sidebar
Thời gian:  05/02/2023  Người trích dẫn:  Ban Biên Tập
  • Làm sao để có một tâm hồn cao thượng ?
1

đức Phật dạy niệm Phật là dạy chúng ta sống với đức hiếu sinh thân hành, khẩu hành và ý hành còn tuyệt vời hơn nữa. Bởi vì đức hiếu sinh là một tâm hồn cao thượng sẽ đem đến cho mình, cho người và muôn loài vạn vật một tình thương chan hòa, một cuộc sống bình an, yên vui; muôn loài không làm khổ cho nhau.

(Pháp Tu Của Phật Làm Chủ Sinh - Già - Bệnh - Chết - Trang 173)
2

Lòng yêu thương là một tấm lòng vàng mà con người cần phải thực hiện cho bằng được, để đem lại sự bình an cho mình, cho người và vạn vật. Hạnh phúc lắm các con ạ! Khi chúng ta thực hiện được lòng yêu thương thì hạnh phúc tràn trề trong lòng chúng ta. Hạnh phúc thay cho những ai có lòng yêu thương chân thật! Lòng yêu thương chân thật trong lòng người là một tâm hồn cao thượng và cao quý vô cùng; lòng yêu chân thật ấy sẽ đem lại sự bình an cho chúng ta mãi mãi.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 316)
3

Nhất là nền Đạo Đức Nhân Bản- Nhân Quả, dẫn dắt người từ phàm phu, bình thường để trở thành những con người có tâm hồn cao thượng, thánh thiện. Nhờ đó mọi người sống có Đạo Đức không làm khổ mình, khổ người.

(LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 02-THẦY SÁCH TẤN TU SINH TU HỌC - Thời gian 00:02:36)
4

Một người nghèo nào đó tìm thấy chiếc giầy trên đường ray thì họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai, và như vậy họ sẽ có đủ cả đôi để dùng”. Lời nói đầy đủ đức hiếu sinh thương người mà tất cả hành khách trên xe đều kính trọng con người có lời nói như vậy. Lời nói tuy tầm thường nhưng mang tính tâm hồn cao thượng.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 349)
5

Một câu chuyện làm mọi người rất xúc động, khiến chúng ta luôn luôn nhớ mãi không quên một cậu bé có tâm hồn cao thượng sống vì mọi người, vì tình người, vì nền đạo đức nhân bản - nhân quả. Ước mong quý học viên là những đệ tử của Phật, mãi mãi sống trong lòng yêu thương không làm khổ mình, khổ người, lúc nào cũng quyết tâm tha thứ những lỗi lầm và luôn luôn thương yêu tất cả mọi người và mọi sự sống trên hành tinh này

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 128)
6

Đối với đạo Phật nhìn các pháp trong thế gian này là vô thường nên không lưu lại những hình ảnh vật chất vô thường ấy, nó làm hao tốn tiền của, mồ hôi nước mắt của loài người, đạo Phật chỉ lưu lại cho loài người “một tâm hồn cao thượng và đẹp đẽ, một đạo đức không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh”.

(Đường Về Xứ Phật - Tập V - Trang 190)
7

mọi người phải chấp nhận sáu đức hạnh “Ly tham diệt ác pháp” này. Nó chính là mạng sống của các bạn. Các bạn hãy cố gắng giữ gìn để bảo vệ mạng sống và cũng là để sống với một tâm hồn cao thượng

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 228)
  1. Từ bỏ lấy của không cho.
  2. Tránh xa sự lấy của không cho.
  3. Chỉ lấy những vật đã cho.
  4. Chỉ mong những vật đã cho.
  5. Tự sống thanh tịnh.
  6. Không có trộm cắp.
8

mọi người phải chấp nhận tám giới đức hạnh sống “HOÀ HỢP” này. Nó chính là mạng sống của các bạn. Các bạn hãy cố gắng giữ gìn để bảo vệ mạng sống và cũng là để sống với một tâm hồn cao thượng không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 314)

1/ Từ bỏ nói hai lưỡi.

2/ Tránh xa nói hai lưỡi.

3/ Sống hoà hợp với những kẻ li gián.

4/ Khuyến khích những kẻ hoà hợp.

5/ Hoan hỉ trong hoà hợp.

6/ Thoái mái trong hòa hợp.

7/ Hân hoan trong hoà hợp.

8/ Nói những lời đưa đến hòa hợp.

9

Muốn thoát ra mọi sự khổ đau trên thế gian này thì phải thực hiện theo những phương pháp sau đây: 1- Muốn thực hiện lòng yêu thương chúng sinh thì phải ly dục ly ác pháp, lìa tất cả tâm tham, sân, si, mạn, nghi (ngũ triền cái) của mình. 2- Rèn nhân cách “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” bằng cách triển khai tri kiến nhân quả luôn luôn ngăn ác, diệt ác pháp và sống trong thiện pháp. 3- Rèn nhân cách “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” bằng cách triển khai tri kiến đạo đức nhân bản nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. 4- Rèn nhân cách “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” bằng cách triển khai tri kiến về phương pháp tác ý: “Tất cả mọi người, mọi loài vật trên hành tinh này đều có sự sống như nhau, đều sợ chết, sợ khổ đau như nhau. Vậy chúng ta hãy thương yêu tất cả mọi người, mọi loài vật trên hành tinh này như thương yêu chính chúng ta, như người mẹ thương con vậy”. 5- Rèn nhân cách “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” bằng cách triển khai tri kiến tỉnh thức trong mỗi hành động thân, miệng, ý không làm khổ mọi người và tất cả chúng sinh. 6- Rèn nhân cách “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” bằng cách triển khai tri kiến tỉnh thức bằng bốn cách đi kinh hành tỉnh giác đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, nói, nín, v.v…​ đều không làm những người khác và tất cả chúng sinh khổ đau. 7- Rèn nhân cách “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” bằng cách triển khai tri kiến về hơi thở ra, hơi thở vô tác ý xả tâm ly tham, sân, si, mạn, nghi. 8- Rèn nhân cách “KHÔNG NÊN GIẾT HẠI CHÚNG SINH” bằng cách triển khai tri kiến Tứ Vô Lượng Tâm TỪ, BI, HỶ, XẢ. Có rèn luyện được lòng yêu thương như vậy ta mới thấy lòng thương yêu là một tâm hồn cao thượng luôn luôn không làm khổ mình, khổ người.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 44)

8 cách rèn luyện THCT

10

Đức hiếu sinh rất tuyệt vời, nó biến chúng ta trở thành những con người có tâm hồn cao thượng, biết thương yêu và tha thứ, không bao giờ làm khổ một ai.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 259)
11

Sống cung kính, tuỳ thuận giới mang đến cho chúng ta có một tâm hồn cao thượng tuyệt vời luôn sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Sống đúng giới là mang đến hạnh phúc an vui cho muôn loài mà chính giới luật mang lại sự giải thoát sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Hạnh phúc vui thay cho những ai biết sống đúng giới. Sống đúng giới, tức là sống đúng lời dạy của đức Phật: “Sống cung kính, tuỳ thuận Giới”.

(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 2 - Trang 262)
12

Nếu chịu khó chuyên cần siêng năng học tập trong một thời gian ngắn, không lâu, các tu sinh sẽ trở thành những nhà đạo đức với một tâm hồn cao thượng sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 128)
13

Có lần, nghe những lời chỉ trích của bọn thiển cận, ông bực mình thốt: “Nếu quả thực tôn giáo chúng ta bắt chúng phải coi hạng tiện dân, đồng bào của chúng ta, như súc vật, thì tôi xin ruồng bỏ đạo tôi”. Nhưng đại đa số quần chúng đều cảm phục tâm hồn cao thượng của ông. Ông đi tới đâu người ta cũng bu lại, xin ông ban phước, xin được hôn chân ông.

(Lòng Yêu Thương - Tập 1 - Trang 128)
14

Lợi ích thứ nhất của giới luật đức hạnh là giúp cho chúng ta trở thành con người có một tâm hồn cao thượng, luôn lúc nào cũng biết thương người, chứ không bao giờ biết ghét ai cả, biết ly tham, biết bố thí với mọi sự bố thí đúng pháp.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 92)
15

vì biết xả tâm thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm, “chị ngã em nâng, lá lành đùm lá rách”, đó là con đã thực hiện lòng yêu thương với con và với mọi người. Thật tuyệt vời, một tâm hồn cao thượng mà chỉ có Phật giáo mới có đạo đức ấy mà thôi! Phải nỗ lực hơn con ạ, để đem lại cho thế gian một “Mùa Xuân Vĩnh Cửu”. Xả tâm dễ nhất chỉ có lòng yêu thương

(Những Bức Tâm Thư - Tập 2 - Trang 97)
16

chúng tôi mong rằng tất cả mọi người trên hành tinh này đều được học tập và rèn luyện nhân cách, để xứng đáng làm người là một con người có đầy đủ tâm hồn cao thượng, biết bao dung tha thứ mỗi lỗi lầm của người khác, biết yêu thương và ban rải lòng thương yêu ấy đến mọi sự sống trên hành tinh này.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 9)
17

Lời nói và hành động thương yêu của cô mua hàng trong siêu thị thể hiện trọn vẹn một tâm hồn cao thượng, nhất là hành động cô ôm cậu bé đang khóc nức nở, khiến cho ai nấy đọc đến đoạn này cũng phải cảm xúc rơi lệ. Đứng trước lòng yêu thương của một tâm hồn cao cả, ai mà không kính mến và tôn trọng

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 124)
18

Nhờ có noi gương theo Thánh hạnh đạo đức của những bậc chân tu, con người không còn làm khổ cho nhau, họ luôn luôn xây dựng tạo nên một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, có một đời sống tâm hồn cao thượng, biết thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.

(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 212)
19

Biết cung kính, biết tôn trọng là một đức hạnh diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp rất hữu hiệu và tuyệt vời, tạo cho chúng ta có một tâm hồn cao thượng

(Giới đức Làm Người - Tập 2 - Trang 31)
20

người nào biết dùng đức ly tham để sống là người có trí tuệ, có tâm hồn cao thượng, biết buông xả vật chất, biết bố thí cho người nghèo, người bất hạnh, biết thương mình, thương người và thương tất cả.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 57)
21

Trong cuộc đời này, muốn rèn luyện nhân cách để làm người có một tâm hồn cao thượng, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả muôn loài chúng sinh thì phải bền chí tập luyện. Nếu không bền chí luyện tập thì không có được những nhân cách tốt đẹp, những tâm hồn cao cả.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 316)
22

Tu sinh nào cũng tỏ ra có tâm hồn cao thượng biết thương mình, thương người và tha thứ những lỗi lầm của người khác và biết khắc phục những lỗi lầm của mình. Lớp học tình thương chỉ có khen chứ không có chê, vì chúng ta là những người yêu thương làm sao mà có chê được.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 47)
23

Quý vị hãy chọn những giới luật đức hạnh của Phật mà tu tập, nó có lợi ích rất lớn cho mình. Như quý vị đều biết, giới luật đức hạnh là những pháp môn rất gần gũi với mọi người, khiến cho người tu tập có một tâm hồn cao thượng, không làm khổ mình, khổ người.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 19)
24

Dù đứng trước những đối tượng thô lỗ, kém văn hóa, hung bạo, dữ tợn, độc ác, họ làm đủ mọi cách chướng ngại gì thì chúng ta chỉ biết duy nhất phải giữ gìn LÒNG THƯƠNG YÊU TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH. Thì tất cả các chướng ngại pháp ấy sẽ không còn nữa. Đứng trước các ác pháp và các chướng ngại pháp chúng ta hãy biết vui lòng, hãy biết tha thứ và thương yêu, chứ đừng biết giận hờn, oán ghét, phiền não, v.v.. Có làm được như vậy mới gọi là người sống “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH”. Người nào sống được với ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH, thì người ấy phải có một tâm hồn cao thượng; phải là người đệ tử chân chính của Phật giáo

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 15)
25

Đây chính là bài học rèn luyện nhân cách đạo đức đầu tiên của lớp NGŨ GIỚI Phật giáo, để chúng ta biết cách sống làm người với một tâm hồn cao thượng, một con người đầy lòng tha thứ và yêu thương mọi sự sống của nhau trên hành tinh này

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 37)