây tôi đánh lộn được hết". Cho nên nó thuộc về Tăng Bảo rồi. Cho nên nói cúng dường Tam Bảo là nó đủ ý nghĩa. Nó mang đủ cái ý nghĩa của nó.

Thành ra ví dụ như con cúng dường Tam Bảo, mà bây giờ cần phải cất những cái nhà dưỡng lão, thì đó để cho các cụ về dưỡng lão là của các cụ mà. Là cụ về để ở đây vừa là an dưỡng, dưỡng cái tuổi già của mình, vừa học tập đạo đức, vừa tu để tâm mình bất động. Mình giúp cho các cụ như mình giúp ông bà của mình. Mà cúng dường Tam Bảo là cúng dường như vậy chứ nó có lợi ích. Nó thiết thực mấy con.

(14:48) Cho nên nó giúp đỡ với nhau để chúng ta. Cũng như bây giờ ở nhà của các cụ mà con cái nuôi nấng không bằng người ta đến Tu viện mấy con. Nhiều khi nó bắt các cụ coi chừng nhà nữa chứ. Rồi phải nhiều khi nó, các cụ mà còn khỏe khỏe một xíu, nó bắt coi con cháu nó, đặng nó đi làm.

Mà mình thương thì nó cột mình, ông bà mình thương con cháu, mình đâu nỡ bỏ. Để rồi ngồi đó coi chừng nó để cho nó đi làm, để không thấy tụi nó cũng khổ quá. Thương con mình mà, thành ra cứ ngồi đó mà giữ nhà với trông cháu nó thôi. Nuôi con đã rồi bây giờ tới nuôi cháu. Khổ lắm mấy con.

Nhưng mà có một nơi như vậy đó, các cụ về ở trong một tuần lễ, thấy thoải mái lắm. Nó không bị gò bó ở trong cái gia đình, nó không bị nhọc nhằn. Coi vậy chứ các cụ Thầy biết rằng ở trong gia đình từ cái ăn, cái uống, cái này kia, nó cũng giúp cho con mình hết đâu. Nó đi làm về cũng phải lo cho nó nồi cơm hoặc làm cái gì. Bởi vì cha mẹ phải thương con chứ làm sao bây giờ.

Nhưng mà cái người con thì họ cũng thương cha mẹ, nhưng mà họ không biết cách nào làm sao hết. Cho nên ở ngoại quốc nó bắt mấy ông cụ, bà cụ đi vào nhà dưỡng lão ở hết. Để ở đây để mấy cụ trông coi con cháu hết. Còn ở Việt Nam mình thì tới chết thôi, không có cái vấn đề đó.

Cho nên Thầy thấy ở Việt Nam mình sẽ có những cái khu an dưỡng cho các cụ mà tu tập. Các cụ cũng còn phải học chứ, lớn cũng phải học chứ. Học để hiểu biết Đạo Đức, để biết sống cái đời sống của mình, để biết thương yêu và tha thứ. Chứ không thì nó cô đơn quá, nó lớn tuổi rồi nó không có hòa hợp với cái giai đoạn của tuổi trẻ, thì mình thấy như là mình bị hất ra ngoài. Cho nên nó khổ, các cụ cũng khổ lắm. Cho nên vô đây tu rồi hết khổ, "tâm thanh thản, an lạc, vô sự" còn đâu mà khổ. Đó là cái nguồn an ủi rất lớn đó con.

Con vô thăm cái nhà dưỡng lão của Thị Nghè con thấy các cụ khổ thiệt chứ. Nuôi dưỡng vậy chứ khổ lắm đó con, không có cái phương pháp. Cái tâm ngồi đó nó dày vò mình dữ lắm đó con, khổ đau lắm. Còn ở đây có phương pháp, cho nên các cụ sống với cái "tâm bất động, thanh thản, an lạc".

Mỗi lần có cái tâm niệm nhớ về quá khứ cái gì đó, thì mau mau tác ý xả nó ra, để trở về với…​, mình nói như vậy. Tức là mình cứu các cụ đó, nhờ cái đó mà các cụ được an ổn.

(17:26) Phật tử 1: Dạ thưa Thầy con có nghe nói là mai mốt là mình xây xong mấy cái đó thôi, là mình xây vậy thôi chứ mình không có tô hả thưa Thầy?

Trưởng lão: Không con. Tô mình chỉ ở trong mình làm cho nó láng, cho nó sạch, mình tô ở trong, mình quét vôi cho sạch sẽ, nhưng ở ngoài không tô, không có làm.

Phật tử 1: Ở ngoài mà không tô lâu ngày nó mục làm sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Chắc không mục đâu.

Phật tử 1: Dạ. Nó dễ mục lắm đó Thầy. Lâu ngày nó mục đó Thầy.

Trưởng Lão: Để Thầy nghiên cứu lại kỹ. Nếu không thì phải tô.

Phật tử 2: Dạ. Phải tô đó Thầy, để nó mục.

Trưởng lão: Con cũng phải suy nghĩ, gạch không lẽ đúc rồi mà không lẽ nó thành đất sét lại sao?

Phật tử 1: Dạ. Tại vì ở trên quê con đó Thầy, con cũng thấy mấy cái nhà nó cũng vậy đó Thầy. Lâu ngày, nước rong rêu đồ nó bám vô. Mấy năm là bắt đầu nó xuống cấp ghê gớm lắm đó Thầy.

Trưởng lão: Vậy nữa hả con?

Phật tử 2: Dạ. Có lớp trong tô rồi thì không sao.

Trưởng lão: Để Thầy nghiên cứu trở lại, chứ không khéo cái kiểu này không được. Nó sập đống gạch xuống.

Phật tử 2: Dạ. Nó sẽ hỏng đó Thầy, mình bỏ đầu tư ra.

Trưởng lão: Nó phí, bởi vì còn có một ít nữa mà mình lại không chịu tiếp thêm một chút nữa, để cho nó bảo đảm độ bền. Thì mình cố gắng thêm chứ cũng không gì. Nhưng mà mình nghĩ rằng nếu mà nó bền bỉ được, mình đúc được mà nó đừng có hư đó, thì mình để vậy càng tốt hơn. (Dạ) Không. Mấy con gợi ý cái điều đó, để Thầy gặp một vài vị kiến trúc sư hỏi thăm những cái điều này. Mấy ông này ổng học ở trường ra, mà nếu mà mấy ông nói trật là chết.

Phật tử 1: Dạ. Đúng rồi. Mấy ông là chính xác hơn đó thưa Thầy.

Trưởng lão: Chính xác đó con. Mình hỏi rồi mấy ông xác định cho mình biết là tô hay không tô thôi? Mấy ông nói cho tôi biết đi, mấy ông học ở trường ra mà, mấy ông tới chừng đó mà nó hư của tôi, tôi bắt thường mấy ông à. (Dạ)

3- CỐ GẮNG TU ĐỂ ĐỀN ĐÁP TỨ TRỌNG ÂN

(19:22) Phật tử 1: Thưa Thầy. Tụi con với anh Nam đây với lại cô ở đây, thì khi mà cô tới đây, cô cũng mong muốn là học, thân cận Thầy được học hỏi cho đến ngày được đủ duyên Thầy cho nhập thất tu. Hiện tại thì cô chưa có đủ cái duyên đó, cho nên là cô cũng thường nói chung là lâu lâu mà có điều kiện mà gặp được cô thì cô cũng khuyến khích anh em tụi con cũng là mình cố gắng làm theo lời dạy của Thầy là sanh thiện, tăng trưởng thiện đó Thầy. Cho nên là ngày hôm nay thì anh em tụi con được có mặt Thầy ở đây, thì mong Thầy chứng minh cho anh em tụi con là từ nay sắp tới là tụi con sẽ cố gắng làm những cái việc phước thiện với khả năng của anh em tụi con, mong Thầy hứa khả và gia hộ cho anh em tụi con.

(20:22) Trưởng lão: Được rồi. Thầy thấy mấy con có cái tấm lòng tốt như vậy đó, để mình còn giúp đỡ biết bao nhiêu người bất hạnh trong xã hội. Cũng như mấy cô về đây tu rồi. Sự thật ra ở đây chỉ còn thọ dụng của công sức của quý Phật tử, của mọi người đóng góp. Chứ Thầy đây Thầy có làm ruộng đâu mà lấy lúa về nuôi mấy cô nổi.

Cũng nhờ mọi người một chút con, do đó thì Thầy chỉ mong rằng mấy cô tu được là đền trả cái công ân đó, thâm ân đó con, ân đàn na thí chủ mà. Thầy bây giờ mà sống, còn hôm nay còn ngồi được ăn bữa cơm là cái ân đó cũng đâu phải nhỏ. Bốn cái ân của trong đạo Phật nó nói Tứ Trọng Ân mà. Bốn cái ân, thâm ân, ân Cha Mẹ, rồi ân Thầy. Thầy dạy bảo dù là một thầy dạy mình tu hành, dù là một thầy dạy mình chữ nghĩa, cho đến khi mình đỗ bác sĩ hay hoặc là đỗ tiến sĩ đi nữa, cũng những ông thầy đó đều là cái ân thứ hai, thâm ân của mình hết. Nếu mà không có ông thầy làm sao khai mở mình hiểu hết được cái sự hiểu biết được trong cái điều kiện trong cái cuộc đời của mình, cái đó là cái thâm ân. Còn ân thứ ba là ân Tổ Quốc. Ân thứ tư là ân Đàn Na Thí Chủ, công ơn của mọi người giúp đỡ mình. Mình trao đổi với nhau qua lại lúc mình gặp những khó khăn người ta giúp đỡ, cũng là ân đàn na thí chủ mà.

Cho nên vì vậy mà cái ân nghĩa này thì mấy con cố gắng tu tập, Thầy sẽ theo dõi mấy con để hướng dẫn mấy con tu đến nơi đến chốn mấy con, để mà đền đáp công ơn. Chẳng hạn bây giờ con xả tâm được một nữa thì cố gắng xả tâm cho thật sạch, đến đổi mà "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Mà Thầy đòi hỏi mấy con chỉ có ba mươi phút, ba mươi phút mà làm không nổi, thì làm sao một giờ nổi phải không?

Được ba mươi phút rồi, thì Thầy khép vô cái khuôn khổ khác, để mà độc cư trọn vẹn, đi vào cái sự mà từ một giờ đến hai giờ, ba giờ với cái Tâm Bất Động. Mà được sáu tiếng đồng hồ bất động, thì Thầy hướng dẫn các con luyện nội lực, để có Tứ Thần Túc. Chừng đó muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống khỏe quá. Nói thì dễ nhưng tu là cả một cái vấn đề tu. Coi như ráng cố gắng mấy con.

Thầy nghĩ rằng mấy con còn tu được mà, chưa có chuyện đến nỗi mà nói là tu hết sức mình. Tu không có khó gì hết con, trong đầu mà nghĩ bậy bạ thì bảo: "Tâm bất động, thanh thản, đừng có ham, cái thứ này thứ khổ nè". Rồi nó lui hết, mấy con.

(23:14) Phật tử 3: Dạ. Kính bạch Thầy sao cô Út con cũng không hiểu. Xin Thầy chỉ lại cho con tu hành để con chỉnh cái chỗ mà hơi thở. Thêm nữa là có việc mà con muốn trình với Thầy. Thí dụ như từ đây trở đi mà cái lúc mà con chưa có nhập thất đó. Thầy kêu con qua thất đó, con…​. Thí dụ như Hòa thượng, Thầy Thanh Từ đó Thầy. Nếu mà Thầy có trăm tuổi thì Thầy cho con về để đảnh lễ Thầy tổ của con.

Trưởng lão: Có chứ con. Về thăm Hòa thượng, Thầy cũng về thăm chứ.

Phật tử 3: Còn lúc mà con đã nhập thất rồi thì sao?

Trưởng lão: À, nhập thất thì thôi, giờ chỉ còn cứu mình chứ nhất định không đi. Cái giờ đó là giờ quyết định rồi. Một là chết, hai là chứng đạo trong thất.

Phật tử 3: Bạch Thầy con cũng thật ra con hiểu như vậy. Chứ còn con thì song thân con đã mất hết rồi. Anh em con thì tu bên ngoại đạo hết, bên Cao Đài đó Thầy. Còn đây là Phật tử thuận thành thôi, mới giúp con thôi chứ còn con không có ai nữa hết. Mô Phật.

Trưởng lão: Đó cũng là cái duyên con, con ráng tu. Nếu mà trong khi mình còn ở cái khu mình tu giới luật, đức hạnh, mình xả tâm trong các đối tượng đó, Hòa thượng có mất mình cũng về thăm, con. Cái ơn nghĩa của Hòa thượng cũng lớn lắm. Hoà Thượng cũng mong đem lại cái con đường Thiền tông cho mình tu, để mà chứng đạo. Chứ không phải là Hòa thượng cầu danh, cầu lợi gì hết. Rất vất vả cực khổ. Cho nên Hòa thượng nói: "Hòa thượng nợ đàn na thí chủ nên phải cất mấy cái thiền viện để mà hướng dẫn tu". Tức là có cái duyên chứ không phải là không duyên đâu, nhưng mà con đường đi rốt ráo thì nó chưa được thôi. Tới phiên Thầy, đệ tử của Hòa thượng, Thầy mới dẫn mấy con đi rốt ráo. Chứ không có để lừng chừng.

Cho nên mấy con tu là đền đáp ơn của Phật, ơn của các vị Hòa thượng. Vì ngày xưa nếu mà không có Hòa thượng Thiện Hoa thì làm sao mà có cái con đường Phật học mà bây giờ mình biết. Có nhờ Hòa thượng Thiện Hoa, chứ cỡ không biết thì chắc bây giờ Thầy cũng ngồi gõ mõ tụng kinh cũng như mấy ông Thầy đám thôi chứ hơn gì. Rồi từ đó thì mấy con thấy, từ đó phát triển Thầy Thanh Từ dạy Thiền tông mới thấy rõ ràng có cái hướng tu chứ. Chứ đâu có cái hướng học không như Hòa thượng Thiện Hoa đâu. Con hiểu không?

Rồi bắt đầu bây giờ nó mới đi vào thực tế, vào cái sự tu tập của mình, mới có phương pháp hẳn hòi để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Con thấy rồi từ từ, nó lần lần, nó triển khai một cái hướng rất tốt đó. Cho nên những cái ơn của các vị Hòa thượng trước, mình cũng vẫn biết ơn mà, không quên ơn đâu.

(26:13) Phật tử 3: Dạ. Mô Phật. Kính bạch Thầy có một cái cô đó, cô tu ở Hòa thượng thầy Nhất Hạnh đó, bạch Thầy. Cô xin Thầy vô tu trong thời gian cũng ngắn. Cô nói với con là cổ tu cho biết vậy thôi. Có nghĩa là chỗ nào cô cũng tìm để tu cho biết.

Rồi cổ đọc cái quyển của Thầy là: "Tạo Duyên Hóa Độ Chúng Sanh". Bạch Thầy quyển đó con chưa có đọc. Có một lần cổ đem ra cổ nói với con như thế này: "Sư ông ở đây", có nghĩa là cổ kêu Thầy bằng Sư ông: "Sư ông ở đây nói Hòa thượng Thanh Từ tu chưa chứng". Thì nói nặng quá nên con không muốn nghe cái điều đó. "Hiền huynh đọc sách hiền huynh phải cân, phải thấy chứ đừng nói điều lung tung trong lúc đàm đạo. Bởi vì mình tu chưa đến đâu hết. Tôi muốn nhịn ăn để mà xin Thầy ở trong này thôi chứ còn tôi chưa có tu nên tôi không muốn nói đến mấy vấn đề đó. Hơn nữa là coi lại cho kỹ đi. Chứ tại vì ai lại đem nói chuyện của mấy vị Tôn túc mà đem ra nói".

Dạ con nói vậy thôi. Dạ Bạch Thầy con nói như vậy được không Thầy?

Trưởng lão: Được con. Con nói vậy thôi.

Phật tử 3: Tại vì quyển đó con cũng chưa đọc bạch Thầy.

Trưởng lão: Chưa đọc hả con? Thì đó là cái quyển mà khi thầy Chân Quang viết. Coi như là Thầy sau này Thầy để lại cái tên là Tạo Duyên Hóa Độ Chúng Sanh.

Phật tử 3: Dạ.

Trưởng Lão: Thật sự ra khi mà Thầy tu xong rồi, Thầy thấy là chỉ có duyên của Hòa thượng Thanh Từ mới có đủ cái duyên này, hóa độ chúng sanh thôi. Chứ còn Thầy bây giờ mà đi ra, dù Thầy có tu chứng gì đi nữa, mà không có duyên của Hòa thượng, thì không thể nào độ được. Hòa thượng có cái uy tín, hồi đó Hòa thượng dạy trong Phật Học Viện. Mà Thầy có dạy ngày nào đâu, cứ học không à. Từ đó mà đi tu thôi. Còn Hòa thượng được tạo từ các bậc Thầy, bậc Thầy dạy trong các Phật Học Viện. Rồi kế đó thì Hòa thượng tu tập rồi mở mang Thiền tông, hướng dẫn. Từ cái uy tín chỗ dạy học, cho đến cái chỗ mà dạy tu nó có cái thế. Và bây giờ Thầy là đệ tử của Hòa thượng Thanh Từ, thì không có cách gì hơn là phải nương vào Hòa thượng Thanh Từ. Cho nên những cái cuộc mà giữa Hòa thượng Thanh Từ với Thầy là thuật lại. Chứ đâu có phải mà nói chuyện, nói xấu Hòa thượng. Mà sự thật ra bây giờ thử hỏi Hòa thượng có làm chủ được như Thầy không? Bằng chứng cụ thể mà.

(28:26) Phật tử 3: Mô Phật, bạch Thầy con cũng có nói cái điều đó ra với cái cô đó. Con nói: "Huynh nói vậy chứ theo tôi, tôi thấy, tôi gần bên Hòa thượng tôi thấy Hòa thượng chưa làm chủ được căn bệnh, nhưng mà mình nói làm cái gì. Còn tu chứng hay chưa là tôi không biết điều đó. Nhưng Hòa thượng bị đau hay bị bệnh thì vẫn đi bệnh viện, vẫn đi bác sĩ. Còn ở đây Sư ông ở đây không có. Thì huynh hãy coi lại đi. Hoà thượng hết bệnh thì người ta chứng hay người ta tu không chứng điều đó tôi không biết".

Dạ con có nói với cái cô đó vậy thôi. Còn Thầy ở đây là tôi biết Thầy tu đắc quả A La Hán tôi với người thân tìm Thầy cho đến nay. Thì con có nói lại với cái cô đó được không vậy Thầy?

(29:06) Trưởng lão: Bây giờ thực sự ra hôm trước Thầy có về thăm Hòa thượng. Nhưng Hòa thượng được nghỉ ngơi, không có cho ai vào hết. Chỉ có Thầy mới vào được thăm thôi. Hoà Thượng mệt lắm mấy con, nằm ở trên cái võng mà đưa tới, đưa lui mãi. Gần đây Thầy đi dự cái khóa tổ chức cái Giới đàn cho chúng Tăng, Ni để thọ giới đó, ở Tây Ninh. Thì ở trên đó có quý Hòa thượng, quý thầy về nói: "Hòa Thượng hôm nay, Hòa thượng lẫn, quên rồi". Tội lắm, Thầy thấy Thầy của mình chứ đâu phải ai.

Phật tử 3: Dạ. Mới đây hả Thầy?

Trưởng lão: Mới đây thôi. Mấy vị Hòa thượng về hồi bữa ở trên cái Giới đàn, ở trên Tây Ninh tổ chức ở trển. Thầy về trên đó thì gặp quý Hòa thượng mới nói về thăm thì Hòa thượng không nhớ ai hết. Tội lắm con, cái đầu óc nó dở lắm. Hỏi nói tên thôi, Hòa thượng ờ vậy thôi, chứ còn không biết. Chứ hôm bữa mà hôm cách đây chắc khoảng ba năm Thầy về thăm Hòa thượng đó thì đến Thầy xin đảnh lễ Hòa thượng thì Hoà Thượng còn biết Thầy.

Phật tử: Biết hả Thầy?

Trưởng lão: Biết con. Hòa thượng hỏi: "Thông Lạc về thăm Thầy à?". Còn biết.

Thầy thấy đúng là không làm chủ được, trông tội lắm. Hồi sáng này Thầy đi ra ngoài trường hạ của Phật giáo tỉnh Tây Ninh tổ chức. Tổ chức cũng gần đây ở Trảng Bàng, Thầy ra trường hạ thọ trai. Rồi ở ngoài đó thì quý thầy họ cũng hiểu biết tới Tu viện. Có vị Thầy thì nói: "Tu giới luật khó quá, vô tu không nổi".

Còn một số quý thầy cũng nói: "Ở trong tỉnh Tây Ninh mình may mắn có được Thầy ở trong Tu viện Chân Như, chứ mà cỡ không có thì quý thầy mình chỉ tu cho hình thức chơi vậy thôi, chứ thiệt ra không tới đâu hết". Họ biết hết, mấy con. Tội lắm con.

Thầy dạy cái lớp Giới luật, rồi Thầy cho bài làm cho thấy cái trình độ của quý thầy ở Tây Ninh yếu lắm luôn. Chỉ có một vài người học mà thực hiện thì còn trả lời được đúng, còn một số người họ chỉ biết tụng niệm. Học Phật giáo, tu theo Phật giáo mà chỉ có biết tụng niệm không thì thiệt thòi quá. Tội lắm mấy con. Thầy đi trường hạ thấy tỉnh Tây Ninh mình yếu quá.

Phật tử 1: Con thấy người ta đi về Tây Ninh phần nhiều là người ta đi Tòa Thánh, đúng không Thầy?

Trưởng lão: Đúng vậy con. Tây Ninh mê tín nhiều.

(31:48) Phật tử 4: Dạ kính bạch Thầy từ hôm mà con lên đây đến giờ đó, cũng một tháng mấy rồi Thầy. Dạ nhưng mà con muốn gặp Thầy, để con trình cái việc của con. Nhưng không có gặp được, không có đủ duyên đó bạch Thầy.

Trưởng lão: Con viết thơ đưa cô Út, Thầy kiểm tra. Thầy chắc ba bữa nữa Thầy qua Thầy kiểm mấy cô nữa đó.

Phật tử nữ 4: Dạ. Mô Phật. Mấy cô đã xuất gia rồi, còn con đó hả mới về đây, Thầy có kiểm không?

Trưởng Lão: Thầy sẽ, nói chung là Thầy lần lượt là Thầy cho mấy con khép vào khuôn khổ. Đã quyết tâm tu rồi thì khép vô hết mấy con. Thầy dẫn dắt được đến nơi con, Thầy không có bỏ đâu. Thầy bữa đó Thầy có nói Thầy sắp sữa Thầy lập cái Ni đoàn thứ hai. Cái Ni đoàn thứ nhất này, Thầy cho rút vào thất tu. Cái Ni đoàn thứ hai Thầy mới thành lập, Thầy đến Thầy làm lễ xuất gia cho các cư sĩ, cho đắp y vấn hết.

Phật Tử 4: Dạ. Con cũng muốn được như quý thầy ở trong này. Thực sự là con sợ mình tu không kịp, rồi Thầy nhập Niết Bàn rồi cái con không biết làm sao nữa hết, con cũng sợ lắm. Hôm trước con có trao đổi điều đó với cô Út. Cô Út cổ dạy con là đừng nghĩ tới cái niệm đó nữa, hãy buông xuống hết, mình tập buông xuống đừng có sợ.

Trưởng Lão: Thầy đang lo mấy con, không có bỏ đâu mấy con. Thực ra Thầy về bên Ni, Thầy thấy tội mấy con lắm, không được gì. Bên nam thì người ta dễ hơn. Còn bên nữ mấy con khó.

Phật tử 4: Mô Phật. Tụi con xin đảnh lễ Thầy. Thầy hoan hỷ, Thầy trụ thế cho thật dài lâu để cho tụi con được tu học cho đến nơi, đến chốn. Dạ. Con xin đảnh lễ Thầy.

4- CÚNG DƯỜNG BỐ THÍ PHẢI ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(34:11) Trưởng lão: Con đứng lên đi con. Con ngồi xuống ghế đi con.

Phật Tử 1: Dạ thưa Thầy, lúc nãy con có ý muốn hỏi Thầy là: Thí dụ như mình bây giờ bên Phật giáo Đại thừa đó Thầy, là mình nhiều lúc mình đi cúng dường ở bển thì nó có phước không Thầy?

Trưởng lão: Nếu mà cái chỗ nào người ta lo cho chúng Tăng tu hành đàng hoàng thì có phước, mà sợ người ta không có lo đó con, thì mình coi như là mình cái của của mình nó không phước. Mà đức Phật nói cúng dường cũng như bố thí phải đúng chánh pháp. Không đúng chánh pháp thì cái công đó nó không có được gì hết, nó không có cái phước gì hết. Cho nên phải sáng suốt. Theo cái lời của Phật dạy đó, thì phải nhận định cái chỗ này thừa ăn, dư. Và chúng bao nhiêu? Nếu cái số chúng đông thì mình cúng dường là người ta phải nuôi chúng. Còn nó có một hai người mình cúng dường thì thừa quá. Cũng như con thấy ở trên núi Bà Đen, chỗ cô Nghĩa kho hàng tỷ bạc, thừa quá. Rồi thành ra bây giờ cô Nghĩa cô nói cổ sắm máy bay được mà mấy con. Nhưng mà tất cả những cái đó là quá giàu mà trong khi có nhiều nơi người ta quá khổ mà không có.

Rồi bây giờ thí dụ như cổ thừa như vậy đi, một lần cổ trợ giúp cho Nhà nước để cất những cái nhà tình thương tình nghĩa đó. Một lần cả năm cái, mười cái dễ dàng lắm mấy con. Như cái Giới đàn vừa rồi đó, nó tới coi như là chín trăm người, chín trăm Tăng sinh về đây mà thọ giới đó, mà cổ đài thọ, cổ nuôi hết. Tính ra cả ngàn người. Cái giới đàn nó lớn vậy, nó đông vậy đó mà cổ lo ăn, lo uống, chỗ ăn, chỗ ở gì đầy đủ hết mà cổ đủ sức. Thì vậy cũng được, vậy cũng được chứ không có gì.

(36:16) Còn cái chỗ mà người ta thừa tiền quá, người ta gởi. Như con nghe ở trong chùa Hương mà sư Huệ Thành tịch rồi. Khi mà sư cất cái số tiền nó còn gởi trong ngân hàng quá nhiều, cả tỷ đồng. Thành ra nó nhiều khi cái tiền đó, họ ở trong chùa họ cũng không biết sử dụng như thế nào nữa. Mà cứ hằng năm thì trẩy hội thì cứ cái số tiền đó tăng lên, mà trong khi có chỗ người ta cần tiền. Như cái Phật Học Viện ở Sóc Sơn. Mấy con biết ở ngoài Bắc nó có học viện Sóc Sơn đó. Không biết có nghe không?

Phật tử 1: Dạ con có nghe.

Trưởng lão: Đó. Tập trung nên nuôi mấy cái Phật Học Viện, cho các cô, các Thầy đó. Sách vở của Thầy, hôm mà Thầy đi đại hội, sách vở Thầy, Thầy gửi, Thầy cho mấy cô đó hết. Ở bên mấy Tăng, mấy cô đó họ học để cho họ biết, mình học còn phải tu. Tu như thế nào đúng, như thế nào sai. Đó sách vở Thầy gởi. Bởi vì mấy cô trong cái cung đại hội Phật giáo Liên Hợp Quốc kỳ đó đó, bảy mươi bốn nước về họp ở Hà Nội đó. Tất cả Tăng sinh nam và nữ ở trong đó đi ra để mà tiếp đãi riêng, tiếp đãi các cái Phật giáo của thế giới đó. Thì trong đó có tiếp, Thầy cũng là một người đi dự đại hội ở trong đó, một đại biểu.

Thành ra các cô, các Thầy ở đó họ tiếp. Đến cái nơi nào nghỉ ngơi, họ lo lắng cho mình hết. Mình mặc dẫn đi chỗ này, chỗ kia gì đó là họ làm hướng đạo viên dẫn. Thì do đó, sau đó thì có người mới nói tên Thầy đó. Bởi vì họ theo lên mạng họ thấy có hình Thầy đó. Thì họ nói thì mấy cô này biết, mới hỏi xin sách vở. Thầy cũng cho. Thầy mới gọi Phật tử ở Hà Nội họ đem vô. Họ đem vô, Thầy gửi cho mấy cô. Cũng tội lắm mấy con, mấy người đó họ cũng tha thiết tu hành lắm mấy con, tuổi trẻ trẻ nhỏ lắm.

Phật tử 1: Thưa Thầy nói đến cái hình ở trên mạng, con thấy cái hình mở ra thấy sao không giống hình Thầy, Thầy ơi.

Trưởng lão: Thầy không biết. Mấy người đó đưa lên đó, Thầy không có biết. Vậy mà trong đại hội, chú Hoàng đó, chú nhận ra Thầy đó chứ, mà chú đâu có biết Thầy đâu. Thấy Thầy ngồi đó, chú đi lên đi xuống, chú giữ trật tự ở trong đó mà. Rồi chú đi lên đi xuống, đi lên đi xuống xong rồi chú hỏi: "Xin lỗi Thầy, Thầy có phải là Thầy Thông Lạc không?" Chứ chú đâu có biết Thầy. Thầy nói: "Phải". "Trời đất ơi! Thầy mà ngồi đây. Con tưởng đâu Thầy không có dự đại hội này. Ai dè Thầy có. Con thấy Thầy giống mường tượng cái hình ở trên mạng. Con làm gan hỏi đại".

5- PHÓNG SANH PHẢI CÓ NHÂN DUYÊN

(38:49) Phật tử 1: Thưa Thầy, thì con thấy có chuyện như phóng sanh đó Thầy. Phóng sanh mình mua cá, mua chim này kia đó Thầy. Mặc dù thấy cái chuyện đó nhiều lúc người ta bán mình mua, rồi nó cũng như là múc nước đổ sông, đổ biển vậy đó.

Trưởng Lão: Cái chuyện đó nó không đúng đâu con. Phóng sanh như vậy không đúng đâu. Mình làm cho người ta để người ta mua người ta nhốt, người ta chờ đến ngày rằm hoặc ngày lễ phóng sanh mấy con lại mua. Nhiều lúc còn mang tội thêm, phóng sanh mà kiểu đó mang tội. Thôi đừng có làm cái chuyện đó.

Nói phóng sanh là khi nào mình có duyên mình đi mình gặp trường hợp như người ta bắt cá, câu tôm hay gì đó. Mình thấy sao có duyên mình gặp, thôi mua thả liền. Còn không gặp thôi, còn đi ra chợ đó, là coi như là mình biểu người ta mua nhốt đó đi, tới ngày rằm, ngày vía rồi tôi mua tôi thả. Thì như vậy là mình bảo. Ở đời mà, người ta làm cái gì có tiền, mà người ta còn bán mắc nữa chứ. Bán cho mấy người phóng sanh là phải bán mắc. Nên cuối cùng mình phóng sanh mà cái kiểu này thì thôi, bất lợi lắm, nên đừng mua.

(39:48) Theo Thầy cái nghiệp của chúng sanh, mình đã tạo cái duyên sát hại chúng sanh, thì bây giờ mình phải làm tôm cá để mình trả lại cái quả. Tại sao mà mấy con lại kê vai gánh vác điều đó? Nhưng nó có cái nhân quả gặp nhau, chứ không phải là mình đi vô chợ mình đi tìm. Mình đi tìm là đâu phải nhân quả gặp nhau, mình đi tìm để phóng sanh. Cho nên vì vậy đó mình đi đường hoặc này kia mà trường hợp mình gặp, mình thấy một con vật, một con chó mà người ta kéo lôi, người ta sắp sửa giết. Mà tại sao mình lại không đi trật cái thời điểm đó mà để mình gặp? Thì đây là có duyên với nhau. Thôi tôi mua con chó này thả. Cái đó mới là phóng sanh.

Phóng sanh thì phải có nhân quả, có nhân duyên với nhau chứ mình phóng sang mà không thấy nhân quả. Thấy mấy ông rập chim cu ở ngoài ruộng, giăng lưới, ông giựt cái lưới nó năm, bảy con chim. Thôi cái duyên này tại vì mình có duyên với mấy con chim này. Ông bán cho tôi đi, tôi mua. Thì ông đó đâu có ngờ được đâu phải không? Ông đó đâu có nghĩ là bán cho mấy người phóng sanh đâu. Nhưng mà mình mua rồi mình thả, rồi mình đi. Tại mấy con chim này nó có nhân duyên của đời trước, nó đã vô tù nó đã thả tù mình ra, bây giờ mình thả nó chứ. Đó con thấy không? Nó nhân quả mà? Mình phải hiểu qua cái nhân quả như vậy thì nó mới tốt hơn.

Phật tử 1: Thưa Thầy vừa rồi đó Thầy. Tại vì có chuyện này nữa thành thử làm cho con giữ trong lòng, để con lên hỏi Thầy. Là có cái cô đó cổ kể có ông già này giống thầy bói thì cũng không phải, tại vì cổ không có thường coi bói cho người ta. Nhưng mà lâu lâu cổ gặp người ta, cái cổ nói người nào đó xui, là cái nó xui. Đại khái cổ nói: "Cái ông này phải phóng sanh một trăm con chim, chứ không là tới cái ngày đó là gặp nạn là coi chừng mất mạng". Cái bắt đầu, cái ông đó hồi đó đến giờ bả nói cũng trúng hoài cho nên ổng cũng ớn ớn. Cái ổng đi phóng sanh thiệt một trăm con chim, thì tối đêm đó luôn đó Thầy, có nghĩa sáng phóng sanh thì tối đêm đó là ổng nằm ổng ngủ. Thì bình thường cũng ngủ quạt như vậy không sao, mà tối đó cái quạt nó quạt vô người ổng, cái ổng đứng hết trơn, ổng không có cử động được Thầy, ổng không thở được luôn. Mà khiến làm sao đó, ông nói khoảng chừng năm đến mười giây nữa là ổng chết rồi. Mà cái bà vợ thấy làm sao mà ổng rút rút, cái đi lại rờ ổng kêu ổng dậy. Cái ổng tỉnh dậy ổng nói: "Bà không kêu tôi là tôi chết rồi". Ổng nói vậy. Thưa Thầy có phải là do nhờ phóng sanh như vậy, nó vượt qua lúc đó hay là sao?

(42:26) Trưởng lão: À, nói chung là cái tưởng của cái người mà đã nhắc ổng phóng sanh đó. Là cái tưởng nó giao cảm được cái trường hợp cái nhân quả ông đó. Cho nên cái tưởng này nó bảo ông phải làm cái việc đó đi. Do đó nó báo trước, thành ra ổng cũng nghe theo. Mà ổng thấy bà này cũng không phải thầy bói, thầy khoa gì hết, mà bả kêu coi như là lên đồng vậy đó. Có hồi bả nói như vậy mà bả hay như vậy chứ bả cũng chưa biết mình tự chủ để mà biết cái điều đó liệu mình nói. Nhưng mà sao thấy ông này, bà phát lên bả nói một câu. Kêu là bốc đồng đó chứ không phải lên đồng, mà bốc đồng. Bà này bà bốc đồng bà nói đại thôi. Nhưng mà sự thật cái tưởng của bà giao cảm thật đó. Cái bốc đồng của bà trong cái giao cảm chứ không phải là bốc đồng mà nói bậy. Cho nên nó nhiều khi bà nói nó trúng chứ không phải không. Cho nên ông này ông cũng: "Hồi nào giờ bà này bả nói hay trúng quá mà, cũng làm vậy thiệt".

Mà bảo chính ông phóng sanh đó, để nhắc cái việc mà ông làm, để cứu cái mạng sống của ổng, chứ cũng không phải gì. Mà nếu mà ổng không làm cái điều này, thì cái mạng ổng nó ngắn ngủi. Tại vì chết rồi, nó chỉ giây lát thôi, chút xíu thôi. Thì đó là cái phước nó có gặp bà này, cỡ không gặp bà này nhắc thì ổng không phóng sanh đâu, thì chắc ổng đi tiêu ổng rồi. Bởi vì cái nhân quả mà nó cài cái thế nó suýt soát, nó sít sao, nó không sai một li hào, để cho có cái người nhắc ông này để cứu ổng. Ổng ít ra ổng cũng có những cái điều từ thiện, chứ không phải không.

Phật tử 1: Dạ, nhờ ổng có cái phước của ổng.

Trưởng Lão: Có cái phước con. Ông có làm từ thiện, ổng mới có được cái phước báo đó. Cho nên ổng gặp cái bà mà lên bốc đồng này nói cái ổng làm, mà cứu ổng sống. Cho nên bây giờ cái sự kiện xảy qua ổng giựt mình, ổng chuẩn bị. Người ta không biết nhưng mà cái tưởng của cái bà đó lại giao cảm đó con. Mấy cái người ta bốc đồng là có cái tưởng giao cảm đó con.

Phật tử 1: Thưa Thầy, bốc đồng là sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Bốc đồng là ví dụ không nói cái chuyện gì trời đất gì nói, nói đại vậy. Bà ta cũng không hiểu bà nói sao nữa, nhưng mà thấy cái mặt tại đó là bả thích nói thì nói đại à.

Phật tử 1: Mà nói đôi lúc thì nó trúng hả Thầy?

Trưởng Lão: Nó trúng. (Dạ)

6- XÂY DỰNG KHU AN DƯỠNG CHO CÁC CỤ GIÀ

Phật tử 2: Dạ thưa Thầy, hôm qua con có đi từ thiện cùng với các bác sĩ ở Trà Ôn đó Thầy. Thì có một vị bác sĩ Cúc Phương là tính thăm Thầy.

Trưởng Lão: Vậy hả con?

Phật tử 2: Dạ, bác sĩ Phương ở Cống Quỳnh đó.

Trưởng lão: Thầy biết rồi.

Phật tử 2: Bác sĩ Phương biết Thầy năm 89 là Thầy về Thường Chiếu Thầy thưa lại với lại Sư Ông Thanh Từ, là để mà Thầy đắc đạo rồi. Thầy cũng có cái phước duyên giảng cho bác Cúc Phương nghe những cái điều mà Thầy tu đắc đạo như thế nào. Thì hôm nay con mạn phép xin Thầy, tại hôm qua cũng đi về tối hôm qua khuya mệt quá. Con định sắp xếp là thời gian ngắn nhất thì con xin phép bác Cúc Phương với lại mấy vị huynh đệ của con bên phía từ thiện lên Chơn Như về thăm Thầy, đảnh lễ Thầy. Thầy cho phép tụi con nha Thầy.

(45:48) Trưởng lão: Được rồi. Thầy cũng lâu gặp Cúc Phương lắm.

Phật tử 2: Dạ. Con cũng có làm trong cái hội Từ Tế Đài Loan. Để con xin phép Thầy cũng như Thầy có hoan hỷ cho con được. Thì có một cái Hội Từ Tế Đài Loan của một sư bà Chứng Nghiêm ở Đài Loan đó Thầy. Dạ sư bà làm cái hội này là có khoảng mấy chục nước trên thế giới rồi. Thì có Việt Nam mình là từ mười mấy năm nay rồi, con theo cái hội Từ Tế này cũng ba, bốn năm rồi. Thì con thấy cái tâm của cái người, vị lãnh đạo mà tại Việt Nam mình, ông đó là ông Lâm, con thấy ổng cũng có cái tâm Bồ Tát, tâm từ thiện. Và con cũng xin phép Thầy nếu như có đủ phước duyên gần nhất, con xin Thầy cho con mời vị đó lên Chơn Như mình để mà đảnh lễ Thầy, để xem nha Thầy.

Trưởng Lão: Ừm, được con.

Phật Tử 2: Để làm cái phần nhà dưỡng lão, thì biết đâu cái phước duyên nó sẽ tạo cho cái duyên tốt, duyên lành nữa đó Thầy.

Trưởng lão: Chuyện là mình sẽ làm một cái số khu an dưỡng để giúp đỡ cho các cụ lớn tuổi rồi. Để mấy cụ ở cũng tội lắm. Cho có nơi các cụ về đó các cụ ở. Rồi trong những cái đoàn mà từ thiện đó, nhiều khi ở đây bước vào sinh hoạt đó, thì chắc chắn là những cái đoàn từ thiện mấy con có trợ giúp nhiều đó.

Phật tử 2: Dạ. Cái quy mô lớn lắm Thầy.

Trưởng lão: Cái quy mô lớn cũng như trợ giúp mình, để cho mình đi vào hoạt động, càng lúc nó. Có một số các cụ về đây, vừa biết pháp tu, mà vừa được an dưỡng cái cơ thể của mình. Bệnh đau nó có những người săn sóc. Vì cái nội lực của các cụ yếu lắm, mà rèn luyện tập như cái người còn sức khỏe thì không được. Mình chỉ có cái dùng của cái Tín Lực mà thôi. Để vượt qua cái cơn đau của cơ thể mình bằng cái lòng tin, chứ còn cái nội lực mà để an trú cho được thân của mình, thì các cụ làm sao luyện nổi, cái sức già. Mà Thầy nghĩ để chu toàn làm sao cho có một cái nơi để các cụ nghỉ ngơi.

Phật tử 2: Dạ. Con thấy có cái cuốn sách đọc thấy Thầy cũng có cái ước nguyện. Ngày hôm nay Thầy thực hiện được, con thấy cũng rất là hoan hỷ.

(47:57) Trưởng Lão: Nói chung là Thầy đi xin nhiều chỗ lắm con. Xin làm cái khu trung tâm an dưỡng từ thiện. Nó có cái khu an dưỡng cho người già, khu an dưỡng cho trẻ mồ côi. Nó nhiều cái khu lắm. Nhưng mà đến đâu sao Nhà nước cũng chưa cho phép. Thôi, Thầy làm một cái giấy Thầy xin Nhà nước đây là những cụ già, muốn về đây tu học, mà vì sống ngày một bữa không có nổi. Buộc lòng tôi phải cất ra ngoài cái Tu viện để cho các cụ về an dưỡng, ăn một ngày ba bữa mà học tập tu, chừng nào mà được thì mới vào Tu viện.

À, Nhà nước thấy có lý lắm. Bởi vì có lý mà. Chứ bây giờ ví dụ mà xin cái khu an dưỡng, rồi Nhà nước hỏi tiền ở đâu mình nuôi, rồi sao, sao? Mình biết làm sao mình khai bây giờ. Chỉ mình lấy cái cơ sở cái Tu viện mà mình nuôi dưỡng thôi. Chứ mình đâu có đưa ra một cái số tiền lớn lao, để mà làm cái khu an dưỡng được liền. Mình đâu có chỗ nào mình trình được. Tiền mình đâu có đâu mà mở, nó khó.

Mà mình trình thì mình phải có từ cả bạc tỷ thì người ta mới cho mình. Chứ còn mình không có thì người ta đâu có cho, mình lấy gì mình nuôi? Còn bây giờ, ở trong Tu viện mình xin ra để nuôi năm mười cụ, hai ba chục cụ, thì mình lấy cái cơ sở của Tu viện từ lâu đến giờ đã nuôi nhiều người tu, bây giờ thêm mười người, hai mươi người của các cụ, thì chắc chắn là mình nuôi nổi. Bởi vì cái số tiền nó ít, nó không có nhiều. Chứ bây giờ nói: "Tôi lập cái trung tâm an dưỡng từ thiện mà nuôi các cụ già như cái nhà dưỡng lão thì thôi".

"Bây giờ Thầy muốn cất cái này tụi tui cho. Nhưng mà phải kê ra cái số tiền mà để nuôi dưỡng này là khó. Chứ không có thì làm sao mà tôi dám tin ông mà tôi kê bút rồi tôi ký, rồi mai mốt làm sao mà tôi trả lời?" Nó khó là khó chỗ đó, mình phải thông cảm với Nhà nước con. Chứ họ không phải làm khó mình.

(49:41) Phật tử 2: Dạ. Thì trước mắt là cái chính quyền ở cái địa phương Tây Ninh này, hiện giờ họ cũng đang đứng sau lưng để hậu thuẫn cho Thầy làm những công việc như vậy.

Trưởng Lão: Đó, do chính cái đó nó hợp lý. Mà chính quyền người ta trả lời cũng dễ dàng với cái cấp trên, con. Nó không dễ đâu. Cho nên cái Tu viện của mình là một năm mấy chục cái nhà, thì Nhà nước ổng: "Trời ơi! Cái cơ sở thí dụ như cái khách sạn, thì người ta có một số phòng thôi, chứ ở đây quá trời như vậy". Bởi vì ở đây người ta vào tu, cho nên vì vậy mà thành ra chính quyền ở đây cũng chấp nhận.

Bởi vì người ta đến đây không có người nào xấu, không có trộm cắp, không có xì ke ma tuý. Cho nên vì vậy về cái mặt quản lý thì Nhà nước họ hỗ trợ mình để quản lý. Chứ không khéo những cái giới người mà họ xấu, họ cũng dám đột nhập. Nhưng mà nhờ mình ở đây độc cư, một, hai là ăn ngày một bữa, chứ mà ăn ba, bốn bữa thì chắc không khỏi. Vô đây ăn một bữa ai cũng ngán.

Phật tử 1: Dạ, nó đột nhập, chịu cũng không nổi chứ đâu phải đâu.

Trưởng lão: Phải rồi chịu không nổi đâu. Khó quản lý lắm con. Bởi vậy Thầy thấy cô Út ở đây cổ rất là ghét về cái khâu quản lý. Nhưng mà nhờ cái mặt hỗ trợ của chính quyền địa phương, người ta giúp đỡ cô để mà quản lý. Có cái người nào mà nghi nghi đó thì người ta tìm hiểu, tìm hiểu coi sao. Nhất là cái lý lịch của địa phương, người ta âm thầm người ta liên hệ coi cái lý lịch của người đó có thật hay không? Không có thì người ta không cho ở trong này, người ta trợ giúp mình, không cho ở trong này. Ở trong này nếu mà một người mà xì ke ma túy mà ở trong này, khi mà bắt rõ ràng xì ke ma túy là mình có tội đó. Tội chứa chấp, chứ không phải không đâu. Mà nếu mà trộm cướp giết người mà vô đây, ở đây mà người ta bắt mà lòi ra được đó. Ở đây chứa người, thì mình cũng chứa chấp đó.

Phật tử 2: Dạ đúng.

Trưởng Lão: Nó có pháp luật đàng hoàng mà. Mà tội chứa chấp nó có tội chứ, chứ đâu phải không. Cho nên nhờ cái mặt này nè, chính quyền người ta cho quản lý chặt chẻ thì cái Tu viện mình nó mới được bình an chứ. Không khéo cũng có nhiều cái người xấu họ đột nhập vô họ ở. Đây là mình nói không phải về cái phần mà tệ nạn xã hội đâu, còn cái phần chính trị nữa chứ không phải dễ.

Phật tử 2: Dạ. Đúng rồi Thầy.

Trưởng Lão: Mọi mặt khó lắm đó con chứ không phải dễ đâu. Nhưng mà đối với phía Nhà nước thì người ta có biện pháp.

Phật tử 2: Dạ hôm nay tụi con cũng có cái phước duyên về nghe Thầy ban cho những lời Pháp nhủ. Dạ con kính chúc cho Thầy sức khỏe được dồi dào để Thầy chỉ dẫn chúng con trên con đường tu hành.

Nam Mô Bổn Sư Thích Thông Lạc.

Trưởng Lão: Con về nói Thầy gởi lời thăm Cúc Phương, con. Lâu ngày quá.

Phật tử 2: Dạ. Lần sau con lên con gọi cô Út ra…​.

Trưởng Lão: Rồi con, được rồi con.

7- VIỆC ẤN TỐNG KINH SÁCH

(52:47) Phật tử 5: Dạ. Con xin kính thưa Thầy. Con chỉ xin ý kiến Thầy về những vấn đề làm sách. Thì hôm trước, khi mà ra làm việc con thấy mọi chuyện xong rồi. Thì vừa xong thì Nhà xuất bản Tôn giáo đã báo cho con một cái kết quả rất mừng là ngày mai con đã được cái giấy phép để đem đi in, mà con không thể tin vào tai mình nữa. Trước tiên là con xin kính thưa con báo tin mừng đến Thầy. Với một cái tin đấy thì ngoài cái tin mừng đấy thì con cũng xin phép Thầy cho con nói lên một cái ý kiến. Nếu Thầy xem phù hợp thì có thể chuyển đổi được, còn không thì thôi ạ.

Tức là khi mà quá trình ra thành sách, thì tự nhiên hôm trước con có trao đổi với cô Út, thì cái phần mà phương danh ấn tống, thì cái ý kiến của con là Thầy xem có thể rằng là mình không in, mình không đánh tên hoặc là địa chỉ rõ ràng của từng cá nhân được không? Có thể Thầy xem Thầy có thể rút ngắn lại tất cả các phương danh ấn tống thành một cái tên chung. Chẳng hạn như là quý Phật tử Hà Nội, hoặc quý Phật tử thành phố Hồ Chí Minh, hoặc quý Phật tử cả nước, dạ đồng tâm xin ấn tống cuốn sách Đạo Đức để đem đến lợi ích cho mọi người.

Vì lý do tại sao con lại có cái ý kiến như thế? Vì khi xem cái danh sách ấn tống, thì con thấy là quý Phật tử ai người ta cũng có một cái tâm ấn tống. Và kẻ ít người nhiều thì người ta gửi đến rất nhiều thì trong cái danh sách ấy, mình chỉ đăng danh sách những người ấn tống cái số lượng tiền rất lớn. Còn những cụ mà có năm, mười nghìn, mười lăm nghìn thì con không thấy có tên. Thì con nghĩ là đây là có thể là, ai trong lúc mà quá trình học thì ai cũng có một cái tên, mà không được thì, thí dụ có cụ không xả tâm được thì sẽ đem những cái có thể hơi buồn. Thì con mạnh bạo con thưa qua với Út, để trình Thầy. Có thể Thầy lấy một cái tên chung thì ai cũng có một cái hoan hỷ, thì đều là Phật tử thì ai có phát tâm thì có thể Thầy xem cái ý kiến của con, là để tên chung.

Ví dụ tất cả quý Phật tử thành phố Hồ Chí Minh, Phật tử Hà Nội, Phật tử cả nước cùng hoan hỷ ấn tống hay là cái gì đó, thì do nội dung Thầy. Chứ mình không để tên riêng từng cá nhân có được không?

(54:49) Trưởng lão: Được con. Theo Thầy trước kia thì Thầy có, bởi vì trong những cái sách mà ấn tống của Đại thừa, thì nó đề luôn cả cái giá tiền của một người ấn tống. Thí dụ như một trăm ngàn, hay hoặc là năm mươi ngàn, hay hoặc là mười đồng, hay hoặc là hai mươi đồng. Nó để luôn cái tiền. Thầy thì nghĩ rằng, từ cái chỗ tiền bạc đó là một cái vấn đề. Cái người mà người ta ít quá người ta thấy cũng mặc cảm, cũng tội. Cho nên không có nên để cái giá tiền. Người thì cao quá vì người ta giàu có, còn người thì nghèo quá nhưng mà người ta muốn ấn tống. Người ta cũng muốn góp phần nhỏ của người ta. Nhưng mà cái phần nhỏ đó, do cái tâm người ta nó cũng bằng cái người kia chứ nó không thua đâu, thì mình phải thông cảm.

Cho nên đầu tiên thì Thầy có đưa những cái danh sách của Phật tử ấn tống vào trong những cái bộ kinh sách mà họ xin ấn tống, nhưng mà Thầy không có để cái giá tiền. Để bớt cái mặc cảm của Phật tử. Bây giờ cái thứ hai nữa thì Thầy cũng đang có sự suy nghĩ. Suy nghĩ bây giờ nó nhiều quá rồi, có nhiều người, người ta đến đây, Phật tử đến gặp cô Út: “con xin ấn tống, con gởi năm ngàn, ba ngàn hay là hai trăm, ba trăm để rồi khi nào có in kinh sách thì cô Út lấy cái tiền đó để mà in kinh sách”. Cũng là ấn tống đó con.

Cho nên như bây giờ con góp ý cho Thầy hay. Bây giờ thí dụ như cái người Phật tử này họ ở chung cái thành phố Hồ Chí Minh, ở miền Nam đi, thì tất cả Phật tử ở miền Nam đã gửi in ấn tống. Thì cái người nào mà đã có gửi in ấn tống là Phật tử, còn người nào không có gởi thì thôi, có phải không? Thì có người gởi thì người ta nói: "Bây giờ ở trong này tôi là một cái người ở thành phố Hồ Chí Minh, thì có Phật tử thành phố Hồ Chí Minh". Cho nên mình lấy một cái tên chung để chỉ cho tất cả các Phật tử hiện nay. Nó gọn mà nó không mất cái trang con. Chứ người nào cũng để tên, để tên đó Thầy nói: "Thôi bây giờ nếu mà để tên đó thì chắc nó cũng chiếm hết trang". Vậy đó con. Thành ra mình gộp.

Thí dụ như Phật tử Hà Nội, rồi Phật tử Hải Phòng, hoặc là Phật tử ở Ninh Bình, ở Huế, ở Thừa Thiên thì mình cứ để. Hay hoặc là Phan Rang, Phan Thiết, hay là gì đó. Mình để cái tên địa phương đó là cái số người ở cái địa phương đó họ đã xin ấn tống. Nó vừa gọn mà nó lịch sự nữa.

(56:58) Phật tử 5: Dạ kính thưa Thầy. Thì con theo cái ý kiến của Thầy vừa dạy đó. Thì ví dụ như là toàn bộ Phật tử ở Ninh Bình người ta xin ấn tống một đầu sách này, thì mình có thể là đề tên của toàn bộ Phật tử ở Ninh Bình chẳng hạn. Nhưng bây giờ thí dụ cái cuốn sách này mà không có một cái nhóm Phật tử nào, của riêng một tỉnh mà người ta xin ấn tống, thì Thầy có thể đặt chung là quý Phật tử Việt Nam chẳng hạn. Tức là bao trùm hết tất cả đất nước mình trong cái cuốn ấy.

Trưởng Lão: Ở trong nước và ngoài nước?

Phật tử 5: Dạ

Trưởng Lão: Nghĩa là bây giờ không có một cái nhóm nào của một cái tỉnh nào, của một cái thành phố nào mà xin. Thì coi như cái cuốn sách này là do cái đồng tiền mà từ lâu tới giờ, người ta cúng dường Tam Bảo như hồi nãy Thầy nói. Cúng dường Tam Bảo thì Phật Bảo đó con, mình trích cái số tiền đó ra mình in, có phải không? Thì do đó mình để cái tên đó là Phật tử ở trong nước cũng như ở ngoại quốc.

Phật tử 5: Dạ. Con ý kiến của con thế ạ.

Trưởng Lão: Bởi vì người ta cúng dường Tam Bảo, thì cái đó được con. Đó.

Phật tử 5: Dạ. Thế con kính thưa Thầy khi mà Thầy cho phép được thì có thể hôm nay lúc nào rảnh thì Thầy viết cho con một cái nội dung ấn tống để ngày mai con đi lên trên nhà in để con đưa cho chú ấy chế bản trước. Vì ngày mai con kết hợp con nhận được giấy phép luôn ạ.

Đấy là con kính thưa Thầy cái ý kiến thứ nhất Thầy dạy là con đã nhận. Thế còn cái ý kiến thứ hai con muốn trình Thầy là ở ngoài kia cái chị đánh vi tính, chị có nhắc con là kính thưa Thầy với Út là xin lưu ý cho chị một chút về cái người mà đánh phông chữ. Thì Thầy cố gắng là nhắc nhở thêm là hãy đồng nhất trong một cái phông chữ. Thì hai ngày nghỉ chị ấy về chị soạn thảo, chị cực quá. Chị bảo không hiểu sao đợt này nó lại ấy thì…​

Trưởng Lão: Lúc thì chữ này, lúc thì chữ kia.

(58:26) Phật tử 5: Dạ. Tức là chỉ bảo lần này quá nhiều và cái lỗi chính tả chị gặp cũng nhiều hơn lần trước. Chị bảo không hiểu sao? Hay là lần này mệt mỏi. Chị vừa trao đổi sơ con bảo chắc là cũng vậy, thì thôi chị Hà cố gắng giúp em đi. Thì chị bảo hai ngày vừa rồi thì chị cố gắng về làm, nhưng mà vì là nó quá nhiều, nên đâm ra là cái mục phần mục lục ấy để dồn một số trang, chị không thể thống kê nổi. Thì cái này chị có nhờ con làm thì con nói là cái vấn đề này không sao đâu chị ạ. Vì em có nói với nhà in đó, bên cô chú nói các chú sẽ giúp. Thì chị bảo thế cũng mừng. Thì chỉ có là, kính thưa Thầy liên hệ với Út là lưu ý cho chị cái phông chữ để cho bớt đi.

Trưởng Lão: Không, bây giờ mình dùng cái phông chữ như thế này con. Theo Thầy thiết nghĩ bởi vì đưa nhiều người đó, người thì đánh cái phông chữ VNI, người thì đánh cái phông chữ Việt phông quốc tế. Thành ra khi mà mở ra người đánh phông chữ này, người đánh phông chữ kia. Cái chữ kia nó không bỏ dấu, không bỏ dấu tùm lum, bậy bạ hết luôn. Rồi phải đổ, phải đổi cái phông chữ đó, thì nó mới hiện ra cái chữ Việt, nó cực. Cho nên khi mà đưa vào đó một cái phông chữ nó chung nhau hết đó, thì người ta mở ra nó mở luôn, nó không có cần phải sửa đổi nữa. Thì cái cô này đánh vi tính cũng rành lắm, chứ không rành thì. Gặp sách của Thầy vì nhiều người đánh quá. Người nào họ thích cái phông chữ nào thì họ lôi cái phông chữ đó họ đánh mấy con.

Phật tử 6: Dạ. Con Thấy cái phông chữ của Đường Về Xứ Phật nó hay lắm Thầy

(1:00:03) Phật tử 1: Dạ. Thưa Thầy cho con có ý kiến. Cái này là có nghĩa là con thấy cái vụ này thì con đi học, nói chung cũng rảnh. Nếu mà Thầy cho phép được thì sách của Thầy mà Thầy soạn thảo cái nào Thầy muốn in thì để con đánh vi tính giùm cho Thầy.

Trưởng Lão: À. Vậy thì tốt quá.

Phật tử 1: Dạ. Chứ con thì thích làm việc cho Thầy. Và giúp cái gì có ích cho Tu viện và cho Thầy là con thích làm, dạ.

Trưởng Lão: Như vậy là có người, vậy tốt đó con. Nói chung là Thầy ở đây thì có Mật Hạnh hoặc là cháu Trang, hay hoặc là mấy đứa tụi nó. Hễ rảnh hồi nào Thầy nói: "Thôi mấy con đánh giùm Thầy bài này". Rồi đứa nào nó muốn đánh bài nào đó thì nó muốn thích phông chữ nào thì nó đặt phông chữ nấy. Cho nên nhất là cái bộ mà "Những Bức Tâm Thư" của Thầy. Bức tâm thư này thì đứa này đánh cái kiểu này, đứa kia đánh cái kiểu kia. Cho nên nó lộn xộn đó con.

Phật tử 5: Con kính thưa Thầy thì ngày mai chị sẽ gởi cái cuốn "Đạo Đức Gia Đình". Cái cuốn "Đức Ly Tham" thì vẫn theo như là giữa sự thỏa thuận. Thì con nói là tôn trọng những cái gì trước làm thì bên Nhà xuất bản các chị cứ làm theo y chang như thế không có gì thay đổi. Về mặt bìa, kích thước và màu sắc thì cái đấy là thống nhất rồi, y như cuốn cũ của Thầy đã cho. Thế còn cuốn thứ hai là "Những Bức Tâm Thư" thì ngày mai chị sẽ gởi mẫu bìa và màu sắc kiểu chữ thì chỉ gửi vào con nhận, thì sẽ đem lên Thầy duyệt lại lần nữa.

Khi được rồi thì Thầy cũng không phải gửi ra nhà xuất bản nữa. Thì Thầy cứ chuyển giao cho con để con đem lên nhà in, để họ căn cứ vào đấy họ làm. Vì cái này đã làm việc trên điện thoại rồi. Thì ngày mai được thì con sẽ đưa lên Thầy. Thì chị nói là có thể là Thầy lưu ý Thầy làm nhanh cho cái đấy vì chị đã gọi điện cho nhà in.

Trưởng lão: Như vậy bây giờ đó ở ngoài kia nó gửi cái bản vô, Thầy mới sửa. Bởi vì mình đọc trở lai để mình sửa coi cái nào này kia đồ đó. Sửa xong rồi cái bắt đầu Thầy đưa cho con, thì con giao lại cho nhà in. Nhà in đó theo cái mà Thầy đã sửa đó, bắt đầu nó sửa lại, nó mới đưa ra.

Phật tử 5: Dạ đúng ạ. Thì bây giờ không phải lòng vòng ra ngoài kia nữa.

Trưởng Lão: Nó không có đưa ra ngoài kia nữa.

Phật tử 5: Dạ, thì cắt bớt những cái lòng vòng như ngày trước như sư Linh Quang làm đi. Vì chị nói là khi mà đã quay lại Thầy mà Thầy sửa lần cuối, có nghĩa là Thầy đã chấp nhận rồi thì không cần phải gửi ra kia nữa.

Trưởng lão: Ừm, chấp nhận rồi đó.

Phật tử 5: Thì chị với con cũng thống nhất với chị để đỡ tốn kém chi phí đi lại. Vì gửi tiền cước bưu điện rất là tốn. Thế là chị cũng thống nhất.

Trưởng Lão: Vậy tốt rồi con.

Phật tử 5: Dạ con kính thưa Thầy, hai việc đó thì con xin trình lại Thầy, thì bây giờ Thầy cho phép con xin trình phần của con có được không ạ?

Trưởng Lão: Được.

Phật tử 5: Thì con thưa Thầy, thì phần của con thì không có gì. Con xin phép ý kiến của Thầy con làm như thế này có được không? Tức là khi mỗi lần lên lớp trả bài. Phần trả bài cô Út Diệu Quang dạy cho quý tu sinh, thì con chú ý lắng nghe để thấy có cái điều gì để mình học hỏi và rút kinh nghiệm cho quá trình thực tập của mình. Thì sau mỗi một lần lên trả bài, thì con thấy với cái tâm mong muốn của con cũng có một tiếng nói đóng góp để làm lợi ích cho tất cả quý sư cô đang nỗ lực tu học. Thì con thấy quý sư cô đợt này cũng rất là miệt mài chăm chỉ tu học, ai cũng gầy người đi, để mong muốn là được chuyển sang giai đoạn hai. Nhưng mà có những cái điểm mà quý sư cô không nhận ra. Do đó mà nó bị mắc kẹt trong đấy. Thì con cũng mạnh bạo là con xin lên lớp để con đóng góp những cái ý kiến. Là với thật gởi một cái tâm niệm, thông điệp là mong sao quý sư cô nhận thấy để có cái chút sửa. Nhưng con rút kinh nghiệm Thầy dạy là không nói tên riêng của ai, mà con lấy ví dụ chính bản thân con. Thì con rút ra được những cái mặt mạnh, mặt yếu.

(1:03:17) Ví dụ như ngày hôm nay, con lên lớp thì con nói là: "Sau khi nghe quý sư cô lên trả bài phần thi trắc nghiệm, thì con rút ra được những cái bài kinh nghiệm cho con học. Ví dụ con xin nêu ra ba điểm.

Điểm thứ nhất là con thấy là cái điểm khi lên lớp trả bài thì mình làm phần thi thực hành trắc nghiệm xả tâm, thì làm sao mà mình phải sắp xếp cái câu hỏi trả bài nhanh gọn trong đầu đúng chủ đề trọng tâm, không dẫn giải lòng vòng. Vì đây là phần thực hành trắc nghiệm. Cũng như là một người Thầy giáo ngoài đời đã hỏi có hay không? Thì mình có thì mình trả lời có, không thì trả lời không. Chứ không dùng lý thuyết diễn giải như là phần trả bài lý thuyết, đây là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai là khi lên lớp thì phong thái mình đi phải chững chạc đàng hoàng, tự nhiên. Không đi rụt rè, e lệ, hoặc là cũng không đi mà gò bó. Thì như thế là tạo thành một cái nó oai nghi đi đứng nó không được thoải mái, nhìn nó khó coi.

Thứ ba là lên trả bài thì gương mặt phải tự nhiên hài hòa, không căng thẳng lo âu. Nếu không thì người ta tưởng mình là đi đến một cái nơi mà người ta hỏi cung hay là gì thì rất là phức tạp, mà nhìn nó không thanh thoát. Vì đây là mình đi học đạo xả tâm mà”.

Thì con cũng lên con xin trả bài về cái phần rút kinh nghiệm như thế, thì con kính thưa Thầy. Thì con không nhắc tên ai, mà con chỉ nói là: “Qua cái phần trả bài của quý Ni cô thì con đã học hỏi được rất nhiều điều. Và con rút kinh nghiệm cho bản thân con, để ngày mai con lên trả bài cho tốt hơn và hữu ích hơn”. Kính thưa Thầy với cái cách con nêu lên như thế thì có được hay không ạ?

Trưởng Lão: Được chứ con. Bởi vì mình vừa nhắc nhở mà cũng là vừa nhắc mình trên con đường mình tu tập. Để cho mình giữ gìn, để cho mình bình tĩnh, thanh thản, nhẹ nhàng trong cái sự mà trả bài. Cũng như là cách thức của mình ở trong lớp học, cái sinh hoạt chung. Để mình triển khai được cái gì mình học, để cho nó áp dụng vào cái đời sống của mình, để mình xả tâm cho nó trọn rốt ráo con. Cái đó hay. Mình giúp đỡ để cho mọi cái. Khi mà mọi người, quý cô, quý cư sĩ người ta nhận thấy được cái khuyết điểm của mình thì người ta sửa, người ta sửa cho tốt. Điều đó là mình trợ giúp cho nhau là điều tốt thôi.

Phật tử 5: Con kính thưa Thầy, thì không có làm buồn lòng ai. Vì con chỉ lấy bản thân con thôi.

Trưởng lão: Ừm cái đó thì mình không có nhắc tên người ta, mình không có nhắc tên ai.

Phật tử 5: Kính thưa Thầy đấy là phần thứ nhất. Phần thứ hai là con đợt này thì con hay lên trả bài nhiều, như thế con có 1 gợi ý.

Trưởng Lão: Đúng rồi. Mình gợi ý đó con.

Cô Út: …​

Phật tử 5: Thế thì con thưa Thầy, nếu mà Thầy rảnh thì Thầy ấy lại cái phương danh ấn tống giúp con cái nội dung.

Trưởng Lão: Đúng rồi. Thầy sẽ viết nó cho đủ. Khi mà cuốn sách nó in ra thì nó sẽ đủ những cái nhóm Phật tử ở đâu, ở đâu.

(1:06:05) Phật tử 5: Con kính thưa Thầy cái cuốn Đạo Đức Gia Đình thì đã có tên riêng. Thì tôn trọng vì con đã hứa với bác rồi, thì Thầy có thể giữ nguyên cái đấy để cuốn sau thì Thầy làm khác. Vì con đã hứa với bác rồi mà thay đổi thì con khó nói.

Trưởng Lão: Thí dụ bây giờ bắt đầu từ cái cuốn Đạo Đức Hiếu Sinh mà tập III.

Phật tử 5: Đức Ly Tham con thưa Thầy. Đức Ly Tham với Những Bức Tâm Thư ạ.

Cô Út: Đức Ly Tham, chứ còn tập III chưa có mà Thầy.

Phật tử 5: Mình làm tập I, cô ạ.

Cô Út: Tập III thì Thầy sửa xong, thì Thầy đưa con mới …​

Trưởng Lão: Tập III Thầy cũng sắp sửa cũng xong rồi con. Thì Thầy cũng sẽ cho cái phương danh của ấn tống, Thầy cho đặc biệt hơn, không có để tên của mọi người. Còn cái tập mà đạo Đức Hiếu Sinh, Những Bức Tâm Thư, Đức Ly Tham.

Phật tử 5: Dạ. Tức là Thầy tới đây là ngày mai là sẽ in ba đầu sách, thì Thầy sẽ cho con hai đầu sách. Đó là bắt đầu từ Đức Ly Tham và Những Bức Tâm Thư là Thầy có thể thay đổi cái nội dung của cái phương danh ấn tống. Còn cái cuốn Đạo Đức Gia Đình thì con với Út đã hứa rồi, tên bác ấy rồi. Thì Thầy có thể lần đầu tiên Thầy phá lệ chấp nhận cho con cái tên của bác đó.

Trưởng lão: Vậy hả con? Vậy đi.

Phật tử 5: Dạ. Thì tối nay Thầy rảnh Thầy chuyển Út để ngày mai con kịp.

Trưởng Lão: Rồi, để Thầy sẽ đánh cái danh sách đó.

Phật tử 5: Dạ đến đây con xin thưa Thầy con hết ạ. Dạ con cảm ơn Thầy.

8- CHUYỆN CÚNG DƯỜNG BẬC A LA HÁN TRONG KINH HIỀN NGƯU

(1:07:51) Phật tử 1 (chú Tâm): Con xin phép hỏi, con thưa với Thầy hai điều nữa rồi con về.

Trưởng lão: Rồi con.

Phật tử 1 (chú Tâm): Dạ bạch Thầy. Như hồi đó con có đọc trong kinh Hiền Ngưu đó Thầy, thì thấy nói có hai vị gọi giống như là ăn mày vậy đó, nghèo khổ lắm mà có một mảnh vải lụa quấn thân, hai vợ chồng có một mảnh vải đó à. Chồng ra thì chồng mặc, mà vợ ra thì vợ mặc. Vậy mà có một hôm họ cúng dường cho vị Trưởng lão của thời đức Phật nào đó không biết. Khi mà nhận cái của cúng dường đó xong thì đức Phật đó nói rằng: "Đây là tịnh tài nhất của ngày hôm nay. Toàn tâm toàn ý của người ta cúng dường". Thì cái vị đó cúng dường và nói là nguyện đời sau, đại khái là đời sau là được, coi như cái vị Trưởng lão đó đó - thì cái vị đệ tử của đức Phật đó - cũng đã chứng quả A La Hán. Vậy thưa Thầy trong đó nói là 91 kiếp sau thì cái vị đó kiếp nào sinh ra, hai vợ chồng người đó. Nhất là người nữ phát tâm trước thì sanh ra lúc nào cũng có mảnh lụa quấn bên mình, mà sanh ra trong nhà trưởng giả giàu sang. Và tới kiếp 91 thì được gặp Phật và tu hành chứng quả A La Hán. Thưa Thầy cái chuyện đó nó có thiệt không Thầy?

Trưởng lão: Đó là muốn nói về cái nhân quả. Mà nhân quả ở đây là cái lòng phát tâm. Cái câu chuyện ở trong kinh Hiền Ngu. Thì con nói hai vợ chồng có một cái y. Bởi vì người Ấn Độ, họ vấn cái y vấn cho kín thân họ thôi, chứ không có mặc quần như mình đâu. Họ có cái y đó con. Cho nên khi mà người vợ đi ra ngoài thì vấn cái y cho kín thân, thì người chồng phải ở truồng ở trong cái hang. Cứ như vậy, mà đến cái giờ phút đó đó, mà cả hai vợ chồng đều phát tâm cúng cái y này cho một cái vị tu sĩ đã chứng đạo. Thì coi như là hai người không còn cái gì nữa hết. Nên đó là cái tâm quá lớn. Ai mà dám cái điều này, để mà phát tâm cúng dường liền cho cái vị khất sĩ này. Cái vị này y áo rách hết rồi, mà không ngờ là cái vị này lại là chứng quả A La Hán. Cho nên cái phước báu nó quá lớn, cho nên suốt đời này đến đời kia hoàn toàn đầy đủ, sanh trong những cái ngôi nhà đầy đủ không có túng thiếu, mà luôn luôn có miếng vải rất đẹp.

(1:09:59) Thì cái câu chuyện đó nói về câu chuyện nhân quả, mà nhân quả cúng được một cái bậc tu chứng. Bởi vì cái bậc tu chứng cái phước báu họ lớn, họ vô lậu, phước vô lậu nó lớn lắm. Mà thành tâm, chứ cũng không ai dạy cái người vợ chồng này tự tâm phát nguyện khi thấy cái vị này rách rưới. Cái vị khất sĩ này rách rưới quá, nên hai vợ chồng xin nhường cái y này để cho cái vị khất sĩ này được lành lặn mà đi khất thực, sống cuộc đời tu hành. Không ngờ cái tâm của họ phát nguyện quá lớn. Bởi vì đức của cái bài kinh đó là nói cái tâm cúng dường, nói về cái tâm cúng dường.

Mấy con cúng dường, thành tâm cúng dường. Mình không nghĩ là cái vị đó chứng quả A La Hán. Bất cứ mình cúng dường cho người nào với cái tâm nghĩ đến cái người đó. Họ phải đi chỗ này, chỗ kia hằng ngày mà cái y áo rách thì tội. Thương yêu . Mà cái người đi xin ăn mà vậy lúc nào cũng phải đi ra đường phải không? Ngày nào cũng phải đi, còn mình thì có thể ở nhà được, không sao. Thì hai vị này phát tâm cúng dường, thành ra cái tâm lớn. Mà vợ gợi ý chồng chấp nhận thì rõ ràng là vợ trước chứ sao. Chứ nếu mà bà vợ này chưa có cái ý đó, chắc ông chồng chưa cúng dường đâu. Nhưng mà ông chồng cũng hay là đồng tình, đồng vợ đồng chồng chấp nhận. Chấp nhận cúng dường đó, hay quá. Cho nên cả vợ chồng đều hưởng được phước báu này mục đích là do tâm.

(1:11:26) Cúng dường là phải tâm yêu thương. Mình cúng dường cho người là vì tôi yêu thương người đó. Cho nên có một cậu - viết trong cái đạo Đức Hiếu Sinh - có một cậu sinh viên bước vào bệnh viện Chợ Rẫy thì trong đó có một bà, bả chạy ra: "Cậu ơi. Cậu cho tôi năm trăm để tôi đóng tiền cấp cứu con tôi, chứ nếu mà không có tiền để tôi đóng vô thì nó không cho cấp cứu. Con tôi chắc chết". Thì cậu này vui vẻ móc ra năm trăm cho liền, cho bà này cứu đứa cháu để tội nó quá. Thì tới chừng mà cậu vô trong bệnh viện, cậu vô thăm mẹ cậu, thì có một người lại nói: "Cậu bị người ta lừa đảo cậu rồi, chứ đâu có mà đứa trẻ nào cấp cứu đâu". Thì cậu sinh niên này nói: "Như vậy là cháu rất mừng. Cháu nghĩ rằng cháu sẽ cứu được đứa bé nó không chết, chứ cháu không nghĩ rằng là cháu bị lừa đảo. Cháu nghĩ rằng cháu làm cái chuyện đó là cứu đứa bé thôi. Mà bây giờ nếu mà không có đứa nào chết thì cháu mừng chứ sao". Con hiểu cái ý không? Rất hay.

Khi mình làm rồi thì không có hối hận, mà mình chỉ nghĩ thương. Như hồi nãy Thầy nói mà con, mình bố thí rồi không hối hận. Và mình chưa bố thí thì thôi, bằng trí tuệ. Mà đã bố thí thì không hối hận. Mình đã chỉ nghĩ rằng mình thương, mình làm điều đó. Bố thí là Đức Hiếu Sinh mà. Người ta bố thí thân mạng, người ta nhào vô nhà lửa, người ta đâu có ngỡ là nó sẽ làm mình chết cháy ở trong đó đâu. Chỉ cần cứu đứa bé, hay cứu cái người đang bị chết cháy ở trong đó thôi, còn phỏng hay này kia thì mặc. Đó là cái Đức Hiếu Sinh. Mình gan dạ mà để cứu người thì đâu có nghĩa là mình từ nan.

Thì trong khi mình cầm đồng bạc mình cho là mình nghĩ đến cái sự đau khổ của người khác mà mình cứu. Cho nên bây giờ ai nói gạt, tôi không gạt, tôi không có sợ ai gạt hết. Mà tôi nghĩ rằng, bây giờ không có cái người đau khổ đó là được rồi.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng Lão: Nó có những cái câu chuyện mà báo chí nó đăng thật sự mấy con. Báo chí mà không lý nó đặt chuyện nói dóc được sao? Nên câu chuyện thật. Mà chuyện thật, mà cái gương hạnh tốt. Thì nó chỉ cần nhường cái chỗ mình đứng, mình nhường ở trên cái ghế ngồi trên xe buýt, cũng là một cái hành động đạo Đức Hiếu Sinh của mình. Mình thương cụ già, mình thương cái người phụ nữ đang ẵm đứa con mà đứng như vậy làm sao chịu nổi, có phải không? Mình sẵn có ghế mình đứng dậy nhường đi, đó là Đức Hiếu Sinh của con. Mình nhường người ta đứng trước mình một chút, để người ta xếp hàng, người ta mua cái gì trước mình, cũng là hạnh phúc cho mình lắm chứ. Mình thực hiện được cái Đức Hiếu Sinh đó con.

(1:14:06) Mà Đức Hiếu Sinh đó bằng hành động, chứ không phải là tôi nói tôi thương suông cái lời nói đâu. Nhiều khi mình nói mình thương người này, người kia chứ chưa hẳn bằng cái hành động. Tôi chỉ nhường người ta, cái hành động tôi nhường người ta đứng trước tôi. Tôi cầm một cái đồng bạc mà tôi giúp cho một cái người bất hạnh là tôi thấy hạnh phúc. Không có nghĩ ai lừa gạt tôi hết, mà tôi chỉ thực hiện được cái lòng thương của tôi đó.

Cậu sinh viên đó hay. Tôi thực hiện cứu được đứa bé đó là tôi mừng. Chứ còn ai nói tôi bị lường gạt thì tôi thấy tôi không có bị lường gạt. Tại vì tôi thương, tôi cứu đứa bé đó. Cho nên năm trăm tôi mà đưa ra rồi, mà không có đứa bé nào chết là tôi mừng.

Phật tử 1 (chú Tâm): Đúng là tuyệt vời thưa Thầy.

Trưởng Lão: Đó, mình phải học như vậy con. Từ cái sự tư duy suy nghĩ của ý thức của mình cho nên mình thấy đời này không ai gạt mình. Tình thương của mình mình sẽ giúp đỡ, không ai gạt tôi. Tôi thương! Nếu mà cỡ tôi không thương thì ai mà gạt tôi? Mà tôi thương thì tôi phải thực hiện lòng thương của tôi chứ, ai mà gạt tôi? Không ai gạt hết. Tôi thương! Mình nghĩ đến, Đức Hiếu Sinh mà.

9- CHUYỂN ĐỔI NHÂN DUYÊN VỢ CHỒNG

(1:15:13) Phật tử 1: Dạ. Thưa Thầy còn một câu nữa con muốn hỏi Thầy là: Từ lúc mà đọc sách của Thầy vậy đó, cái con suy nghĩ rất là nhiều về cuộc đời của con. Điển hình nhất là cái chuyện tình cảm của con hiện giờ. Dạ con có đang quen cô bạn gái. Nhưng mà tâm nguyện từ nhỏ thì mình cũng thích đi theo con đường của đức Phật. Nhưng mà ngược lại bên cạnh đó thì mình lại còn ham mê sắc đẹp. Mà mình nữa thì mình thích đi này, mà nữa thì mình lại không bỏ được. Giống như Thầy nói trong sách là: "Đời chưa buông bỏ mà đạo lại muốn thêm". Con thấy cái đó sao mà con nghe cái câu đó con nhột lắm. Con nhột chính bản thân con nè. Mà con thấy đúng cái tâm của con, sao mà nó tệ quá. Con muốn dứt khoát một là một, mà hai là hai, chứ không có làm khổ như vậy. Chính bản thân con đang suy nghĩ cái điều đó thì con cũng đã khổ rồi thưa Thầy. Mà con làm cho người ta như vậy người ta càng khổ nữa. Thành thử ra bữa giờ con cắn rứt lương tâm nhiều lắm. Con lên trình với Thầy cái điều này, mong Thầy chỉ dạy cho con cái phương cách nào để cho con giải quyết được cái điều này?

Trưởng lão: Bây giờ con chỉ cần tư duy suy nghĩ: "Bây giờ mình với cô này để trở thành vợ chồng đi. Cuộc đời này có hạnh phúc thật sự hay là để mà cãi cọ nhau đây? Hay hoặc là để mà sanh con đẻ cái rồi phải nuôi lòng vòng ba cái này nó khổ đau đây? Cái nào giải thoát? Cái nào không khổ? Cái nào khổ?" Mình cân nhắc đàng hoàng mà. Rồi mình mới đặt câu hỏi. Bị vì cô ta cũng thương mình, mình mới hỏi: "Tôi với cô hợp nhau thì như thế này, thế này, thế này nè. Mình chịu đựng nổi không nè? Hay là mình cãi cọ, mình đánh lộn với nhau?" Đó mình nói thẳng, nói thật.

Vì vậy mà con đường mà tiếp tục để tái sinh luân hồi là con đường nam nữ. Con đường khổ đau nhất cuộc đời con người là con đường đó, con đường đau khổ. Con người tiếp tục trên con đường đau khổ. Cha đau khổ cả đời rồi tới con, con đau khổ cả đời rồi tới chít cháu. Nó nối tiếp sự đau khổ, nó đâu có chấm dứt con. Cho nên vì vậy mình cân nhắc kỹ. Chỉ có con đường duy nhất là chấm dứt con đường này thì nó mới được giải thoát. Thì mình quyết định. Mình phải thấy cái đúng cái sai, cái khổ, cái không khổ chứ. Đó mấy con thấy không? Tư duy suy nghĩ đừng để tình cảm của mình, đừng để cái nghiệp. Bởi vì hai người này gặp nhau đều là do nhân quả từ trước đã có gieo duyên nên mới gặp nhau. Rồi từ cái ánh mắt, từ cái lời nói, từ cái này kia đều là do nhân quả nó mới thu hút mình được. Nó mới kêu là nam châm nó hút mà.

Phật tử 1 (chú Tâm) Dạ. Nó hút kinh khủng thưa Thầy.

(1:17:33) Trưởng lão: Nó hút kinh khủng. Để mà bứt cái từ trường nam châm này ra đâu phải chuyện dễ. Nó bằng cả một cái sức lực của ý thức lực của mình. Tư duy suy nghĩ chín chắn lắm rồi mình mới bứt nổi, chứ không phải lơ mơ mà bứt được. Không có dễ.

Cho nên vì vậy đó chỉ có con đường mình thâm vào Phật pháp. Nhờ đọc sách Thầy nhiều, nhờ hiểu được cái quy luật nhân quả, nhờ biết con đường khổ, hay là con đường không khổ. Đi con đường nào, cuộc đời mình thì mình phải chọn lấy. Rồi cuối cùng mình mới chiến thắng, chứ không khéo nó hút con, nó lôi con, nó không chịu buông. Con không thể nào thắng lại nó đâu. Thầy nói giữa cái sức hút của hai phái nam và nữ nó mạnh lắm, ghê lắm. Nó hợp nhau rồi, trời đất ơi! Khó nhả, mình chết cái chỗ đó.

Phật tử chú Nam: Con bây giờ cũng đang bị trả cái nghiệp đó thưa Thầy.

Trưởng lão: Khổ lắm đó con, khổ lắm.

Phật tử 1: Dạ, thưa Thầy bữa giờ con cũng cố gắng dữ lắm. Nhưng mà sao con cảm thấy không biết là con làm tư duy hay là như thế nào không biết, mà sao con thấy nó chưa có được như ý muốn thưa Thầy?

Trưởng lão: Chưa có ngã ngũ.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Nó cứ nó còn lôi. Sự thật ra phải mạnh mẽ, mà nếu quả chăng mà nếu là cái nghiệp nhân quả mà mình vượt qua không được thì phải làm sao đây? Chuyển. Để từ chuyển cái người thân của mình, cái người mà đã có cái tình thương mình, phải chuyển cô ta luôn, đi trên con đường này luôn, chứ còn. Bởi vì nó có duyên nhân quả mà. Chuyển luôn, nhắc nhở về vấn đề như thế nào, để rồi hai người thanh tịnh đi tiếp tới con đường đạo. Chứ không lẽ mà duyên mình gặp nhau rồi, bây giờ tình cảm nhau như vầy, ai đi đường nấy thì cô ta sẽ có chồng khác. Nhưng mà cái hình ảnh mà của con, làm sao cô ta quên được hình ảnh. Bởi khó lắm mấy con.

Phật tử 1 (chú Tâm): Dạ, vậy thưa Thầy, ý Thầy nói ở đây có nghĩa là nếu mà mình không vượt qua được nhân quả thì mình sẵn sàng mình chấp nhận mình cưới hả Thầy?

Trưởng lão: Cưới.

Phật tử 1(chú Tâm): Cưới rồi bên cạnh đó mình sẽ?

Trưởng lão: Hướng dẫn. Hướng dẫn cô con đường Phật pháp. Để rồi cái tình cảm thì thương nhau thì để mà trợ giúp nhau. Còn cái tình mà nhục dục thì lần lượt chấm dứt, mình lìa ra.

Phật tử 1: Chấm dứt cái đó luôn hả Thầy?

Trưởng lão: Cái đó là khổ đau lắm con. Coi vậy chứ nó cám dỗ ghê gớm lắm, phải chiến thắng nó.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Thầy nói làm sao mà có đủ cái lực mà thắng nó, thì mấy con thấy nó như cái sức hút của nam châm.

Phật tử 1: Dạ đúng rồi thưa Thầy. Hồi xưa thì con chỉ trăn trở ở cái điều đó, nhưng mà sau này con lại phát hiện ra thêm. Là con thấy ngoài cái đó ra, con sẵn sàng con có bao nhiêu con sẵn sàng cho. Nhưng mà bên cạnh đó làm cái gì có tiền con cũng tham lắm. Con cũng mong làm cho có nhiều. Thưa Thầy, sao nó mâu thuẫn quá vậy Thầy?

Trưởng lão: Chứ sao con.

Phật tử 1: Vậy con phải giải quyết cái tâm tham đó làm sao đó thưa Thầy?

Trưởng lão: Mình bởi vậy, hễ có tham thì tham này tham kia. Rồi nó gom để nó tập trung vào một cái tham của nó. Cho nên nó ghê lắm. Bởi vì tham, sân, si mà phải biết. Hễ có tham thì có sân, mà hễ mà có sân thì phải có si thôi. Tất cả những cái này nó là ngũ triền cái, nó năm cái màn ngăn che, nó làm con mờ mịt. Rồi tìm đến đó, nó là cái sức hút của nghiệp, duyên nghiệp. Cái đời trước, mình có gieo duyên, gieo nợ với nhau, đời nay gặp nhau nó hút ghê gớm lắm. Khi mà tu rồi, Thầy giật mình Thầy sợ đó con, tu rồi mới sợ con. Hồi tu thì mình chỉ ráng mình tu thôi, nhưng mà sau khi tu rồi mình mới thấy: "Trời ơi! Chúng sanh bị trôi lăn ở trong lục đạo là do con đường này hết". Họ không thể nào ra khỏi. Nó hút dữ lắm, nó mạnh lắm. Bởi vì nó nghiệp lực.

Phật tử 1: Đúng là lực thiệt thưa Thầy.

Trưởng lão: Nó vô hình mà nó mạnh, rất mạnh con. Bởi vậy khi nó không gặp nhau thì nó nhớ nhung, nó đủ thứ nó hút. Nó làm cho mình ray rứt, dày vò đủ thứ, khổ lắm. Cho nên vì vậy đó mà phải chú ý ngay liền: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Không có cái thứ gì mà xen vô cái tâm này được. Thì như vậy mới gọi là giải thoát.

Phật tử 1: Dạ.

(1:21:37) Trưởng lão: Tu như Thầy rồi, Thầy đến với mấy con Thầy hiểu, Thầy sợ giùm cho mấy con đó, lo lắm chứ. Thầy biết. Bởi vì lấy cái bản thân của mình, tâm mình, mình mới suy tư ra những con cháu của mình sau này, nó đang ở trên cái trạng thái đó. Khổ lắm. Cho nên gặp Thầy, mà cứ thường xuyên mà gặp Thầy, Thầy nhắc nhở cái này phải chiến đấu, phải từ cái chỗ hiểu này phải đi tới cái chỗ hiểu khác. Để hoàn toàn nhìn một cái người khác phái như là một người đồng tu. Không có khởi cái niệm gì hết, thì mới được. Nó nguy hiểm lắm.

Phật tử 1: Thưa Thầy khi mà nhìn mà lỡ nó khởi niệm lên mình phải làm sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Tác ý liền nó con, mình tác ý. Có cái phương pháp tác ý nó xả ra.

Phật tử 1: Mình tác ý làm sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Mình tác ý: "Đó là con đường sanh tử luân hồi. Mày mà vào đó là cái đời của mày tiêu luôn". Mà đúng vậy có phải không?

Phật tử 1: Dạ. Còn bình thường nếu mà không gặp, thì một mình mình đó thì mình nên tác ý làm sao để cái đó nó tiêu bớt Thầy?

Trưởng lão: Thì tức là mình khởi sự mình quán: "Con đường đó mình sẽ thấy nó khổ như thế này, sanh con. Rồi bao nhiêu sự đau khổ phải lo, nuôi lớn khôn rồi phải cho ăn học, những khi đau ốm bệnh tật". Tất cả những cái này mình suy ra một cái loạt, toàn là cái thứ đau khổ không, nghe nó ngán. Chứ còn không suy tư, nó không ngán đâu.

Đó là những cái bài học mà đức Phật đã dạy. Vì mình chưa thông suốt cho nên mình mới lầm. Chứ khi mình thông suốt rồi mình sợ lắm. Không phải mình không thương con mình. Mình không phải mình không thương cái người khác mà người ta thương mình, không phải. Nhưng mình biết càng thương, càng khổ. Tình thương kỳ cục, lẽ ra thương thì giải thoát chứ sao lại khổ? Thương đến đỗi mà người ta ghen tuông với nhau con biết không? Người ta muốn chiếm hữu cái người đó của mình, không có được ai mà nói chuyện, không được ai mà lại gần. Coi như cái đó của riêng.

Phật tử 1: Dạ.

Trưởng lão: Không. Thương mà chiếm hữu đó con, sở hữu, muốn người đó là của mình. Mai mốt con có vợ rồi con biết. Nó muốn con là sở hữu của nó mà con lại đứng nói với cô nào là chết. Nó bằm con.

Phật tử 1: Dạ

Trưởng lão: Không. Sự thật là vậy đó con. Còn không thương thì con muốn nói chuyện với ai đó, nó cũng không cần đâu. Mà đã thương rồi thì coi chừng. Bởi vậy một người mà tu mà qua rồi, người ta thấy người ta thoát được cái nghiệp nó ghê gớm, chứ còn dính vô một cái là chết. Nói chung là Thầy có phước lắm mấy con. Thầy biết Thầy có phước hơn mấy con nhiều.

Phật tử 1: Dạ, chúng con cũng cảm thấy chúng con có phước là được gặp Thầy chỉ dạy.

Trưởng lão: Thầy nhắc nhở đó, ráng cố gắng con. Biết Phật pháp rồi, phải từ đó mình phải tư duy suy nghĩ. Biết con đường nào đúng, con đường nào sai, con đường nào khổ, con đường nào không khổ. Chọn lấy con đường mình không khổ. Mà con đường không khổ mà lại đem lại lợi ích cho nhiều người, chứ không phải đem lại cho có người chồng. Con hiểu không?

Phật tử 1: Dạ

(1:24:49) Trưởng lão: Bây giờ con có làm gì đi nữa, mà con đường đời đó chỉ có hai vợ chồng với mấy đứa con thôi, chứ còn ai thì mặc hết. Chưa chắc mình đã chu toàn.

Phật tử 1: Dạ. Thưa Thầy cái chuyện hồi nãy con xin nhắc lại một xíu, là cái chuyện con với người bạn đó. Thì nếu mà ví dụ như mà con quán xét được cái điều đó. Bây giờ thì con cũng chưa biết như thế nào, nhưng ví dụ như sau này mà con quán xét được cái điều đó, con tỉnh ra được cái điều Thầy dạy, thì con nói lời chia tay với cô đó. Vậy thì cô ta đau khổ thì làm sao Thầy?

Trưởng lão: Con phải nói cái lý do. Chứ con không nói cái lý do, con chia tay cái kiểu đó không phải. Nói cái lý do như thế nào? Tôi với cô bây giờ mà hợp nhau, thì mình sẽ cho nhau những cái tình thương thật sự, nhưng nó sẽ khổ như thế nào, thế nào. Qua cái cuộc đời, mình xét thấy những cái kinh nghiệm qua của ông bà, cha mẹ của mình rồi, có đúng không? Thì bây giờ tôi đã thấy được con đường này, như thế này, thế này, nó là giải pháp, mới đem lại hạnh phúc cho mình. Và còn biết bao nhiêu người đau khổ đang chờ.

Do đó con phải giải thích cho cô ta. Cô sẽ giác ngộ. Và đồng thời mình thấy thảnh thơi. Người bạn của mình đã quen nhau, đã thương nhau mà bây giờ cô đã giác ngộ, cô không còn khổ, con cũng không khổ nữa. Mình phải giác ngộ, mình đã hiểu. Và khi mình muốn chấm dứt con đường này, thì phải giác ngộ với nhau chứ không được bỏ một mình cô. "Ờ bây giờ, thôi tôi muốn tu rồi này kia, thôi cô tìm người khác đi". Cái đó không được. Cái đó cũng làm người ta đau khổ, còn gieo cái nghiệp. Con trốn không khỏi đâu, mai mốt tới nữa.

Phật tử 1: Dạ

Trưởng lão: Phải nói cho hẳn hòi để cho giác ngộ, người ta ngộ được người ta sẽ không có còn. Mà tình thương của mình bây giờ nó trở thành tình bạn đồng tu. Biến từ cái tình nhỏ mọn của gia đình nó trở thành cái tình của sự tu tập hướng trên con đường chánh Phật pháp, hạnh phúc lắm mấy con. Mình cứu được mình mà mình cứu được người thì không phải hạnh phúc? Mà người vì thương mình, người ta khổ chứ đâu phải. Còn bây giờ người ta vì thương mình mà mình nói: "Tôi không thương cô đâu, cô đi đâu cô đi, cô kiếm ai kiếm". Thì cái việc này không được. Thực sự con nói ngang cái kiểu đó, thôi như là con lấy dao con đâm cổ để cho chết cho rồi đi, có phải đúng không? Không được, đừng có làm vậy.

Mình thành thật nói: "Tại sao mà tôi lại không nghĩ đi cái con đường này, mà để cho mình kết hợp với nhau, để thành đôi bạn đi cùng nhau chia sẻ nhau trên con đường đời nhiều sự khổ đau. Tại sao vậy?" Mình nêu lý do, mình giải thích cho cô ta hiểu biết nó khổ. Cuối cùng cô giác ngộ được thì hai người trở thành những bạn đồng tu. Cái tình cảm nó đẹp lắm đó con. Hãy nhớ lời Thầy đi, phải làm nó cho được. Ước nguyện của mình mong sao mọi người đều đi trên con đường đạo Phật. Nó không phải, mình sau này hóa sanh, không thèm mà sanh cái kiểu mà bất tịnh này. Nó hóa sanh có phải tốt không con? Mình đủ cái Tứ Thần Túc rồi thì mình hợp duyên mình hóa sanh thôi.

Trưởng Lão: Thôi bây giờ mấy con về.

Phật tử 1: Dạ. Chúng con cảm ơn Thầy.

Trưởng Lão: Có gì kêu Thầy: "Thầy ơi, Thầy cứu con, chứ không là con chết”.

Phật tử 1: Dạ. Xin Thầy có gì Thầy cũng gia hộ cho con, cho chúng con. Có gì con kêu Thầy.

Trưởng lão: Rồi rồi. Có gì lúc bấy giờ kêu Thầy thì bắt đầu nó bình tĩnh lại được.

Phật tử 1: Thầy ráng thương chúng sanh, Thầy ráng thương tụi con, Thầy ráng trụ thế nha Thầy.

Trưởng Lão: Rồi rồi Thầy chưa chết giờ đâu. Mai mốt Thầy chết, Thầy báo. Rồi thôi Thầy ra con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy