00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

2001-CÁCH SỐNG TU CỦA NGƯỜI TU SĨ

CÁCH SỐNG VÀ TU CỦA NGƯỜI CƯ SĨ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 2001

Thời lượng: [1:13:23]

1. TU TẬP BA HẠNH ĂN - NGỦ - ĐỘC CƯ

(00:00) Trưởng lão: Các con từ cái ngày mà tu tập ở đây với Thầy thì cái thứ nhất là qua những lời Thầy dạy là chắc chắn thì trong thời gian tu của mình mà nó có thì trong phần tu tập. Thứ nhất là phần tu tập là cái phần quan trọng nhưng mà cái đời sống, cái đời sống tu tập của mình, cái pháp tu thì nó quan trọng nhưng mà nó không quan trọng bằng đời sống của mình. Nếu mà hạnh sống đúng thì pháp tu mới có kết quả, còn mình sống không đúng thì pháp tu không có kết quả. Tại sao vậy? Tại vì thí dụ mình đây phải sống sao cho đúng ba hạnh ăn ngủ độc cư như cuốn tập Thiền Căn Bản mà Thầy dạy bốn năm rồi. Thì Thầy đã dạy về ăn, về ngủ, về độc cư: nó nói về cách sống của người tu sinh sao cho đúng thì chúng ta sẽ có kết quả, còn sống không đúng dù muốn thế nào cũng không thành tựu.

Ví dụ như tâm tham của chúng ta còn, chúng ta chưa nói ly dục ly ác pháp, cái tâm dục chúng ta còn, dục về ăn, dục về ngủ, dục về không độc cư thích nói chuyện cho nên những cái dục đó nó rất cụ thể rõ ràng đối với bản thân mình còn dễ nhận xét, thì bây giờ mình bỏ nhưng có điều cái tâm của mình hay dối gạt mình.

1.1. ĂN MỘT NGÀY MỘT BỮA

(01:50) Cái cuộc sống mà hồi xưa Đức Phật dạy cho chúng ta ăn ngày một bữa, Đức Phật đã có kinh nghiệm rất cụ thể, ăn để đủ sống không thừa thì nó không sanh dục. Nhất là cái thân của chúng ta nhứt là thanh niên thì về tình dục, ái dục nó rất mạnh, thông thường ăn nhiều thì nó sanh ra dục, nó bị thiếu, cái đối tượng của chúng ta nó cám dỗ. Cho nên mình ăn, Đức Phật ăn ngày một bữa mà cũng không chấp cho mình ăn quá nhiều. Người ta nghĩ rằng ăn một ngày ăn ba bữa, mà bây giờ ăn một bữa, ăn nhiều chút cho có sức khỏe, mà sức khỏe chúng ta là ăn vừa đủ no thôi. Nghĩa là không ăn quá căng thì do đời sống của chúng ta, chúng ta muốn như vậy thì cái tâm về cái sắc dục, cái chuyện mà Thầy nói nó xuất tinh nó cũng giảm bớt đi. Còn chúng ta ăn nhiều quá, đồ bổ nhiều coi vậy chứ nó không tốt cho cái người tu sĩ chúng ta; cái cơ thể của chúng ta, cái dục nó khó làm chủ lắm chứ phải không dễ. Từ đó mà nó ảnh hưởng đến cái tâm, cái thân ảnh hưởng tới cái tâm, cái tâm ảnh hưởng tới cái thân, vì coi vậy chứ thân tâm gắn bó với nhau, cho nên cái thân nó đòi hỏi thì cái tâm nó cũng đòi hỏi, mà cái tâm nó đòi hỏi thì cái thân bắt đầu nó cũng chịu ảnh hưởng theo. Do đó chúng ta sống đúng để cái thân của chúng ta nó thanh tịnh thì cái tâm nó lành, mà cái tâm chúng ta không phòng hộ, tức là chúng ta không giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân ý của mình để cho sáu cái trần ở ngoài nó xâm chiếm vô thì tạo ra cái duyên để nó phát khởi ra cái dục, dục ăn, dục uống, dục nói, dục này kia đủ mọi thứ.

1.2. SỐNG GIỚI VÀ THIỂU DỤC TRI TÚC

(03:38) Cho nên chúng ta sống độc cư là chúng ta phòng hộ sáu căn của chúng ta tối đa. Khi mà chúng ta đi ra từ ở thất của mấy chú mà ra đây, tuy chúng ta thấy quãng đường nó ngắn nhưng coi vậy chúng ta cũng phải thực hiện được sự phòng hộ sáu căn của chúng ta, đi thì mắt ngó xuống, đi chậm chậm để chúng ta tránh đạp dẫm lên côn trùng.

Thầy nói thật sự mình vô ý một chút xíu thôi, một con vật nhỏ như kiến thì mình không thấy sự đau đớn của nó, chứ thử mình đạp con cuốn chiếu coi, nghe cái rớp, nhìn xuống nó lặn lộn, nó xót xa, nó đau đớn, làm sao mình thiếu tỉnh thức để cái sự đau khổ của chúng sinh như thế này? Mình đặt thành câu hỏi, mình thấy nó lăn lộn khi mình đạp nó cái rớp, thì mình thấy nó bị dập bể chỗ nào đó, nó bị đau khổ, thử hỏi con kiến thì làm sao mình đạp mà mình thấy được? Cho nên mình đâu thấy sự lăn lộn của con kiến bị gãy chân hoặc bị bể ra rồi nó chết, cho nên mình giết chúng sinh rất nhiều. Các loài chúng sinh hạ liệt, do cái nhân ác đời trước mà đời nay chúng sinh làm cái loài vật hạ cấp như vậy để cái chết nó dễ dàng trước mắt, mà cái sơ suất của chúng ta là cái chết trước mắt của chúng phải chịu.

Cho nên đối với người cư sĩ chúng ta phải thực hiện tâm từ, lòng yêu thương của chúng ta đến với muôn loài, thậm chí như trong Giới Luật trong Đức Phật cấm chúng ta không được đạp trên cỏ vì mình lỡ đạp mình sẽ làm chúng đau. Đối với Đức Phật ngày xưa vào khu rừng chắc chắn là đi trên con đường mòn, không thể đi trên cây cỏ được. Đức Phật cấm không cho giậm lên để làm héo úa lá cỏ, huống hồ cái việc gì, huống hồ gì mà chúng ta nắm đầu cây cỏ mà nhổ. Lòng từ người ta tu tập như vậy mới thấy được giải thoát, còn mình bây giờ đạp cây cỏ nó lung tung đủ thứ hết. Coi như vậy Thầy tổ chức như vậy nghĩa là đối với thời Đức Phật, sự tu đối với tu sĩ thời Đức Phật với Thầy thì Thầy chỉ mới có một phần trăm. Thầy chưa nói nếu mà đúng theo cái hạnh sống của các vị tu sĩ trong thời Đức Phật thì Thầy chỉ có một mà Đức Phật có cả trăm.

Còn muốn tìm một cái nơi để cho nó sống y như Phật mà Nhà nước họ không chấp nhận thấy mình sống rừng rú, không có chùa, không có chiền, không có này kia, chỉ có ba cái chòi lá cho nên họ không chấp nhận, họ sợ, cho nên thời đại chúng ta quá khó, vì vậy mà Thầy mới tạo được phải làm như thế này để họ đến họ thấy mình có nhà có cửa có này kia, họ thấy như vậy thì họ còn chấp nhận. Bây giờ quý thầy còn khuyên chứ Thầy là Thầy để nguyên cái rừng âm u như thế này, nghĩa là đi trong lối mòn chứ không dẫm đạp lên cây cỏ, không có được nhổ cái gì hết, chắc chắn là người ta không có cho mình làm rồi.

(06:42) Đó là những cái mà Thầy ước muốn để mà sống cho đúng những cái hạnh tu giải thoát của Thầy, để cho những người người ta bước vào, người ta sống trong cái đời sống của người ta, nghĩa là bỏ sạch ở ngoài đời, người ta không còn việc gì nữa, người ta vô đây người ta tìm cái hỷ lạc của sự ly dục, người ta sống ngay đó.

Các con vô đây, ví dụ như các con vô đây các con sống chịu khó mà tu, đừng có làm cái gì hết, ngay đó là mấy con có thấy ly dục ly ác pháp rồi, ly cái cuộc đời, mình ly rồi. Còn giờ quý Thầy, quý cư sĩ còn làm này làm kia thật sự ra chưa phải là đời sống của người ly dục, còn lao động còn làm, nhưng dù sao chúng ta cũng phải nói rằng trong cuộc sống hiện giờ thì cũng phải có những người làm như vậy để rồi chúng ta yên chúng ta tu hành, nhưng mà chúng ta yên tâm tu hành để trả công ơn của những người mà làm.

Ví dụ như Thầy Minh Trí làm củi, bửa củi, còn chú Đức thì xây phòng tắm, làm cái này cái kia, bắt điện này kia cho mình, cái công lao của họ làm coi như cư sĩ họ làm mình phải ráng mình tu sao cho đúng để đền đáp, mình tu sao cho đúng hạnh để mình đền đáp công ơn của họ đã làm giúp mình, họ hoàn toàn không giải thoát đâu, họ cũng không có phước báo gì đâu nhưng họ sẵn sàng giúp mình chứ họ không được phước báo gì hết, đừng nghĩ theo Đại thừa họ làm vậy họ có phước báo, họ chỉ gieo duyên để ngày nào đó họ tu (không rõ). Đối với Thầy thì những việc làm đó nó có lợi ích thiết thực vì họ đang ở trong cảnh đau khổ của họ, họ đang trong cảnh xây dựng. Còn mình hằng phút, hằng giờ, hằng giây mình giải thoát giữ mình không còn bận tâm đến chuyện đó, có cũng vậy không cũng vậy, không cần, có đèn thì mình có, mà không thì mình ở trong bóng tối, có gì đâu.

Ngày xưa Thầy ở trên Hòn sơn gần cả năm trời trên đó không một bóng đèn, tối là sống trong tối trong đêm tối chớ không bao giờ mà thắp đèn, khuya ở trên đỉnh mà. Thì tất cả những cái này là những cái điều mà Thầy nhắc nhở chúng ta sống hằng phút hằng giây chúng ta như vậy. Còn ví dụ bây giờ đèn đuốc này kia rồi phải lo này kia nọ như ở ngoài đời rồi. Ngày xưa thời Đức Phật nay dời chỗ này mai dời chỗ kia, có bao giờ mang điện mang đèn theo đâu, ba y một bát Thầy có nghe nói xin đèn xin đuốc gì đâu. Ở chỗ nào, ai Vua chúa ai có cúng dường này kia thì thắp, không thì thôi, nhưng hoàn toàn Đức Phật đâu có xin đèn đuốc mà chỉ xin ăn thôi. Cái bốn tứ sự là nó có bốn cái điều kiện xin của Đức Phật, đặt ra bốn điều kiện: xin y áo rách, lượm vải vá hay may lại hoặc phải xin vải để mà có y áo mặc; ăn uống thì khất thực xin ăn; giường nằm có nghĩa là những chòi tranh vách lá. Xin những cái đó với thuốc thang. Có bốn cái tứ sự có như vậy.

(09:54) Thì ở đây Thầy chỉ tạo cái thế chúng ta sống độc cư cho được cho nên có những tiện nghi trong thời đại của chúng ta, chứ sự thật đúng là thời Đức Phật sống đúng như vậy. Thầy đi vào cái khu rừng Thầy sống nghĩa là Thầy cất những chòi tranh vách lá vừa gọn một người ở một cái một cái vậy đó, nghĩa là luôn luôn chúng ta không bao giờ chúng ta sống được như ở đây, ở đây tiện nghi như ở trên thành phố xây, như vậy chưa đúng cái hạnh, nhưng mà phải ráng tu. Nhiều khi chúng ta tu trong cái môi trường hiện đại, thuận tiện rồi chúng ta sẽ bị đắm chìm, mà hễ đắm chìm thì chúng ta khổ.

Cho nên chúng ta nghĩ tưởng rằng chúng ta an nhàn rồi phải cố gắng khắc phục chúng ta không sống tiện nghi trong thời đại, chúng ta sống kiểu giải thoát, tâm hồn chúng ta không bị vật chất bị lệ thuộc, không bị đèn đuốc, không bị tất cả các mọi cái, không bị ăn uống. Ví dụ như nhà bếp người ta cho mình ăn những cái gì coi như mình xin ăn, mình ăn không được thì mình ăn còn ăn không được thì bố thì chúng sinh. Đó là cách thức để cho mình thực hiện cái đời sống của người tu giải thoát, cái đời sống của bậc Thánh.

Hôm nay cái sự tu nó đơn giản nếu mà chúng ta sống đúng, ăn đúng thì tâm chúng ta ít dục, ít dục tức là chúng ta lìa, rồi chúng ta tập theo pháp thì lần lượt chúng ta ly những cái vi tế của cái dục. Còn cái thô thì chúng ta ăn rồi ngủ, nhưng tại sao bây giờ mình còn buồn ngủ? Tại vì mình còn thô, chứ là người ta đâu còn buồn ngủ như vậy, cho nên mình phải tập để xã cái thô.

2. TU TẬP NGAY TRÊN ĐỜI SỐNG

(11:20)Đó thì trong cái sự tu tập thì nhớ cái đời sống của chúng ta là quan trọng nhất. Cho nên khi một người mà đến tu với Đức Phật, vì con muốn sống đúng phạm hạnh là con phải nương tựa vào Đức Phật, con tin vào Đức Phật. Tín, tức là Ngũ lực thì Tín lực là đầu tiên, tin vào Đức Phật, Đức Phật sống như thế nào, cuộc sống như thế nào chúng ta sống như thế nấy, thì cái đó là cái quan trọng nhất để chúng ta ly dục. Nếu chúng ta sống mà không ly dục thì làm sao chúng ta ly ác nổi.

2.1. QUAN SÁT THÂN THỌ TÂM PHÁP

(11:56) Cho nên đây phải lưu ý những cái lời mà Thầy dạy, lấy cuộc sống của chúng ta làm cái nền tảng giải thoát thật sự, đó là cuộc sống Giới luật đó. Cho nên chúng ta không học Giới luật mà chúng ta sống đúng là chúng ta không phạm Giới luật, cái thứ nhất.

Rồi cái thứ hai thì về phần tu tập. Chúng ta biết rằng các pháp thì Thầy đã nêu rất rõ rồi. Nó có những loại Định để mà chúng ta tu ở trên Tứ Niệm Xứ, tức là bốn cái nơi để chúng ta thực hiện được cái pháp Định đó. Mà những cái pháp Định đó để chúng ta tu Tứ Chánh Cần, ngăn ác - diệt ác, sanh thiện - tăng trưởng thiện. Hằng ngày chúng ta sống trong thiện pháp, hằng giây hằng phút chúng ta sống trong thiện pháp.

Có một ác pháp hay chướng pháp nào trong thân-thọ-tâm-pháp của chúng ta khởi lên thì ngay đó chúng ta đẩy lui liền. Chúng ta tìm cách quán xét, chúng ta tư duy, chúng ta tu Định Vô Lậu. Chúng ta để tâm chúng ta trở về với trạng thái thiện pháp: không tham, không sân, không si tức là nó ly dục ly ác pháp hết. Do đó từng phút giây chúng ta biết được tâm niệm đó, cho nên chúng ta ăn rồi ngồi không để làm gì, để quan sát lại thân-thọ-tâm-pháp của chúng ta, tức là trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên tâm quán tâm, trên pháp quán pháp, như Đức Phật dạy trên Tứ Niệm Xứ đó.

Đó là chúng ta đang tu trên Tứ Niệm Xứ, quán sát nó. Như bây giờ mình ngồi quán, Đức Phật đâu có dạy chúng ta ngồi đó mà ức chế tâm. Nhưng mà chúng ta ngồi đó để quan sát cái bốn chỗ này. Để làm gì? Để khắc phục tham ưu, tức là ác pháp. Có ác pháp đến thì chúng ta khắc phục đẩy lui, mà không có thì nó là thiện pháp; thiện pháp thì kéo dài và tăng trưởng nó tức là tâm không tham sân si của chúng ta. Và hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, mình cứ tu như vậy mãi và mình sống đúng như vậy, đừng vi phạm thì hoàn toàn chúng ta sẽ ly sân và khi ly hết rồi thì chúng ta thực hiện các định. Có vậy thôi chứ không có cái gì hết.

Cho nên những pháp Thầy dạy nhớ kỹ những điều pháp hướng Như lý tác ý như thế nào? Chúng ta kết hợp với các loại định khác như Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ tu đi kinh hành đi phá hôn trầm, mục đích chúng ta đi kinh hành là phá hôn trầm. Cho nên hễ nghe buồn ngủ này kia thì đi liền là tốt nhứt, đừng có nên lười biếng không chịu đi thì nguy hiểm lắm. Thầy nói rất khó về cái ngủ chứ không phải dễ. Cho nên phải thực hiện cho kỹ, cho đúng, nghĩa là bây giờ thí dụ như, cũng như bây giờ sức của chúng ta chưa chiến đâu với cái thời gian hơn hai ba tiếng đồng hồ đi nữa, thì chúng ta phải căn cứ vào cái thời gian nhứt định.

(14:38) Thí dụ như bây giờ chúng ta tu bảy giờ đến tám giờ, mà nếu mà tu tới tám giờ mà chúng ta thấy cái sức chúng ta không có buồn ngủ thì chúng ta tu tới chín giờ. Nhưng mà đến chín giờ nó buồn ngủ mà thường xuyên chúng ta tu một thời gian, mới đầu chúng ta chưa thấy nó buồn ngủ, nó đánh chúng ta, nhưng mà lần lượt chúng ta sẽ thấy nó đánh. Do nó đánh chúng ta, khi đi nó cũng ngủ trong bụng nữa chứ đừng nói. Nó vậy đó.

2.2. THẾ NÀO LÀ TU SAI

(15:05) Cho nên khi mà bị hôn trầm thì chúng ta khéo léo, chúng ta phải nhìn thấy mình tu nhiều, dụng công nhiều, hằng ngày nhiều, để giữ tâm mình hay hoặc là ức chế trong hơi thở để đừng có niệm thiện niệm ác của nó thì do đó mình bị ức chế quá nhiều do mình tu sai. Chúng ta thấy được cái tu sai của mình, chứ đừng nghĩ rằng tôi ức chế nó không vọng tưởng này kia chưa có đúng đâu, không phải đâu! Mình tu quá sức của mình là mình đã tu sai rồi, mặc dù nó không vọng tưởng nhưng tu sai. Mình tu vừa sức mình thì hôn trầm nó không có, mà mình tu nhiều thì hôn trầm nó sẽ tấn công nó đánh mình. Đó là mình tu sai.

Cái nữa là mình không chịu tu theo cái đặc tướng của mình, bởi vì cái đặc tướng của mình , cái tướng của mình nó còn si mê nhiều tức là nó còn ham ngủ. Mà bây giờ mình ăn một ngày một bữa vừa đủ rồi mà nó còn thì nó không phải do ăn mà sanh ra, mà nó do tu sai sanh ra, hoặc là nó do mình độc cư mà nó sanh ra lười biếng sanh ra buồn ngủ. Mình phải quan sát tất cả những cái này, nếu buồn ngủ mà do công phu tu tập nhiều thì mình tu tập ít lại. Tu tập ít lại để cho nó đừng có quá căng thì nó hết buồn ngủ. Do mình sanh ra lười biếng, không tinh tấn thì nó sanh ra buồn ngủ, tức là nằm lên nằm xuống cứ nghĩ rằng mình có cái tâm nó dối trá mình, mình cứ nói mình tập mình tu, nhưng sự thật là nó lười biếng.

Cho nên khi mà mới vào tu thật sự ra thì Thầy rất sợ cái giường, cái giường nằm của mình, rất sợ cái ghế, rất sợ cái võng. Tất cả cái này Thầy đều sợ hết, không có dám nằm, không dám đặt lưng, phải ngồi, thường là ngồi kiết già, ngồi thẳng đến nổi mà Thầy nói rằng ngồi dựa lưng vào gốc cây mà Thầy cũng không dám nữa đó, sợ cái tâm lười biếng của mình. Cho nên thỉnh thoảng, người tu hành phải thỉnh thoảng nhắc “tâm phải siêng năng tinh tấn”. Đừng nghĩ rằng chúng ta siêng năng đâu.

Nhưng mà chúng ta siêng năng tinh tấn tu nhiều là chúng ta cũng bị sai, nó căng. Cho nên Đức Phật dạy chúng ta như một cái dây đàn, mà lười biếng mà không chịu căng như dây đàn mà chúng ta căng không thẳng, mà căng quá tức là tu nhiều thì nó như dây đàn căng, nó cũng không thực hiện được. Nó vừa. Cho nên tu sao cho vừa là phải nhắm được cách tu.

Đó là những điều kiện mình phải biết xét cái chỗ tu của mình. Có cái gì sai? Thí dụ như trình bày cho Thầy thấy đó có những kết quả nhưng mà chưa phải đâu, mình chưa ly dục ly ác pháp hết đâu. Bởi vì cái nội lực của mình tuy rằng nó có trạng thái chúng ta nhận xét ra được, nhưng nó còn ngắn lắm, nó chưa có tự động đâu. Bởi vì mình bây giờ mình còn dụng công chứ chưa phải là lúc nó hết phóng dật.

(18:10) Khi nó hết phóng dật thì tâm của chúng ta nó sẽ định vào trong thân, nó định vào trong thân thì nó luôn luôn biết hơi thở, mà khi mình biết đi thì nó không tập trung nơi hơi thở, mà nó tập trung trong bước đi. Mà hễ khi mình ngồi thì nó biết hơi thở, mà hễ khi mình đi nó biết mình đi. Khi mình làm hành động gì nó biết ngay hành động đó tức là tâm định trên thân.

Còn bây giờ ví dụ như mình đi và mình ngồi thì nó biết hơi thở, mình đi nó cũng biết hơi thở, cái này là tại vì ức chế. Thành ra mình phải thấy được cái sai của sự tu tập.

Tại sao mà mình đi nó cũng biết hơi thở, nó không định trên cái hành động đi? Bởi vì hành động đi nó thô hơn hành động của hơi thở, mà tại sao nó không định trên hành động đi mà định trên hành động hơi thở? Tức là nó thành thói quen của mình ức chế nó trong hơi thở. Phải lưu ý cái phần này, cái sai mình biết cái sai để cho mình sửa cái sai. Còn nếu mình tu mà mình không biết sai thì coi chừng mình bị lầm. Mình thấy nó hoàn toàn đúng: mình đi nó cũng biết hơi thở, mình ngồi cũng biết hơi thở, như vậy nó định trên hơi thở, chớ không phải đâu. Cái thân của chúng ta thay đổi hoàn cảnh nào đó thì cái tâm chúng ta sẽ định theo cái hoàn cảnh đó, cái nào thô thì nó sẽ định ở trên cái đó trước.

Cho nên chúng ta biết cái tâm không phóng dật là cái tâm nó quay vào. Mà nó quay vào là bắt đầu chúng ta ngồi im lặng, cái thân bất động nè, thì bắt đầu nó sẽ thấy cái động của nội thân nó. Mà khi chúng ta đi thì nó không thấy nội động của thân nó, mà nó thấy cái bước đi của nó bởi vì đó thuộc về hành động ngoại. Còn kia là hành động nội. Cho nên hành động nội: khi mà chúng ta đi, chúng ta làm, chúng ta đâu có biết hơi thở nhưng mà khi chúng ta ngồi lại chúng ta mới thấy được cái tâm nhiếp vào hơi thở. Đó là cái nội và ngoại rất rõ ràng.

Vì vậy khi mà khi cái tâm nó định vào cái thân tức là nó không phóng dật rồi, nó không khởi ra niệm thiện ác của nó rồi, thì lúc bấy giờ nó phải định ở trên cái thân hành của nó: đi thì nó biết đi, mà ngồi thì nó biết hơi thở. Đó là ngay cái kết quả đó là cái mà nó đã định trên thân.

3. ĐỊNH TRÊN THÂN LÀ NHẤT TÂM

(19:46) Chúng ta biết cái mà định trên thân như vậy đó, cái đó gọi là Nhất Tâm. Khi mà chúng ta quán xét lại cái mà Nhất Tâm thì như vậy chúng ta biết nó do ly dục sanh hỷ lạc. Cái hỷ lạc của nó như thế nào? Chúng ta sẽ quan sát thấy cái chỗ Nhất tâm này.

Cái chỗ mà tâm nó quay vào để nhập Sơ thiền, mà nhập Sơ thiền thì lúc bấy giờ nó không phóng dật nó sẽ nhập Sơ thiền. Khi nhập Sơ thiền thì nó có hỷ lạc, do ly dục mà sanh hỷ lạc. Cái cảm giác hỷ lạc của nó chúng ta sẽ nhận ra.

Còn bây giờ khi mà cái tâm chúng ta yên ổn, nó có hỷ lạc rất rõ; coi chừng chúng ta sẽ bị hỷ lạc tưởng. Gọi là hỷ, bởi vì dục tưởng của chúng ta nó còn nhiều lắm, nó sẽ dễ sanh ra khi mà chúng ta nghĩ đến cái gì đó nó tưởng ra, rồi nó làm cho chúng ta có cái cảm giác. Cho nên chúng ta phải cẩn thận trong vấn đề này.

Còn khi mà cái tâm ly dục ly ác pháp rồi ,thì nó sẽ định vào thân của nó, thì lúc nào chúng ta đi thì nó biết đi, còn chúng ta ngồi thì nó biết hơi thở và nó luôn luôn lúc nào cũng không tác ý ra. Nhưng khi mà chúng ta muốn tác ý một cái gì thì chúng ta ý rất sáng suốt, nó tác ý ở trong cái điều thiện, tác ý ở trong điều đúng chứ không tác ý ở trong cái điều sai đâu. Người ta gọi nó là trực giác. Nó tác ý không bao giờ có cái sự gì khác, nó tác ý rất đúng, chính xác. Một cái người đi ngang qua nó tác ý người đó là nó biết cái tâm niệm người đó. Cho nên nó là trực giác đó.

Nó bước qua cái giai đoạn để mà nó biết được tất cả mọi tâm niệm của người khác, tức là lúc bấy giờ nó nhập Nhị thiền. Nhưng bây giờ nó Sơ thiền, nó đã có cái trực giác, nó không tác ý ra thôi mà nó tác ý ra thì nó biết. Đó là cái Sơ thiền cho nên nó có giác có quán. Ở trong kinh A Hàm thì Đức Phật nói, khi Đức Phật ở trong đó không nói có cái tầm có tứ, mà Đức Phật nói có giác có quán. Nghĩa là khi mà nó có giác rồi, thì khi mà nó khởi ra một cái ý gì đó là cái tầm tứ nó tác ý ra, thì cái gì nó cũng sáng suốt. Ví dụ ngồi đây mà khi nó tác ý ra thì ăn trộm lấy đồ đằng kia là nó biết liền. Nó không tác ý ra thì thôi, mà nó tác ý ra là nó biết. Đó là cái chỗ người tâm thanh tịnh người ta có, nó sắp sửa nó nhập định thì sẽ có trạng thái đó, hiện tiền, nó thông suốt gọi là trực giác. Trực giác nghĩa là cái mà biết mà nó không có qua cái sự tư duy của mình, mình chỉ tác ý ra là mình đã thấy cái đó nó đúng, nó không sai thì cái đó là trực giác.

(22:24) Cho nên ở đây mình xét qua sự tu tập, đời sống là thứ nhất, kế đó chúng ta ôm pháp tu là chúng ta có những cái pháp để tu, cho nên hằng ngày chúng ta tu nhưng mà tu với đặc tướng chứ không được tu theo kiểu không đặc tướng. Tu theo kiểu không đặc tướng: khi mình mới tu thì mình hăng hái tu lắm, nhưng mà mình tu mình sẽ gặp những trường hợp như Thầy nói như hôn trầm, trạo cử, thụ động, nó làm tâm chúng ta thụ động, thì do đó tất cả cái đó là những cái bệnh. Vì vậy mà lưu ý trong những phần này. Khi bị thụ động thì nên đến xin hỏi Thầy, khi bị trạo cử đến hỏi Thầy, khi bị hôn trầm đến hỏi Thầy, để tìm cách phá hôn trầm để rồi chúng ta sẽ ôm pháp, chúng ta sẽ tìm cái kinh nghiệm đúng, đúng là cái kinh nghiệm để chúng ta ôm pháp, theo pháp, bám vào pháp để luôn luôn tăng trưởng giải thoát hoàn toàn. Đó là cách thức để mà thực hiện cho được bằng cách ly dục ly ác pháp.

Cho nên Thầy nói, hiện giờ như quý thầy cũng như các cư sĩ mà về đây tu tập, thì cái điều quan trọng nhất là sống cho đúng, tập sống cho đúng. Bây giờ mình quan sát lại, tới buổi trưa này, mình thấy tới giờ này mình đói bụng chưa? Bởi vì trên thân-thọ-tâm-pháp mà, nó có cái cảm giác đói, nó có cái sự như thế như thế khác: “đời sống tu hành biết tu hành, không để cái chướng ngại pháp này, đẩy lui ra, đúng giờ”. Nghĩa là ví dụ như bây giờ lúc nào mười giờ là đi khất thực là mười giờ đi, rồi về xong thì ăn chứ không để làm gì hay hoặc là mười một giờ đi khất thực là mười một giờ. Trong khoảng thời gian đó mình coi xem cái thân, cái tâm của mình đối với ăn như thế nào. Rồi coi nó có thấy thèm khát cái gì không, nó có muốn cái gì không? Để mình quan sát coi thử tâm tham của mình diệt được chưa.

4. KHẮC PHỤC BA CHƯỚNG NGẠI TRONG ĐỜI SỐNG

(24:00) Đời sống của mình mà khi đã khắc phục được khi mà đã khắc phục được cái đời sống của nó tức là mình đã đi được một phần đường ở trên con đường ly dục ly ác pháp.

Ly dục ly ác pháp: ba cái tướng của nó, nó sẽ thực hiện ra cho chúng ta thấy. Thứ nhất là ăn, thứ nhì là ngủ, thứ ba là độc cư. Cái ăn thì nó không khó đâu, khắc phục một thời gian sau sẽ quen. Cái ngủ phải chiến đấu hết mình thì chúng ta mới chiến thắng được cái ngủ. Tới độc cư là cái khó nhất.

Cho nên cái độc cư đầu tiên là chúng ta phải có những giai đoạn độc cư chứ không ép nó quá thì bị ức chế, nghĩa là mình cố gắng mình, trong tâm của mình thì nó chưa muốn độc cư mà cứ ép cho nó độc cư. Thì tức là mình độc cư, mình sống không nói chuyện với ai, mình không tiếp duyên với ai hết, hoặc mình thấy nó buồn bã, cô đơn quá. Mình nghĩ cái này khởi cái kia đủ thứ thì mình ép nó.

Mình đừng ép nó tức là mình phải có đi lao tác, mình phải quét sân, mình phải hốt rác. Mình phải làm cái này, cái kia để lấy cái này mà giảm bớt, chứ không khéo thì nó sẽ đi nói chuyện này, chuyện kia, nó kết bè kết bạn thì nó nguy hiểm hơn; còn mình làm vậy thì thấy nó giảm bớt cô đơn. Cho nên từng những cái độc cư để tránh sự cô đơn đó thì có từng giai đoạn, chứ không phải bắt buộc úc chế. Ví dụ như bây giờ mình bắt nó cũng được, nó không làm gì hết nó ngồi không vậy nhưng nó sẽ sanh những chuyện khác. Nó sanh chuyện khác như nó buồn ngủ, nó sanh ra chuyện khác như nó nghe băng, nó sanh ra chuyện khác như nó đọc kinh sách, nó sanh chuyện khác như tất cả cái sự kiện mà có thể xảy ra.

(25:44) Đó cho nên vì vậy mà cái lối ức chế. Và nếu mình ép buộc nó nữa, ép buộc tức là bây giờ không cho nó đọc sách, không cho nó nghe băng, không cho nó lao động, không làm gì hết. Bắt buộc nó cứ sống như là độc cư một trăm phần trăm, thì lúc bấy giờ ức chế đến độ, khi mà ức chế đến độ mức cuối cùng thì nó hưng phấn. Nó hưng phấn thì bấy giờ nó điên. Cho nên một con người, cái người mà hiện giờ người nào đó, ta bắt họ nhốt họ vào trong đó, bỏ họ trong cái nhà đóng cửa lại, không nói chuyện không gì hết, cứ tới mỗi giờ đút cho họ ăn đi. Đồ ăn rất là đầy đủ, cho họ ăn đi nhưng mà không cho họ nói chuyện. Thì một thời gian người đó điên. Đó, nó đơn giản. Thầy nói là nó đơn giản lắm, nghĩa là cho con ở trong nhà này thôi, đừng cho nói chuyện với ai hết, đừng cho làm cái gì hết. Ở trong này thời gian, tới giờ Thầy cho ăn, tới giờ Thầy cho ăn. Rồi Thầy nuôi trong một năm, hai năm, ba năm, người đó sẽ bị điên. Không có tư tưởng người ta chịu không nổi đâu, người ta sẽ bị điên.

Người ta nếu mà, ví dụ như bây giờ người đó ở trong cái nhà này, họ không hát, họ không la, họ không hét, họ cứ làm thinh làm thinh thì họ bị điên mất. Cho nên ví dụ chẳng hạn mình bắt người tù nào đó, mình nhốt, mình cho họ độc cư đi. Nghĩa là không cho họ tiếp ra ngoài, thì những người ở trong đó họ phải ca, họ ca hát thì họ mới chịu đựng nổi. Họ không ca hát họ buồn. Nhưng mà nếu bắt buộc họ không được ca hát, không được xem, không được gì hết, không được đọc báo, không được gì hết. Một thời gian người này điên.

Đó thì cái độc cư nó quan trọng đến cái mức độ như vậy. Đây là Thầy nói sự thật. Bởi vì ở đây có trường hợp sau này các con sẽ đọc tới những cuốn kinh của Thầy viết, nó cụ thể rõ ràng. Thì trường hợp ở đây, nó cũng có nhiều người đến đây cũng nghe nói độc cư, ham lắm, muốn làm Phật sớm. Nghe độc cư là bí quyết thành công của Thiền định mà. Cho nên họ nhào vô họ độc cư. Họ ức chế, họ bắt buộc cái thân tâm của họ không được nói chuyện theo đúng như lời Thầy dạy. Một thời gian sau họ nói loạn, nó bậy, khi mà tiếp với Thầy, Thầy thấy nó trật, nó trật hết rồi. Bởi vậy cho nên đó là kinh nghiệm rút tỉa, họ không hiểu được pháp độc cư. Vì vậy là một điều kiện rất khó chứ không phải dễ đâu. Tu sai. Pháp của Phật đó, mà tu sai nó trở thành pháp của ngoại đạo chớ không phải đúng.

(28:08) Cho nên ở đây nhớ kỹ những lời Thầy dạy. Có cái gì thì phải thưa hỏi mau, cấp tốc, không có được mà cứ nghĩ theo cái cũ của mình tu, là mình tu sai. Bây giờ thấy cái đó nó không kết quả tức là mình tu có giải thoát mình biết mà, nói không kết quả mình biết mà. Chẳng hạn như bây giờ thấy nó có chướng ngại, tu thấy nó buồn bã hay là như thế nào thì đến hỏi Thầy tại sao không thấy cái niệm an vui ở trong đó, thì nó trật rồi. Thì phải hỏi, thì ông Thầy người ta mới dạy cho mình. Còn mình không hỏi, mình cứ lo mình tu, mình nghĩ mình đúng là mình sẽ giết mình đó.

Cho nên ở đây tuy rằng có những cái pháp nó đã nêu ra như vậy, nhưng không khéo thì bị ức chế. Cho nên mình cần phải hỏi kỹ lưỡng. Và khi hỏi kỹ lại thì mình mới biết cách mình tu. Đó, bắt đầu bây giờ ở đây tu thấy nó có kết quả tốt đó, nhưng mà thử đời sống của mình còn có những gì vướng mắc không? Là Thầy nói là tu giữa đời sống của mình, cứ gần thiện pháp đó là cái trụ để chúng ta tiếp tục chúng ta ly dục, ly cái vi tế của nó. Chứ không, dục và các ác pháp của chúng ta nó vi tế lắm. Còn cái đời sống của chúng ta sống, là chúng ta ly cái dục và ác pháp thôi. Đó thì như vậy nói rõ mới biết được cái đời sống là quan trọng đối với chúng ta.

(29:12) Ví dụ như chúng ta nhìn cái đời sống của quý thầy đây, người nào tu được hay không được người ta biết liền. Bởi vì cái đời sống nó tượng trưng cho sự xả ly của họ. Mà họ sống như vậy là họ không xả ly, chứ không phải là nó thành công giới Phật khen. Đời sống là cái phạm hạnh, mà cái phạm hạnh không có, thì không thể nào sống đạt được kể quả đâu. Chẳng hạn bây giờ chú ở đây chú ở tu, Thầy đi qua đi lại không phải là Thầy không biết đâu. Thầy nhìn Thầy biết đúng hay tu sai, Thầy biết. Cho nên vì vậy phải tập luyện đời sống.

Phải tập luyện đời sống thì phải sống như thế nào? Thì cứ trình bà: “con sống như vậy, nó có chướng ngại, xin Thầy chỉ dạy cho con”. Thì những cái đó có chi tiết để chúng ta khắc phục, như vậy là: “Hằng ngày sao con thấy tới giờ ăn, sao nó cũng còn muốn ăn, nó cũng còn thèm ăn này kia, mà sao nó chưa hết. Con cũng khắc phục rất nhiều”, thì lúc bấy giờ đến hỏi Thầy. Thầy cho cách thức tìm cách khắc phục, tìm cách dùng pháp Như Lý Tác Ý như thế nào để hằng ngày mình tập luyện cho đúng cách. Mình tu tập từng chút nhỏ vậy đó thì mình sẽ đạt được kết quả lớn.

Còn mình không hỏi mình cứ lo mình ôm pháp mình tu, mà đời sống của mình nó còn ê chề, nó còn nằm trên đống rác bẩn thỉu. Ví dụ như chưa tới giờ ăn mà muốn ăn, thì nó thèm cái này, hôm nay sao nó thèm chè, mai thèm cháo. Thời gian người ta không cho mình ăn ngọt, bắt đầu mình thèm. Như vậy cái tâm của mình như thế nào, nó như thế nào đây? Đó rồi mình còn lý luận nữa, tại vì cái thân của mình nó phải đòi hỏi đủ chất, nó thiếu chất thì nó sẽ sanh ra cái thèm. Ta thấy con bò nó có ăn đường đâu, đâu ăn thịt đâu. Nó ăn cỏ không, nó có ăn dầu, ăn mỡ chỗ nào đâu, mà nó cũng mập béo như thường. Còn mình hở một chút thế này thế khác.

Ngày xưa Thầy ở trên Hòn Sơn, Thầy ăn toàn rau không, Thầy có ăn dầu, ăn mỡ, ăn đường, ăn gì đâu. Thế mà Thầy vẫn khỏe mạnh như thường. Đâu có gì đâu. Tại vì chúng ta không tập luyện thì chúng ta nghĩ rằng không ăn đường, bây giờ không có ăn đường thì nó thèm. Ừ đúng rồi! Tại vì mình ăn, lâu quá không ăn thì nó thèm, nó muốn ăn ngọt. Rồi mình lý luận tại cơ thể mình thiếu đường. Không phải. Cô Út nói vẫn ăn cơm nó vẫn sống. Nó nạp đường trong thân của chúng ta đủ trong đó, nó không bao giờ thiếu đâu. Nhưng mà tại vì chúng ta ăn rồi, nó quen rồi, bây giờ thiếu nó đòi thôi, nó ham thôi. Tức là thực hành không đúng cách.

(31:42) Cho nên Thầy hiểu biết, trải qua cái thời gian tu khổ hạnh, Thầy biết sống trong ăn uống, ăn bằng rau không, không ăn cơm, mà Thầy vẫn sống. Thầy nói con bò nó ăn cỏ chứ nó có ăn thứ gì đâu, có thấy nó ăn củ mì đâu, có thấy nó ăn lúa đâu mà nó vẫn mập, vẫn khỏe, vẫn cày ruộng nổi. Còn mình, con người cũng vậy thôi chứ có gì đâu mà lại ăn cái này, ăn cái kia. Rồi cuối cùng Thầy ăn rau được. Cái ý chí của Thầy nó quyết định như vậy. Cho nên nó không đụng cái gì nữa hết. Thầy lấy con bò Thầy chỉ cho Thầy, tại sao nó ăn được mà Thầy ăn không được để mà cực khổ mang từng túi gạo lên trên núi mà ngồi ăn, quá vất vả như thế này. Làm sao giải thoát. Nhớ những điều này là những kinh nghiệm bản thân của Thầy, cho nên chúng ta không lo gì về vấn đề ăn.

Tại vì cái tâm chúng ta giao động, thì nó làm cơ thể chúng ta bại liệt, đau theo cái tư tưởng đó. Đau theo tư tưởng là thiếu chất này, chất kia. Cho nên đối với Thầy, Thầy biết là cơ thể già yếu của mình rồi, mình làm việc nhiều thì mình sẽ mệt nhọc, mình làm vừa sức nó thì không mệt nhọc. Cho nên đâu phải đòi hỏi ăn cái này, ăn cái kia để mà làm cho nhiều.

Đó thì nhớ như vậy. Đợt này về để mà chuẩn bị cho sự tu tập của mình là cái đời sống trước tiên. Sống cho đúng những cái phạm hạnh. Mà những cái phạm hạnh đó là cái giải thoát chứ không phải cái gì khác hơn, là cái nền tảng. Phải nhớ cái đời sống chúng ta, cái phạm hạnh đó là cái nền tảng để chúng ta thực hiện ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Mà khi thực hiện ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì chúng ta sẽ thấy có sự giải thoát hoàn toàn và có lực thanh tịnh của tâm của chúng ta. Nó hiện tiền, khi chúng ta Như Lý Tác Ý, chúng ta hướng tâm đến chỗ nào, thì cái chỗ đó chúng ta sẽ đạt được như ý muốn. Nó không có khó khăn. Mà nếu chúng ta sống không đúng đời sống và không ly dục ly ác pháp được, thì kể như đời sống của chúng ta tu để mà tu, chứ không có kết quả gì cả.

5. LÀM SAO QUAN SÁT ĐỜI SỐNG CỦA MÌNH?

5.1. TỨ NIỆM XỨ

(33:39) Đó, thì hôm nay nhớ những lời Thầy dặn: về mà quan sát lại cái đời sống. Quan sát cái đời sống của mình nó ở chỗ nào? Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình chứ ở đâu. Bốn chỗ này gọi là Tứ Niệm Xứ.

  • Quan sát nó để coi thử coi đời sống của mình ăn như vậy đó, nó còn ham thích nữa không?

  • Rồi ngủ như vậy nó còn ham thích nữa không?

  • Độc cư như vậy nó còn buồn không? Nó còn cô đơn không?

Đó thì như vậy. Mà nếu mà ba cái chỗ này mà sống đúng rồi thì đó là đời sống của chúng ta. Phạm hạnh đã hợp với đạo giải thoát rồi. Và từ đó chúng ta ngồi mà quan sát một ngày nó mới có một cái niệm, một ngày nó mới có một chướng ngại pháp, nó mới xảy ra. Chứ không phải nó liên tục như bây giờ chúng ta ngồi lại một lúc thì quên, lúc thì nhớ, huân tập đủ thứ.

Đó, cách thức tu tập như vậy. Để rồi chúng ta kiểm điểm lại cái tâm của chúng ta, xem nó có chướng ngại pháp, ác pháp nó có ngăn cái gì không? Còn bây giờ chúng ta đời sống chưa đúng, thì chúng ta sẽ không thấy được nó đâu. Nghĩa là đời sống mình còn ham ăn, ham ngủ, còn ham vui thì chắc chắn là không bao giờ chúng ta kiểm điểm được nó. Lúc chúng ta nhờ cái này, lúc chúng ta nhờ cái kia, cái tâm của chúng ta nó lung tung hết. Còn đời sống của chúng ta đúng rồi thì chúng ta ngồi xuống điểm lại tâm, thì chúng ta thấy nó rất ít, rất thưa và nó thưa lần, chúng ta sẽ điểm mặt nó tất cả .

5.2. SỬ DỤNG ĐỊNH VÔ LẬU

(34:54) Khi nó hiện ra thì chúng ta điểm mặt nó, quán xét mày là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Mày là cái thứ này, mày là cái thứ kia, mày là nhân này quả kia. Mình nhận ra mặt nó hết. Khi mình nhận ra mặt nó hết, toàn bộ nó là ác pháp. Do đó khi mà biết nó là ác pháp thì nó ly hết, là xả hết. Đừng có thấy nó hiện cái tướng ra mà chưa biết nó cái gì hết, mà lo ngăn mà diệt nó, đừng ức chế nó. Mà phải nó là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu hoặc là thấy nó nhân này quả kia, hoặc mình thấy nó là bất tịnh, hoặc là thấy nó vô thường, hoặc thấy nó khổ, hoặc thấy nó như thế nào? Tất cả mọi cái này kia đều là, chúng ta thấy được cái niệm ở trong đầu chúng ta, phải rõ như vậy. Thì khi mà biết nó là ác pháp, biết nó là dục hữu như thế nào thì nó sẽ ly hết liền tức khắc.

Đó thì cái này là cái Định Vô Lậu, để chúng ta thực hiện điểm mặt tất cả những tâm niệm của chúng ta khi nó phóng khởi ra. Nó làm cho tâm của chúng ta không còn phóng dật nữa. Từ đó chúng ta mới thấy được cái chỗ giải thoát. Đó, nhớ kỹ như vậy.

Ở đây thì những cái lời này, thì sau những ngày tu hành, Thầy thấy có cố gắng, nhưng mà coi chừng nó sai ở trong này chứ không phải đúng đâu. Cho nên phải quan sát những cái căn bản nhất là cái đời sống của mình đang tu. Nhất là trong cái hạnh mình sống độc cư, coi mình vui không hay mình buồn. Rồi coi thêm cái sự một đêm mà điện tắt, coi thử tâm nó có bực dọc không? Chứ như “sao mà điện nay nó cúp như thế này”, mình thấy cái tâm mình có những đêm mà không có ánh sáng thì nó như vậy, chứ thật ra nó không phải đâu. Nhất định có cũng được, không có cũng được, không quan trọng. Có thì mình sử dụng nó để phá hôn trầm, để cho nó đừng ở trong bóng tối, nó dễ buồn ngủ. Mà không có thì mình thấy cái tâm của mình nó như thế nào?

(37:04) Cho nên nó có những trường hợp như cúp điện này kia đều là những cái tu của mình hết, chứ không phải. Cho nên nhiều khi Thầy thấy cúp điện, Thầy đem đèn đến Thầy trao cho, để mà đốt. Thì đó là cái trợ giúp của Thầy nhắc nhở là mình phải đốt cái đèn trong tâm của mình sáng lên. Đừng có dùng cái đèn bên ngoài, cái ý của Thầy nó như vậy.

Nhưng mà sự kiện là Thầy cái trao nó cụ thể là cái đèn sáp, cái đèn cầy để thấy trong vấn đề đó, nhưng mà không phải đâu, không phải đâu. Cái mà mình quan sát coi cái tâm mình, khi cái hoàn cảnh này, khi đang sáng tốt như thế này, nó thay đổi, coi cái tâm của mình lúc bấy giờ nó thay đổi có an nhiên không?

Nếu mình an nhiên, mình vẫn thản nhiên. Trong khi đó mình có lười biếng không? Nó không đèn coi chừng mình lười biếng, mình ngủ. Mình đặt thành vấn đề mình tu giải thoát cho mình. Chứ không lẽ tu giải thoát cho Thầy sao, mà Thầy phải canh phải gác, phải đi rầy, đi la, phải phạt phải vạ như vậy. Bởi vì mình đi tìm con đường giải thoát là mình phải tự giác rồi.

Cho nên vì vậy Thầy không cần; ai tu Thầy dạy. Ai tu đúng, ai hỏi thì Thầy chỉ cách cho họ tu thôi. Chứ bây giờ đâu có phải là một cái trường học, đâu phải là một cái điều kiện gì mà phải dạy mọi người, phải rầy phải mắng họ, phải này kia. Cái kia Thầy, thật sự ra thì đầu tiên khi mà thành lập Tu viện, Thầy giữ giới luật có gắt cho nên Thầy có đuổi một số tu sĩ làm sai kỷ luật. Nhưng mà Thầy nói, thật sự ra ngày xưa Đức Phật cũng có đuổi chứ không phải không; nhưng Thầy nghĩ rằng cuộc đời người ta còn đắm nhiễm quá nhiều, cũng đáng thương, mình không nên đuổi. Thôi Thầy nhắc nhở, tu được thì được, tu không được thì phải chịu. Chứ bây giờ bây giờ làm sao, lỡ nhận người ta vào, coi người ta như là một đứa con. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, đứa vầy đứa khác, không nên đuổi nó tội nghiệp. Để gieo cái duyên cho tốt. Nó không biết, nó vô đây mà nó tu, nó đắm mê như vậy thì nó sẽ mang nợ, nó mang nợ của đàn na thí chủ, mang nợ công lao của người khác, tội nó. Nhưng Thầy biết làm sao hơn, chỉ nhắc nhở khéo mà thôi. Đó là cách thức.

(39:06) Đến giờ này Thầy luôn luôn lúc nào cũng tâm niệm không nên phạt vạ, ít rầy mắng những người khác. Để tự họ. Mình khéo nhắc nhở, khích lệ cho họ tu để cho họ đi đúng, chứ không nên làm cho họ có cái tâm hờn giận, mà đau khổ thêm, tội cho họ tạo thêm cái nghiệp ác.

Thành ra cho nên vì vậy mà quý thầy phải ráng cố gắng, đừng có.., nỗ lực mà sống cho đúng. Đó, thì ráng những phần Thầy nhắc nhở nãy giờ. Ráng quan sát cái đời sống của mình hằng ngày: ăn, ngủ, độc cư. Có ba phần này phải quan sát chính nè. Còn những pháp tu thì biết chừng rồi. Bây giờ nó không có, khi nó này kia thì mình biết rồi mình dùng pháp mình tu, chứ không phải pháp là chính đâu.

Mà Định Niệm Hơi Thở nó không phải chính đâu, mà Định Chánh Niệm Tỉnh Giác nó không phải chính đâu, mà Định Sáng Suốt cũng không phải chính đâu, mà Định Vô Lậu cũng không phải chính đâu. Mà chính bây giờ là cái quan sát coi đời sống của mình coi mình sống, ăn, ngủ, coi như thế nào? Độc cư như thế nào? Đó là quan sát chính. Kế đó mới dùng cái pháp. Đời sống của mình bây giờ nó còn tham ăn, nó còn muốn ăn thì phải dùng Định Vô Lậu, phải quan sát nó, xem xét nó, đó là cái Thứ nhất.

Rồi về cái ngủ cũng vậy, quan sát xem xét nó rồi mới dùng cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, tức là đi kinh hành đó. Mình mới tập đi kinh hành để cho mình phá cho được cái này.

Đọc cư: bây giờ mình độc cư thấy buồn bã, cô đơn này kia thì mình phải dùng Định Vô Lậu, mình quán xét mình phá cái tâm này và mình thay đổi. Mình thay đổi, ví dụ như mình ở không, mình thấy cô đơn quá nó sinh ra loạn tưởng, ảo tưởng tuôn trào. Cho nên mình đi ra lao động, mình không có lao động chung với ai hết. Bởi vì lao động chung thì nó sẽ mất độc cư rồi. Cho nên vì vậy mình lao động hoặc là mình thấy bây giờ mình phải cần, lúc này mình không phải ép nó, mình lấy kinh sách ra những lời Thầy dạy, mình nghiên cứu đọc lại kỹ lưỡng. Rồi mình mới thành lập một cái đường hướng, một cái phương án, rồi bắt đầu mình tu cái gì, cái gì. Mình khởi sự, mình thành lập như một cái thời khóa biểu, nhưng mà ở đây là một cái phương án, vì cái thời khóa biểu thì cái giờ giấc nó nghiêm chỉnh. Nhưng mà cái phương án của mình để mình thực hiện con đường tu, mình thành lập phương án đó.

(42:03) Bắt đầu bây giờ phải, bây giờ mình đang tu cái gì, bây giờ về sự hướng dẫn của Thầy là dạy mình ăn, ngủ, độc cư. Thì mình phải quan sát như thế nào? Kế đó mình quan sát mình gặp cái chướng phải ở trên cái đó. Ví dụ như bây giờ cái ăn, mình gặp cái chướng ngại như có cái niệm, tức là mình phải dùng cái pháp nào đó, để mình đẩy lui cái này ra. Ngủ cũng vậy, rồi độc cư cũng vậy.

Do đó mình lấy kinh sách mình nghiên cứu để mình soạn thảo ra một cái giáo trình cái đường hướng để mình tu tập, phương án để mình tu tập, đó là cách thức. Khi mà mình thấy cái tâm mình bị cô đơn, nó tuôn trào ra, mình mới lấy cái này ra. Còn nếu mà tâm không cô đơn, không cần đọc kinh sách gì hết, chỉ quan sát. Mình hiểu biết cái đó, mình không cần nghe những cái lời băng, lời dạy gì nữa hết. Sau khi mình nắm vững rồi thì ôm pháp, tin tưởng vào pháp của Phật và lời dạy của Thầy là sẽ có giải thoát hoàn toàn. Do đó mình cứ ôm chặt, mình cứ thở , nó vậy. Phải nhớ kỹ. Đó, cái độc cư nó có nhiều cái giai đoạn.

Nên vì vậy mà nếu mà mình thay đổi được cái này thì mình thấy nó an ổn. Mà mình thấy nó chưa có an ổn, nó còn tuôn trào thì mình thay đổi cái độc cư. Mình ra mình trồng cây này, hoặc làm cái kia hoặc quét cái sân nọ, hay hoặc là coi chỗ nào đó sửa sang lại. Bởi vì ở đây Thầy rất tự do, để cho các con tự làm, đẹp xấu gì Thầy chẳng quan trọng gì hết, mà để cho mình tu tập cho được, để mình sống cho được con đường tu. Giảm bớt sự cô đơn của mình đó là cách thức.

Cho nên Thầy thấy các con làm vậy, ví dụ như bữa mấy Thầy thấy con làm cây kiểng này kia đó, Thầy thấy là cái chuyện này làm như vậy cũng là lợi ích cái sự độc cư của mình để …​ cho nó tốt. Đừng nghĩ rằng con làm vậy nó đẹp, hoặc là đặt như vậy như kia, nó không có đúng. Thầy nói bây giờ mấy con đặt sao Thầy cũng thấy đúng hết, miễn là tu là đúng. Mà đặt bây giờ có làm đẹp cái vườn của Thầy đây, bây giờ đủ hoa kiểng rất đẹp, nó không đẹp chút nào. Mà chính cái làm để chúng ta tu cái đó, cái giải thoát tâm hồn trong đó, chứ không phải cái tìm bên ngoài. Cái này nó không đẹp đâu, Bữa nay làm cây kiểng này, chứ ngày mai cây kiểng này sẽ tàn liền, nó hết hoa nó cũng không đẹp, Nó làm vậy, chứ ví dụ bây giờ trồng bụi cau bên đây, bụi cau bên kia, rồi tiếp tục trồng cây nọ, kia. Người đời thì nhìn thấy cái đó nó đẹp, nhưng đối với Thầy cái đó không đẹp, mà chính cái làm này để cái tâm của chúng ta sống đúng độc cư, thì cái này cái đẹp, nó rất tốt.

(44:33) Nhớ cái điều mấy con làm như bây giờ mấy con quét cái sân, không phải cái sân sạch là đẹp đâu. Đối với mắt của Thầy cái sân nó không đẹp đâu, mà chính quét cái này để làm giảm bớt sự độc cư của mình, giảm bớt sự tuôn trào, để cho mình sống độc cư cho được, nó không bị ức chế. Thì cái đẹp là cái chỗ không bị ức chế, phải hiểu được cái ý của Thầy nói.

Chẳng hạn bây giờ thầy Minh Trí thầy chặt củi, thầy chặt củi thì tức là thầy phải tu ở trong chặt củi, thầy phải biết cái xả tâm của mình để giảm bớt sự cô đơn; thầy đang tu tập cô đơn chứ đâu phải thầy đang tu định. Thầy đâu có ngồi thiền nhập định như quý thầy đâu. Cho nên đừng lấy cái của người khác mà cho cái chỗ tu của mình.

Thầy đang tu độc cư đó, Thầy đang làm như vậy độc cư đó, thì cái tâm của Thầy nó đang tuôn trào lên. Cho nên ví dụ như có những người nghĩ sai thầy một chút, thì cái tâm Thầy tuôn trào ra qua cái mức độ. Vì vậy những cái đó mà thầy đã thấy được, thầy làm để xả được cái tâm thầy.

6. PHƯỚC HỮU LẬU & PHƯỚC VÔ LẬU

(45:33) Cho nên chúng ta thấy có nhiều cái chúng ta tu, trong này có nhiều cái người ta làm chướng lắm, nhưng mà chướng mới tốt, nhưng tại vì mình nhìn ở gốc độ của mình, mình thấy chướng chứ thật ra người ta ở trong chỗ người ta tu, người ta không thấy chướng đâu. Chính là thực hiện độc cư, người ta phải làm như vậy để cho người ta trọn vẹn sự độc cư, trọn vẹn trong giai đoạn độc cư.

Đó, cho nên …​ Đó là những cách thức chúng ta phải biết về nó. Thì cho nên trong cái vấn đề đó, ví dụ như bây giờ chú Luân, chú làm cái này, cái kia nọ. Bắt đầu bây giờ chú làm như vậy, chú tu ở trong cái chỗ của chú đó. Chúng ta phải biết cái hành động làm, chứ không phải làm để mà chú cầu được cái phước. Chẳng hạn bây giờ chú làm cho quý thầy đèn đuốc, phòng tắm, vòi nước, này kia. Nếu mà chú nghĩ ra cái kiểu Đại Thừa thì chú nghĩ làm cái đó chú sẽ được phước, nhưng mà ở đây Thầy thấy cái đó không được. Bởi vì cái phước đó, nếu mà quả thật nó có đúng cái phước, nó vẫn là cái phước hữu lậu. Mà đã nói hữu lậu thì nó có cái khổ trong đó. Chừng nào mà vô lậu thì nó mới hết khổ chứ. Mà được cái phước mà khổ thì được cái phước làm gì? Ai mà ham cái phước khổ, thà là người ta muốn được phước là phước không khổ chứ. Bởi vì ông vua, ổng được phước hữu lậu, ổng làm vua. Ổng làm vua có khổ không? Ông vua khổ lắm, ai cũng biết chứ, ông đâu có sung sướng. Đi ra một mình là chúng ám sát đó. Ông đâu có sung sướng như mình. Cho nên đừng nghĩ rằng ông vua là cái phước lớn, không phải đâu. Cái phước nhỏ chứ không phải lớn đâu.

Cho nên Thầy nói rằng cuộc đời tu hành là chúng ta tìm phước vô lậu, chứ không ham phước hữu lậu. Đó bây giờ quý thầy thấy có những chùa to này kia nọ lớn đó, ông thầy mà làm trụ trì cái chùa to là ông thầy có trách nhiệm với nó rồi đó. Tức là làm con mọi cho nó, phải lau chùi, mà không lau chùi thì phải sai chúng phải lau chùi. Cái vườn kiểng của ông ta đẹp thì bắt chúng phải tưới luôn, phải này kia nọ chứ không làm cái thì làm sao nó đẹp được nữa. Cho nên hằng ngày chăm bón như vậy thì chắc chắn cái phước này cái phước hữu lậu, chứ không thể vô lậu được. Bởi vì nó có sự cực khổ quá. Làm sao mà ngồi không như mình được. Còn mình hiện giờ thì quý thầy thấy mình tu không có làm gì hết thì vô lậu thiệt mà. Mà mình có đói không, có đói chỗ nào đâu. Còn họ có làm gì đi nữa, họ cũng ăn như mình thôi, họ có ăn hơn được sao? Không ăn hơn như mình được, thì họ cũng sống như mình, mình cũng sống như họ.

(48:04) Chứ họ bây giờ có ăn, ví dụ họ ăn năm bữa, mười bữa, họ ăn thì cái cơ thể của họ làm sao nó tiêu thụ hết cái điều đó đâu, rồi nó cũng thải ra. Còn mình giờ ăn bữa cũng đủ nuôi cái thân sống của mình, cho nên mình khỏe re. Còn họ ăn nhiều, thân phì mập ra, họ mang như cái bao rất nặng. Rồi bệnh này bệnh kia; chứ giờ mập thì đâu có ít bệnh đâu. Còn mấy người ốm ốm vậy chứ không có bệnh tầm bậy.

Đó là những cái chúng ta thấy rõ ràng. Bây giờ họ có ăn nhiều, phước hữu lậu mà, ăn nhiều thì họ khổ nhiều chứ làm gì. Họ mắc công ăn nữa. Còn mình phước vô lậu, cho nên mình ăn đủ sống, cho nên mình thấy mình khỏe, đó là một cái giải thoát. Cái mà mình thấy thật sự là mình giải thoát thật sự, mình không còn khổ nữa. Còn họ, nhìn cái chùa ai cũng khen ông này sao mà cái phước quá lớn, trời, quá đẹp. Cái cảnh của ông, ông làm núi Hòn Sơn giả nè, nào là giá trị này kia, cây kiểng rất đẹp. Nội cái giá trị này không cũng là mấy chục triệu, cái vườn kiểng của ông cũng mấy chục triệu.

Thật sự ra đó là cái phước hữu lậu. Quá khổ! Ông ta muốn được cái lời khen của thiên hạ, thì ông ta quá khổ với cái chùa của ông ta. Đó là bằng chứng Thầy nói ở đây, thì các con sẽ thấy cái này rất rõ ràng. Cho nên chúng ta tìm cái vô lậu. Vậy bây giờ thầy cứ ở trong thất thầy đi mà thầy không làm cái gì, có ai rày không? Có ngày nào mà thầy đói không? Cho nên rõ ràng là các phước vô lậu rõ ràng mà. Tại sao chúng ta không tìm cái phước vô lậu, cái phước giải thoát mà? Cho nên ở đây không đúng.

Bây giờ mình còn nghiệp chướng, cho nên cái hữu lậu nó vẫn còn. Vì vậy mình sống như thế này kia chưa nổi, cái phạm hạnh như thế này kia chưa nổi. Cho nên nó làm cho mình khổ đủ thứ, cái tâm của mình làm đủ chướng ngại. Cho nên vì vậy đó, mình phải đi ra mình lao động, mình làm thoải mái. Để làm gì? Để cho mình tìm đến cái vô lậu thật sự của mình, quét sạch cái hữu lậu.

(50:15) Cho nên cuối cùng cái con sẽ thấy rất rõ ràng. Đó, Thầy muốn nói lên như vậy, để cho thấy được cái chỗ mà chúng ta làm sai. Ví dụ như thầy Chơn Trí, thầy bửa củi, thầy chặt củi, bây giờ đó là cái phước hữu lậu rất lớn đó. Mà càng hữu lậu bao nhiêu thì thầy càng khổ bấy nhiêu đó. Cho nên thầy biết lấy được cái chỗ đó, thầy giữ gìn được cái hạnh độc cư của mình. Thầy làm sao thầy thực hiện cái độc cư để cho cái tâm thầy bớt căng thẳng. Đó là cái việc của cái tu, nếu mà người ta hiểu được vậy; còn nếu người hiểu sai tức là người ta bất trật.

Cho nên vì vậy chúng ta thấy mọi cái ở đây người tu vậy, kẻ tu khác. Nhưng mà tại vì sao có một pháp môn mà lại tu vậy, mà lại tu khác, kỳ vậy? Còn ở chùa người ta tại sao tụng niệm? Người nào cũng lên tụng niệm. Bây giờ lên ngồi thiền thì người nào cũng ngồi thiền, lao động thì người nào cũng lao động. Ở đây khác. Người thì có lao động, người không lao động, tùy theo đặc tướng của mọi người, tùy theo sự độc cư, tùy theo ăn, ngủ của người ta. Đó là cách thức của ở đây, người ta tu giải thoát mà. Người ta đi từ chỗ hữu lậu đến vô lậu. Còn mình đi từ chỗ hữu lậu đi vào chỗ hữu lậu, thì nó không có vô lậu rồi.

Thì rõ ràng là quý thầy đang tu, họ đi từ hữu lậu đến hữu lậu, chứ không phải vô lậu. Còn mình đang tu đây là từ cái hữu lậu đi vào cái vô lậu. Cho nên hiện giờ có người ta ở trong vô lậu. Còn mình chưa vô lậu, thì mình còn hữu lậu, mình phải chịu thôi chứ mình không cầu cái phước đó. Phải hiểu rõ ràng những cái như vậy. để chúng ta thực hiện con đường tu.

Đó thì nhớ những lời Thầy nói nãy giờ: Ăn, ngủ, độc cư đó là đời sống của chúng ta phải thực hiện cái phạm hạnh. Thực hiện những phạm hạnh đó thì lần lượt những bộ kinh Giới, những cái đức hạnh của một bậc Thánh tăng, người ta sống cái đức hạnh như thế nào, thì lần lượt Thầy sẽ soạn thảo bởi vì giới luật của chúng ta chỉ là cái pháp luật.

7. THỰC HIỆN PHẠM HẠNH QUA BA ĐỨC ĂN NGỦ ĐỘC CƯ

(52:11) Từ xưa đến giờ thầy Tổ của chúng ta thành lập cái pháp luật chứ chưa phải là cái giới luật của Đức Phật. Cái giới luật của Đức Phật tức là cái hành động Thánh, cái hành động làm Đạo Đức. Một người đạo đức là một người xứng đáng.

Thầy bận nhiều việc không thể mà làm hết được những cái việc này. Cho nên do đó thì các con lần lượt phải nỗ lực, phải sống cho đúng cái phạm hạnh. Thì cái phạm hạnh đầu tiên của chúng ta có ba cái Đức Ăn, Ngủ và Độc cư. Phải thực hiện những đức hạnh trong đời sống cho nó hoàn chỉnh, cho nó nghiêm chỉnh. Để rồi chúng ta có cái sự, ngay cái đức hạnh đó, chúng ta có sự giải thoát trong đó. Mà muốn được vậy thì chúng ta có cái pháp để chúng ta tu. Thầy nhắc đó là Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Sáng Suốt, Định Vô Lậu. Bốn cái Định. Bốn cái Định đó thì đặt ở trên bốn cái chỗ thân - thọ - tâm - pháp của chúng ta, để thực hiện cái pháp Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác để mà ly dục. Có vậy thôi, pháp của chúng ta chỉ đơn giản vậy thôi, không có cái gì mà khó hết. Cho nên ở đây cái quan sát đầu tiên của chúng ta là quan sát cái đời sống. Rồi sau đó quan sát tâm niệm của chúng ta, để chúng ta đẩy lui tất cả các chướng ngại pháp. Nhớ kỹ chưa?

Nhớ kỹ: quan sát đời sống. Coi đời sống của chúng ta như vậy nó có thích nghi không? Nếu mà thích nghi thì được. Còn chưa thích nghi thì phải dùng các cái pháp này để mà hướng tâm, để mà nhắc để mà Như Lý Tác Ý, để mà thực hiện cho được cái chỗ tu học. Rồi bắt đầu bây giờ, bước tới một cái giai đoạn khác, thì chúng ta lại thực hiện những cái pháp khác. Còn bây giờ ở giai đoạn này, chỉ có vậy thôi.

Phật tử: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Trong cái thời gian tu tập về Định Niệm Hơi Thở thì trong cái thời gian này chúng ta chỉ tu có năm phút, có năm phút cái thời gian để ức chế tâm mà nếu mà hơn năm phút, hơn mà năm phút thì chúng ta bị ức chế tâm. Nghĩa là bây giờ mình tập trung mình gom tâm, mình hít vô, hít vô; thở ra, thở ra khoảng năm phút là cái sức ức chế tâm của chúng ta nó ít, nó không có nhiều, nhưng mà kéo dài hơn chỗ đó mà chúng ta ráng tập trung để cho nó kéo dài từ mười phút đến hai mươi phút, đến ba mươi phút, thì đó là chúng ta ức chế quá mạnh. Ức chế quá mạnh là đã đi sai rồi.

(54:56) Cho nên vì vậy tuy rằng Phật pháp nói rằng không có ức chế, nhưng sự thật có ức chế chứ không phải không có ức chế. Chứ không được ức chế nhiều. Ức chế nhiều là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Cho nên ví dụ như bây giờ mình đi kinh hành, đi từ đây tới đằng kia, bây giờ đó mình tác ý mình hướng, mình tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi bắt đầu mình đi, đi tới khoảng nữa kia, bắt đầu mình hướng tâm lần nữa. Thì như vậy để cho mình dẫn dắt cái tâm của mình đi được tỉnh thức mà không bị ức chế. Còn bây giờ mình ráng mình tập trung, để đi từ đây tới kia mà mình không nhắc; nhớ, mình không nhắc tức là mình gom tâm mình rất ức chế. Cũng khoảng thời gian năm phút, mà trong năm phút này, mà mình hoàn toàn mình không ức chế nó. Là sau khi cái tâm nó thuần thục, nó có ly xả trong đời sống của mình, nó mới được cái khoảng này, thì nó không bị ức chế.

Còn bây giờ mình không có ly, mình ăn uống cũng phi thời, mình sống không có đúng hạnh, ngủ còn ham ngủ, độc cư thì chưa có được cô đơn mà hoàn toàn chịu đựng nổi, mà lại tu có thời gian ức chế tâm dài, thì như vậy rõ ràng là mình không dùng cái pháp hướng, không dùng cái pháp hướng nhắc tâm mình. Mà mình kéo dài được cái thời gian năm, mười phút như vậy đó là hình thức ức chế tâm.

Nghĩa là như hồi nãy con hỏi Thầy, là tu như thế nào để không bị ức chế tâm phải không? Nghĩa là tu mà nó không bị ức chế tâm. Ví dụ ở đây đi ra ngoài kia, thì mình đây đi tới cái cầu kia, thì mình sẽ nhắc ba lần hoặc bốn lần. Còn mình không nhắc là ức chế tâm, là tập trung hết sức nó mới được như vậy. Còn mình nhắc là mình tập trung ít hơn. Hiểu chưa?

Đi kinh hành cũng vậy, ngay ngồi Định Niệm Hơi Thở phải nhắc tâm “Thở, tôi biết tôi đang thở”. Rồi mình tiếp tục như vậy, cứ năm phút hơi thở mình nhắc lần nữa. Cho nên năm phút mà mình nhắc, đó là mình không ức chế tâm. Còn mình không nhắc là bị ức chế tâm. Tức là mình quá gom tâm cho nên phải gom tâm cho chặt, chừng khoảng năm phút không có một niệm, một vọng tưởng nào nữa thì ức chế. Hiểu chưa?

Phật tử: (không nghe rõ) muốn đi kinh hành nhiều khoảng một tiếng, hai tiếng có bị ức chế không thưa Thầy?

Trưởng lão: Nếu mà mình đi kinh hành, mà rơi vào ức chế, là mình đi suốt thời gian một tiếng hai tiếng đồng hồ không có niệm vọng tưởng nào là mình bị ức chế. Giờ mình chỉ đi kinh hành khoảng chừng độ năm hoặc ba phút, mà mình thường nhắc tâm mình. Còn mình đi kinh hành không ức chế là mình đi như thế này: Mình quan sát thân - thọ - tâm - pháp, mình không quan sát cái bước đi, không có dùng một cái đối tượng của nó để gom đối tượng để mình gom cái tâm mình vào đó mà mình quan sát một cái khác mà tâm nó tập trung vào đó, là nó không bị ức chế.

(57:45) Thí dụ như bây giờ Thầy đang đi, Thầy không có lưu ý bước đi đâu, mà Thầy lưu ý cái thân cái thọ cái tâm cái pháp của Thầy. Thầy coi bốn nơi này, Thầy quan sát cái thân của Thầy coi cái cảm giác, cái cảm thọ của Thầy, cái tâm của Thầy nó có khởi niệm hay không? Các pháp bên ngoài có đánh đập Thầy không, nghĩa là có đập vào không?

Ví dụ như Thầy nghe âm thanh như tiếng chim, tiếng hát hò này kia, hay là nghe chó sủa coi nó có làm động Thầy không? Thì Thầy quan sát bốn cái chỗ này, mà Thầy vẫn thấy cái tâm của Thầy, nó vẫn không có cái gì hết xảy ra, thì nó vẫn thấy bước đi. Đương nhiên là Thầy không tập trung trong bước đi, tức là đi suốt đêm cũng tốt không sao hết, không bị ức chế.

Còn mình tập trung ngay cái đối tượng của nó, là mình bị ức chế. Hiểu chỗ Thầy đang nói không? Nghĩa là giờ mình đi, mà mình tập trung mình biết mình đi là mình bị ức chế. Còn mình đi mà tâm mình tự nó biết, mà mình quan sát một cái chỗ khác, mình không quan sát chỗ này, mình không tập trung chỗ này, để ý một cái gì khác, mà cái tâm nó lại luôn biết cái chỗ đi, thì cái đó không bị ức chế. Hiểu chưa?

8. PHẬT TỬ THƯA HỎI

(58:50) Phật tử: Dạ Thầy, mình đi kinh hành cũng quan sát trên thân - thọ - tâm - pháp?

Trưởng lão: Trên thân - thọ - tâm - pháp của mình, chứ mình không quan sát bước đi.

Phật tử: Còn Định Niệm Hơi Thở?

Trưởng lão: Định Niệm Hơi Thở cũng vậy. Mình quan sát thân - thọ - tâm - pháp của mình, mà tâm nó ở trên hơi thở. Bởi vì nó không có niệm gì, nó không có cái gì, nhưng nó không có gì trên thân thọ tâm pháp của mình. Mà nó có thì ngay đó mình quán vô lậu, mình đẩy nó ra. Cho nên mình không chuyên về cái hơi thở. Còn khi mà mình tu hơi thôi, khi mình có cái niệm gì, thì mình nhìn ngay cái niệm đó, để mình tiếp tục hơi thở thì mình ức chế.

Nhưng mà cái giai đoạn này là cái giai đoạn đầu mà chúng ta tu, thì chúng ta phải có sự ức chế của hơi thở. Nghĩa là chúng ta phải nương vào hơi thở để mà tu một cái giai đoạn đầu là khoảng đầu năm phút mà thôi. Nghĩa là bây giờ mình muốn biết hơi thở ra, hơi thở vô. Mình muốn biết hơi thở, thì mình tập trung trong hơi thở chứ chưa có quan sát gì được. Cái này là cái giai đoạn thứ hai rồi. Còn giai đoạn thứ nhất là phải tập tỉnh thức trước. Bởi vì nó tỉnh thức nó mới Chánh niệm.

8.1. TỈNH THỨC VÀ CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

(59:49) Nghĩa là bây giờ Thầy nhắc như thế này:

  • Giai đoạn đầu của chúng ta là tỉnh thức để mà xả tâm. Tỉnh thức để mà xả tâm. Nghĩa là bây giờ mình tỉnh thức trong cái hành động của mình, mình thở ra thở vô, mình biết thở ra, thở vô. Mà nó cái niệm gì xen vô này thì chúng ta xả cái niệm này, để trở về cái hơi thở. Hiểu chưa?

  • Còn bây giờ giai đoạn thứ hai là nó không phải ở trong hơi thở nữa, mà nó là Chánh niệm mà xả tâm. Nghe rõ chứ? Cái kia là Tỉnh thức để mà xả tâm, tức là tỉnh giác để mà xả tâm. Còn cái này Chánh niệm để mà xả tâm. Cho nên cái Định, cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, có cái Định Chánh niệm tỉnh giác bởi vì hai cái trạng thái này nó kết hợp trở lại. Bây giờ mình định cái giác để mà xả tâm thì luôn luôn cái tâm nó sẽ ở trong cái Chánh niệm của nó là cái niệm thiện của nó, nó không ở niệm ác cho nên bây giờ tỉnh giác.

Còn bây giờ mình ở trong Chánh niệm để mà xả tâm thì nó không còn chỗ tỉnh giác nữa, bởi vì cái tỉnh giác này là cái giai đoạn đầu mình đã tỉnh rồi. Còn mình tập tỉnh nữa nó chỉ có có tỉnh thôi, nó không kết quả. Mà nó xả không rốt ráo tới cái vi tế. Còn bây giờ nó ở trong cái tỉnh, nó ở trong cái Chánh niệm để mà xả tâm thì cái Chánh niệm nó quan sát trọng, cái Chánh niệm là luôn luôn mình quan sát tất cả thân - thọ - tâm - pháp của mình để cho mình biết niệm chánh của nó, chứ không phải là biết hơi thở hay bước đi.

Còn cái kia là mình tỉnh giác là mình tỉnh giác trong hơi thở để cho mình xả cái tâm. Tức là cái tâm mình nó có những cái niệm gì vừa khởi ra thì mình ở trong cái sức tỉnh này, để mình biết cái niệm đó là tà niệm không có đúng, để xả ra cho cái tâm nó hoàn toàn ở trong Chánh niệm đó.

Cho nên lưu ý: cái phần đầu tiên của người tu là đầu tiên chúng ta chưa có tỉnh, mà chưa có tỉnh do đó chúng ta phải nương vào hơi thở, phải nương vào bước đi kinh hành nè, để tập tỉnh. Hiểu chưa? Nếu mà chúng ta không nương vào hai cái này, thì chúng ta không tỉnh, vì vậy bị hôn trầm, bị buồn ngủ. Cho nên còn cái chỗ Chánh niệm để mà xả tâm, cái chỗ mà Chánh niệm xả tâm, cái chỗ này nó là giai đoạn mà mình đã tỉnh thức rồi, mình đã tỉnh giác rồi, mình đã tu cái giai đoạn đầu rồi, bây giờ qua giai đoạn kế.

Cho nên lúc bấy giờ quan sát là quan sát về cái ăn, ngủ, độc cư của mình, chứ chưa phải quan sát thân - thọ - tâm - pháp của mình, thì lúc bấy bấy giờ phải tu Chánh Niệm Tỉnh Giác này. Tức là lấy cái tỉnh giác này hay là tỉnh thức này, để mà xả cái tâm. Hiểu không? Biết cách không? Coi vậy chứ nó rắc rối, chứ không khéo hai cái này coi chừng nó lộn. Một cái mình không có nhìn cái đối tượng của nó, cho nên mình đã tỉnh rồi, mình không có dùng cái đối tượng này nữa mà chỉ dùng cái Chánh niệm của nó coi cái niệm của nó. Bởi vì cái niệm thường thường nó hay khởi lên ở trên thân - thọ - tâm - pháp của mình, có bốn chỗ để khởi niệm.

Cho nên mình nhìn bốn chỗ này để biết cái niệm, gọi là Chánh niệm. Giữ cái niệm chân chánh ở trên bốn chỗ này. Còn khi người mới tu, người mới tu thì tỉnh thức phải không? Tỉnh thức để xả tâm, tỉnh thức trong cái hành động của nó. Bởi vì cái hành động là tự nó có.

8.2. TẠI SAO PHÁP NIỆM A DI ĐÀ SAI ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẠO PHẬT?

(01:03:14) Còn bây giờ mình đặt ra một pháp nào đó, thì như vậy nó sai. Ví dụ bây giờ Thầy đặt ra câu niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật” thì Nam - Mô - A - Di - Đà - Phật này là nó không ở trong hành động của Thầy có. Mà Thầy phải đặt ra một cái pháp để mà Thầy niệm, phải không? Để làm cho nó được nhiếp tâm, nó tỉnh trong câu đó. Còn cái hơi thở của chúng ta, nó sẽ có trong thân. Cho nên Thầy mượn cái hành động Thân này, nội thân của Thầy là cái hơi thở thì nó tỉnh thức ở trong cái nội thân của Thầy. Tại vì cái mục đích của đạo Phật muốn chỉ chúng ta thấy khi mà tâm nó không phóng dật thì nó sẽ định vào cái thân nó. Mà nó định vào trong thân của nó thì định vào cái hơi thở, phải không? Nó định vào hơi thở của nó hay định vào bước đi của nó, đó gọi là tâm định trên thân.

Cho nên khi mà chúng ta tu, chúng ta thấy nó cũng có căn bản của chúng ta. Bây giờ chúng ta nương vào hơi thở, biết hơi thở ra vô ra vô. Sau khi tâm không phóng dật nó lại quen cái này, nó lại vô trong hơi thở nó dễ. Còn giờ nếu mà chúng ta cứ niệm Phật đi, Nam Mô A Di Đà Phật, thì khi mà tâm của chúng ta ly dục ly ác pháp được, nó luôn ở trong câu niệm Phật. Mà câu niệm Phật nó ở ngoài thân - thọ - tâm - pháp của chúng ta rồi. Hiểu không? Nó thành ra một cái tác ý của cái ý của chúng ta, nó không phải ở trong cái thân. Mà vì vậy chúng ta nương vào cái thân để ly dục ly ác pháp, để làm cho cái thân tâm của chúng ta nó thanh tịnh, nó ly những cái ác pháp, nó ly những cái dục của nó, nó làm cho nó thanh tịnh rồi. Còn cái câu niệm Phật kia, nó ở ngoài kia chứ nó không có ở trong thân chúng ta.

Cho nên cái pháp môn niệm Phật là sai đường lối của đạo Phật. Nhớ kỹ há. Bây giờ tu, đang tu ở trong cái giai đoạn này là gia đoạn tu ba cái Đức ăn, ngủ, độc cư. Quan sát ở trên cái ăn này để mà tìm cái tâm của mình coi nó tham chỗ nào? Nó còn gì? Nó tham cái gì gì? Đó, chứ đâu phải là, chưa phải là quan sát trong bốn cái chỗ này đâu, mà quan sát trong ba cái Đức hạnh này.

Bây giờ quan sát trong ba cái Đức hạnh này thì phải tập tỉnh thức; tỉnh thức để quan sát cái này để xả cho được ba cái này, để cho đời sống chúng ta trọn vẹn. Bắt đầu bây giờ đời sống chúng ta thấy an ổn rồi, nó không còn thèm khát. Tới giờ ăn, nó cũng ăn đi xin ăn thôi chứ mình không thấy đói, không thấy khổ, làm cho mình khổ sở nhức đầu hay chóng mặt gì hết. Thì do đó mình thấy bây giờ nó thuần rồi thì bắt đầu mình tu cái giai đoạn khác là ở trong Chánh niệm tỉnh giác.

Phật tử: (không nghe rõ) Vấn đề ăn ngủ độc cư thì tâm tham muốn về ăn và ngủ, con sẽ quán xét cái tác hại của ăn ngủ…​ ly được cái ăn ngủ…​ Còn cái độc cư

Trưởng lão: Cái độc cư, bây giờ coi nó cô đơn, nó trầm lặng, nó sống một mình nó có vui không

Phật tử: Con coi nó sợ không rõ

8.3. NHẬN BIẾT HIỆN TƯỚNG CÁC MỨC ĐỘ ĐỘC CƯ

(1:06:22) Trưởng lão: Coi nó, cái độc cư thứ nhất là bắt đầu nhìn vô nè, mình xem coi nó lúc đầu mình còn lao động, sau đó mình không lao động, mình ngồi mình coi nó có hiện tướng của nó không?

Thứ nhứt là hiện tướng nó tuôn trào, nó khởi niệm này niệm kia, nó nhớ tùm lum đủ thứ, nó nhớ cái này nó nhớ cái kia, cái gì nó cũng nhớ được hết. Rồi cái thứ hai nó buồn ngủ, nó hôn trầm. Mình ngồi không chứ nó buồn ngủ dữ lắm, nó lười biếng sanh ra hôn trầm.

Hai cái trạng thái này coi có hay không? Nếu không có thì nó định, nó tỉnh, nó không bị buồn ngủ, mà nó không bị loạn tưởng, nó không bị trạo cử; do đó mình thấy nó chịu độc cư rồi. Còn hễ mà mình sống một mình mình, mà mình muốn nói chuyện này kia, mà nó sanh cái này, cái kia nọ thì chưa được thì phải tu tập. Đó mình phải quan sát để cho mình biết cái độc cư của mình nó ở cái mức nào, để cho mình thực hiện cái độc cư ở cái mức đó. Chứ còn khi không mình kéo vô thì bị ức chế. Vì pháp độc cư thì nó ức chế dữ lắm. Đó nó rất rõ.

Giờ ăn thì nó không còn tham, ngủ thì mình còn biết cách chiến đấu cũng được, tạm được đi không còn ham ngủ. Nhưng mà coi vậy chứ cái ngủ nó ở trong cái thân của mình. Khi mà nó có những cái đợt, nó đánh mình kinh lắm. Nghĩa là giờ mình biết là mình không tham nhưng mà nó đánh mình, mình đi ngủ. Tức là tự thân, tự bản thân nó, bây giờ cái tâm của mình nó không ham ngủ rồi đó. Nói thì biết cái tâm, nhưng mà cái thân nó còn ham ngủ. Cái thân nó còn ham ngủ lắm, nó chưa phải định đâu.

Cái tâm thì mình hiểu biết được thì mình ngăn chặn nó rồi không cho tham ngủ. Nhưng mà phải ngăn chặn bằng cách nào đây? Chứ không khéo cái thân nó tới chừng nó buồn ngủ rồi thì kể như cái tâm nó không làm chủ nó, lôi nó không được nó đâu. Đó, phải thấy hai phần này phải rõ.

Cái thân này nó buồn ngủ, ví dụ như bây giờ mình thức coi thử. Thầy nói bây giờ mình thức thử một đêm hai đêm mình không ngủ coi. Mình coi cái thân cái tâm mình làm chủ nổi không? Nó làm như cái thân nó ngủ, cái tâm nó cũng đi đâu mất à, cái tâm nó không còn tỉnh chút nào đâu. Nó nguy hiểm lắm. Bởi vì mình có hai cái chỗ, cái tâm nó lôi thì cái thân cũng chạy theo; mà cái thân nó lôi thì cái tâm nó cũng chạy theo. Đó, đó là cái quan trọng đó, phải lưu ý.

(1:08:38) Rồi bây giờ cái ăn thì bắt đầu bây giờ mình thấy mình làm chủ được rồi, thì bắt đầu bây giờ tới cái ngủ khó hơn nè. Coi chừng hai cái này, cái ăn cũng ở trong thân và tâm nữa. Cái tâm nó khởi thèm ăn thì cái thân, cũng như bây giờ cái tâm nó khởi nó thèm me, nó muốn ăn trái me, thì cái thân bắt đầu chảy nước miếng. Đó, nó ảnh hưởng nhau như vậy đó.

Thầy nói đấy là về phần cái ăn. Cái tâm khởi muốn ăn cái gì đó, thì cái thân nó thèm đó. Còn cái thân, bắt đầu cái tâm nó không khởi, cái thân giờ nó thèm; nó thèm thì nó khởi cái tâm lên, nó thúc đẩy cái tâm mình muốn ăn cái đó, thì nó cũng lôi, cái thân nó lôi.

Còn cái ngủ bây giờ cái tâm của mình biết ngủ là si mê, cái tâm nó biết, nó hiểu rồ, nhất định là nó không ngủ. Nhưng mà tới chừng cái thân mình ngủ, mình thức một hai ngày coi thử cái thân của mình coi. Tới chừng đó cái thân nó ngủ, cái tâm này nó làm chủ được không? Nó không làm chủ nổi đâu. Vì vậy nó khó hơn.

Cho nên từng bước mà tu tập, chúng ta quan sát kỹ, cho kỹ, rồi chúng ta tập coi bây giờ nó còn không? Coi còn hôn trầm, còn buồn ngủ không thì nó không phải vội vàng đâu. Bữa nay mình đi kinh hành, bữa nay mình đi kinh hành năm vòng, ngày mai mình tăng lên sáu vòng, ngày mốt mình tăng lên bảy vòng, bữa kia mình tăng lên tám vòng, rồi chín vòng mười vòng. Mình cứ tăng dần tăng dần lên. Chứ đừng vội. Mình vội bữa nay mình đi một trăm vòng là mình chết với nó. Mình tập dần dần cho nó quen dần, quen dần thì nó phá đẩy lui được cái hôn trầm.

Nhưng có nhiều người vô không tập mà muốn cho mình thắng được hôn trầm liền, thì Thầy thấy đi kinh hành …​ Bởi vì mình không có chịu tập, mình phải biết tập. Cái ngủ đâu phải chuyện dễ. Cho nên bắt đầu mình tu tập, mình đi một giờ mình không buồn ngủ. Mà đi tới một giờ không buồn ngủ thì phải tập một giờ năm phút nè, hoặc một giờ mình tăng lên. Ngày mai mình tập một giờ năm phút, ngày mốt mình tập một giờ mười phút. Mình tăng dần, tăng dần lên hai giờ thì nó không buồn ngủ. Chứ mình không tập, nó buồn ngủ. Phải tập luyện cho nó quen, nó thuần. Cái gì nó quen rồi, nó hết; mà nó chưa quen là nó không hết đâu. Thì cái vấn đó, thì cứ hỏi Thầy. Khi mà gặp trường hợp nào thì cứ hỏi Thầy.

8.4. ĐỐI TRỊ CẤP THỜI PHÁ HÔN TRẦM

(1:11:02) Phật tử: Mình đi kinh hành mình đi chậm rãi.

Trưởng lão: Đi chậm rãi, đi như người vô sự. Nếu mà cái khi mình bị buồn ngủ, thì mình chỉ tăng lên vừa với sức nó thì nó không buồn ngủ đâu. Mình phải tăng đi lên, đi cho đúng giờ và đi đúng giờ rồi mới ngủ. Còn nếu mà nó buồn ngủ, quá buồn ngủ thì nhất định là mình phải chiến đấu trong khoảng thời gian đó bằng cách là mình đi nhanh hoặc bằng cách mình vận động cơ thể bằng cách này, bằng cách khác, để cho mình chiến đấu với nó. Hoặc là mình phải lấy một cuốn kinh sách ra mình đọc, để cho tư tưởng của mình tập trung vào trong đó, để cho nó hết buồn ngủ.

Đó là cách thức mình phá thôi. Nó không có sự kiên trì như sự chiến đấu, mà đây là cái giai đoạn mà chớp nhoáng để phá cho nó hết. Chứ không phải lấy cái đó để thực hiện trường kỳ mà biết chính cái kinh hành tập dần dần, đó là sự kiên trì chiến đấu. Còn cái phá nó, thí dụ mình đang buồn ngủ quá, thì mình chạy. Mình chạy hoặc là mình vận động tay chân, đi tắm đồ đó. Đó là cấp thời để phá nó. Chứ không phải cái này là cái phương pháp phá cho hết hôn trầm đâu. Cấp thời phá nó để nó tỉnh hồi đó thôi. Còn cái phá cho nó hết là chỉ có đi kinh hành mà thôi, nó quét sạch. Đó mình phải nhớ cái pháp kinh hành là cái pháp phá hôn trầm. Mà tất cả những hành động khác là cấp thời để chiến đấu với hôn trầm thôi.

Như bây giờ đang buồn ngủ quá, mình đi rửa mặt thấy nó tỉnh. Cũng như bây giờ ví dụ buồn ngủ quá để mình uống ly cafe, thì cách thức đó là cách thức cấp thời thôi. Chứ không phải cafe là nó phá được cái buồn ngủ đó. Phải hiểu như vậy. Thầy nói đó là những cái cấp thời để chiến đấu với nó thôi, để cho mình giữ đúng giờ thôi. Sau khi mình giữ đúng giờ rồi mình tập luyện đi kinh hành. Mà từ từ nó quen đi thì nó mới chiến thắng, mới đẩy lùi cái hôn trầm. Coi vậy chứ khó lắm, chứ không phải dễ.

Phật tử: Ví dụ như ngủ một ngày bốn tiếng.

Trưởng lão: Ngủ bốn tiếng đủ rồi. Thật sự bốn tiếng cũng thừa, chứ nó không nhiều đâu. Ngủ bốn tiếng là thừa đối với sức một con người mà ngủ say, ngủ ngon giấc, ngủ thật ngon chỉ một tiếng là đủ một ngày cũng như ăn một ngày một bữa.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy