00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

2005 MÙA AN CƯ 04-HỌC CÁCH ĐÁNH GIẶC SANH TỬ

2005 MÙA AN CƯ 04

HỌC CÁCH ĐÁNH GIẶC SANH TỬ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 2005

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [30:48]

Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005

Số lượng: 24 băng

1- CÁC PHÁP ĐỀU VÔ THƯỜNG

(00:00) Trưởng lão: Tu sai Phật pháp rồi, không đúng! Tu đúng theo Phật pháp là người ta xác định cho rõ ràng là cái chỗ để mình làm sao cho mình hết khổ thôi. Bây giờ mình ngồi đây thanh thản mình có khổ đâu? Mà có khổ đến thì có pháp đẩy lui, chớ ở đó mà sợ nó sao?

Đức Phật đã xác định các pháp đều là vô thường, thọ là vô thường, thân vô thường, tất cả mọi cái vô thường, có gì đâu của mình đâu? “Không phải pháp nào là của ta, là ta, là bản ngã của ta.” Đức Phật nói tất các pháp không có cái gì của mình hết. Thân này cũng không phải, tâm này cũng không phải này.

La Hầu La ngày xưa, mười tuổi nghe đức Phật nói vậy, ông không thèm ăn nữa. Các con thấy không? Ông bỏ ông đi về, đi xin với đức Phật, ông nói thôi đức Phật đi xin đi, ông về. Bây giờ cái thân này không phải, cái tâm này không phải, ông đi xin nuôi ai đây? Về mà lo tu đi, bỏ đi cho rồi, chớ còn ở đây mà lo đi xin cơm mà nuôi nó. Nuôi ai đây? Có phải của mình đâu mà nuôi?

Còn mấy con, nói vậy thì nói, chớ mấy con tới bữa ăn thấy cũng phải nuôi nó à, chớ mấy con dám bỏ không? Cho nên mấy con còn dở hơn chú La Hầu La quá xa. Người ta có 10 tuổi thôi, con Phật gan thiệt chớ, bởi vì con Phật. Mình là cháu Phật, cho nên mình chưa có gan bằng con Phật.

Cho nên mấy con cố gắng. Trước cái cơn đau mấy con, nó không có chết mấy con đâu mà sợ. Nó đau vậy chớ nó không có chết đâu. Nó có cái mức độ đau, cái cường độ đau, đến mức độ đó nó hết thôi. Bắt đầu bây giờ mấy con cứ ngồi kiết già đi, cho nó đau đi. Rồi mấy con coi nó đau tới cái chỗ nào đó mấy con thấy tới đó thôi nó không còn đau thêm nữa đâu. Cái sức đau nó không có cái đau hơn tới cái mức đó đâu. Rồi từ đó nó lui dần, nó lui dần cái nó hết.

Cho nên người ta tập người ta ngồi, người ta chịu đau đó. Mà cái người mà chịu đau cho tận cùng cái sức mà chịu đau của nó thì nó mát lạnh liền. Đức Phật đã dặn mình cái chuyện đó rồi mà, đó là vô thường mà, cái pháp vô thường, nó có gì đâu mà sợ. Thầy nói đau là cái gì mà …​ Khi mà vượt qua cơn đau Thầy thấy nó dễ, mà hồi mà chịu đựng với cơn đau, mà hồi mà chưa vượt qua, trời ơi, thấy nó rơm rớm nước mắt, thấy nó ngồi nó rùng mình đó.

Sự thật ra mấy con, khi mà chúng ta chưa có biết vượt qua cơn đau thì chúng ta ngồi mà chịu đau là cả một cái vấn đề, như trời đất mà sụp, nó ghê gớm lắm. Nhưng mà khi vượt qua cơn đau, coi thường nó. Như Thầy, như thầy Chơn Thành mà những người mà vượt qua cơn đau rồi, bây giờ người ta không có sợ. “Tao biết mày có chút đó thôi, mày hù dọa tao chút thôi, chớ mày không làm gì được.” Đó nó hiểu như vậy đó.

(02:20) Còn cái hôn trầm thùy miên cũng vậy đó mấy con. Nó hù dọa mình, nó làm cho mình mờ mịt vậy đó. “Tao mà tác ý hay hoặc tao hành động nào, cho mày đừng có lọt vô được nữa.” Thì trong chốc lát nó sẽ mất tiêu à. Nó không phải nó dài lâu, nó vô thường, nó không có bền chặt đâu. Cái thứ đồ này nó vô thường lắm.

Tham, sân, si là những pháp vô thường, nó không có bền. Vì vậy mà đã nói vô thường thì nó có gì đâu mà bền chặt đâu mà sợ nó. Chớ còn nó thường, chắc chắn là mình đánh không lui nó đâu. Còn cái này nó vô thường, cho nên mình mạnh mẽ tiến lên thì bắt đầu nó rụt đầu nó chạy mất. Nó rút quân nó chạy, không có chỗ mà nó thấy mình đâu, nó chạy tuốt luốt à. Coi vậy chớ trong người ai cũng có giặc tham, sân, si trong này hết, nhưng mà mạnh mẽ chiến đấu lên.

Đạo Phật dạy cho chúng ta, trang bị cho chúng ta những cái pháp đó để mà chiến đấu với tham, sân, si, chớ không có gì hết mấy con. Cho nên chúng ta, mặt trận thấy nó rõ ràng, nó đánh mình bằng hôn trầm, thùy miên: “Đây, cái mặt mày ra đây, tao đánh cho mày xem!”

Ờ đem hết bài bản, những cái pháp của Phật dạy ra, đánh quét ra, xua nó ra ngoài đống rác ngoài kia cho nó nằm. Không có để nó trong này đâu. Trong này, là cái mảnh đất trong này là mảnh đất thanh bình, chớ không có được mà ngu si, mờ mịt như vậy. Cái mảnh đất ở trong này không có bệnh đau, không có bệnh tật ở trong này, cho nên cái mảnh đất này là mảnh đất giải thoát. Vì vậy mà nếu mà bệnh đau đến: “Tao áp dụng tất cả những bài, phương pháp cách thức tao đẩy lui ra hết, không có để cho mày ở trong này.”

Thí dụ như, thay vì các con tu một giờ chớ gì? Mà khi bị đau các con tu suốt đêm. “Cho mày coi mày chết không.” Còn cái này, ráng tu: “Trời ơi đau quá! Tôi ráng tu cho hết giờ đặng đi nằm cho nó đỡ.” Thì mấy con là những cái người mà đánh giặc mà thua giặc. Gặp giặc, lo rút chạy rồi, như vậy mình đánh giặc làm sao cho nổi?

(04:08) Cho nên ở đây tu theo Thầy thì gan dạ. Một là chết, hai là sống, ngồi sừng sững lên! Gặp, mà nếu mà bệnh đau là tiêu hết. Còn các con nhớ, gặp mà hôn trầm thùy miên là tác ý, truyền lệnh liền liền. Hành động này tới hành động kia, truyền lệnh lớn liền liền. Cho nên khi mà cái thất ở bên mà nghe người ta truyền lệnh lớn: “À, ông này buồn ngủ dữ rồi đây!” Thì biết liền hà. Như vậy là biết rõ ràng là cái người này bị hôn trầm thùy miên đánh người ta.

Còn người ta im lìm này kia, mà ở trong thất mà mấy con mà thấy nó buồn ngủ, mấy con lén mấy con ngủ là mấy con hèn hạ, nhục nhã, cái thằng thua trận. Thôi, mình thua mình mới ngủ. Mỗi lần mà ngủ rồi, thức dậy nghe nó nhục nhã, nó xấu hổ. Nhìn lại, ăn ngủ phi thời, phạm giới, không xứng đáng là đệ tử của Phật. “Đệ tử của Phật nói ăn ngủ không phi thời, thế mà bây giờ ăn ngủ phi thời kiểu này đây à? Mày như vậy hả, mày xứng đáng đệ tử của Phật không? Tao mai mốt, tao chặt cái đầu mày chớ tao để?”

Mình gan dạ, mình hăm he. Cái tâm của mình, phải huấn luyện nó. Có lúc mình hăm he dữ tợn: “Tao đập mày chết. Mày mà còn cái tật này nữa là chết với tao!” Thì nó sợ lắm, nó khiếp. Và đồng thời có pháp để áp dụng vào làm cho nó sợ thiệt, chớ đâu phải mình nói suông với nó đâu. Nó thấy mình nói suông vài ba lần, nó biết: “Cái ông này hăm dọa chơi, chứ còn không làm thiệt.”

Nhưng mà mình làm thiệt! Khi mà nó đụng tới mình rồi, thí dụ đau, thay vì tới giờ 10 giờ mình đi nằm chớ gì? “Tao cho sáng đêm. Chừng nào mày hết đau, tao mới tha thứ mày. Chớ còn mày còn đau là tao tu tới sáng đêm đó.” Nó ớn. Sau đó, Thầy nói bệnh nó không dám tới. Nó hơi hơi cái bắt đầu, hăm một cái nó đi mất rồi. Các con thấy như Thầy bây giờ, Thầy hăm cái nó đi à.

Cái cơ thể của con người là cái cơ thể vô thường chớ gì? Thầy cũng như mấy con chớ bộ, Thầy cũng bằng xương bằng thịt thì nó cũng bệnh đau, chớ đâu phải là không bệnh đau. Nhưng mà nó sợ Thầy, còn mấy con nó đâu có sợ, có phải không? Thầy la một tiếng: “Đi! Chỗ này không phải chỗ của mày.” Thì bắt đầu ông rút, ông ôm cái vali ông xách, ông đi ríu ríu. Thì nó đi ríu ríu ra thì mình nghe nó hết đau, có phải không?

(06:17) Còn mấy con la nó không đi là nó không sợ mấy con, nó không ngán mấy con chút nào. Còn Thầy, nếu mà Thầy la nó không đi thì Thầy ôm pháp vô là chết nó luôn đó. Nó sợ, nó biết cái ông này, mà nếu mình không đi là ông ôm pháp là chết mình luôn, diệt mình luôn. Các con hiểu chưa? Cho nên mấy con tập luyện là mấy con huấn luyện ở trên cái pháp để cho nó thuần thục nhu nhuyễn để mà áp dụng đánh.

Toàn bộ mấy con đều được huấn luyện ở trong quân trường để trở thành những người chiến sĩ hết đó. Trên cái mặt trận sanh tử mà mấy con, đâu có thường đâu. Người ta giải phóng đất nước là cái mặt trận thường đó. Chớ còn cái đất nước mà từ lâu tới giờ mấy con bị giặc sanh tử nó làm chủ mấy con hết rồi. Nó muốn mấy con bệnh là mấy con bệnh, mà nó muốn mấy con chết là mấy con chết, chứ không cãi được nó đâu.

Nhưng bây giờ mấy con là đòi cái quyền làm chủ này lại, tức là mấy con muốn chết là chết, muốn sống là sống, muốn bệnh là bệnh, không bệnh là không bệnh, không có dám cãi. Như vậy mấy con thấy cái đất nước của mấy con mới là độc lập chớ. Còn bây giờ đất nước con bị người ta cai trị.

Thật sự mà! Thầy nói mấy con cứ suy ngẫm coi. Cái nước của mấy con, tức là cái thân và cái tâm của mấy con, bị người ta trị hết rồi, mà mấy con không có cái quyền gì mấy con đòi hết. Nó sai làm sao thì làm vậy. Nó sai ăn là chạy ăn, nó sai uống chạy uống, sai ngủ chạy ngủ. Trời đất ơi! Nó bảo sao cũng nghe hết à!

Như vậy mấy con có cái nước mà mấy con làm nô lệ nó như vậy thì mấy con thấy nhục không? Bị giặc sai mà không biết, tưởng nó ngon lành lắm sao? Cái đó là cái khổ của mấy con chớ sung sướng gì lắm đâu. Cho nên khi mà Thầy tu rồi, Thầy làm chủ đất nước hòa bình của Thầy rồi. Còn đất nước của mấy con đang bị nô lệ, đang bị cai trị, có phải không? Thầy nói mấy con cứ suy ngẫm coi đúng không?

(07:58) Cho nên vì vậy hôm nay Thầy dạy …​ Cũng như bây giờ đất nước Thầy nó thanh bình rồi, mấy con mới qua, mấy con thấy nước của Thầy thanh bình mấy con học Thầy. Thầy dạy cách thức mấy con để về, mấy con đòi lại cái quyền độc lập của mấy con lại, có phải không? Bác Hồ đi qua Liên Xô học để làm gì mấy con? Học cách thức để về đánh đuổi giặc chớ cái gì? Nếu mà không có Bác Hồ mà đi học cái kiểu đó về đất nước này còn bị trị, phải không? Các con hiểu không?

Bây giờ mấy con đến đây để học, học cái cách thức để chiến đấu với giặc sanh tử chớ gì? Thầy dạy mấy con, về mấy con không chịu, mấy con cứ đầu hàng giặc thì nó cai trị mấy con hoài chớ sao? Các con hiểu chưa? Thầy dạy rõ ràng mà, bài pháp nào đàng hoàng nó có cách thức để đánh nó mà. Mà mấy con sợ chết, mấy con không dám đánh thì nó sai mấy con chớ sao?

Mấy con là người đầu hàng giặc, không biết giải phóng đất nước của mình, để luôn luôn bị trị, bị cai trị. Dở quá! Chỉ có Việt Nam ngon lành thôi. Phải không? Thầy là Việt Nam, mấy con là các nước nhược tiểu ở đâu ấy, chớ không phải là Việt Nam đâu.

Tu sinh Pháp Ngộ: Còn thương nó, cho nên nó mới lại gần gần, nó là là ra ngủ một xíu là mình thích

Trưởng lão: À, nó dụ mấy con mà, nó cai trị, nó dụ mà. Nhà nước bảo hộ mà, bảo hộ mấy con bình an này kia, cơm ăn áo mặc đầy đủ mà. Trời ơi! Nó sai, nó bóc lột mấy con tận xương trắng mấy con, chớ đừng nói.

Nếu mà không có Bác Hồ vạch ra, chắc người ta không căm thù, người ta không đứng dậy đánh giặc đâu. Phải không? Bây giờ Thầy mới dạy cho mấy con thấy giặc sanh tử là giặc căm thù nhất đó mấy con. Đối với cái bản thân của mấy con là nó sai làm sao mấy con làm theo hết. Bây giờ: “Giờ này không phải giờ ăn. Tao nhất định không ăn đó, tao chống lại mày đó. Tới giờ tao ăn là tao ăn. Mày đòi muốn ngon, tao ăn dở cũng được, tao không có cần đâu!” Thì giặc nó sẽ thua.

“Bây giờ mày có đem cái gì sung sướng cho dân tao, dân tao cũng không thèm đâu, tao ăn cơm muối nó vẫn đấu tranh với mày.” Có phải không? Chớ bây giờ nó đem gạo, đem đồ ăn ngon, đem thịt cá này kia nó dụ dân mình. Ba cái thằng dân này nó ngu lắm, nó cứ tập trung nó ưa ba cái đó thì chết, chết luôn. Thì bây giờ mấy con bị nó dụ, cứ lo ăn lo uống không thì đó là mấy con bị giặc nó dụ. Giặc tham, sân, si nó dụ mấy con.

2- NHÂN QUẢ ĐỜI TRƯỚC

(10:13) Tu sinh 1: Bạch Thầy, con muốn xin hỏi Thầy một việc ạ.

Trưởng lão: Ừm!

Tu sinh 1: Cái này con quán không nổi mà con cũng không biết thế nào. Mà bây giờ chỉ có vào hỏi Thầy để mà Thầy giảng cho chúng con mới biết được. Hôm con khai trương buổi Thọ Bát Quan Trai của thầy Pháp Ngộ cũng như các đạo hữu, thì có một con chim nó bay về mà nó cứ hót líu lo.

Từ ngày xưa đến bây giờ thì chưa khi nào thấy, nhưng hôm nay nó về là nó bay nó đậu hết lên đầu người này rồi vai người khác rồi nó hót. Nó làm rầm lên trong cái buổi Thọ Bát đó và trong cái khi đang còn để mà khai đàn ấy. Thì bây giờ con quán không nổi, coi như con không hiểu nó là gì. Con muốn bạch Thầy từ bi giảng giải rõ cho con biết.

Trưởng lão: Cái đó là một cái loài chim, nó có một cái nhân duyên, một cái nhân quả của đời trước, nó cái duyên với trong cái đạo tràng đó. Trong khi cái đạo tràng đó đi về với chánh pháp, nó giao cảm được, nó cảm qua cái tưởng. Con chim nó cũng có cái tưởng, bởi vì thân nó cũng tứ đại, cũng như mình, nó cũng ngũ uẩn như mình. Cho nên cái tưởng nó mới giao cảm với những cái tưởng của những người khác.

Hôm nay được cái chánh pháp cho nên nó mừng vui, nó hót, nó bay từ người này đến người kia trong cái đạo tràng đó. Đó là cái giao cảm của loài chim mà con chim đó nó có cái duyên, cái tưởng của nó giao cảm được. Còn những con chim khác tại sao nó không bay vô? Tại vì cái tưởng nó không giao cảm được, nó không có mừng.

Còn con chim này nó mừng. Nó nói hôm nay được chánh pháp rồi, là tại vì đời trước nó cũng là một vị tu hành quyết tâm tu giải thoát. Mà cái sự tu tập của nó, nó có cái duyên gieo với chánh pháp, nó có Thọ Bát Quan Trai, chớ không phải không đâu. Cho nên hôm nay nó thành cái loài chim nhưng mà nó giao cảm được, cái tưởng nó giao cảm được. Trong cái số người đều Thọ Bát Quan Trai, đều là có nhân duyên với nó hết.

(12:01) Trước kia nó là ông Thầy dạy mấy con Thọ Bát Quan Trai chớ gì. “Hôm nay được cái đám đệ tử mình Thọ Bát Quan Trai, mà mình làm con chim nên bây giờ mình mừng thôi, chớ mình không có cách khác hơn hết.” Các con hiểu điều đó không? Cho nên vì vậy mà nó bay từ chỗ người này đến chỗ khác, trong cái đạo tràng nó bay vòng vòng chứng tỏ là nó có cái duyên, cái nhân quả rồi. Chớ không phải khi không mà nó nhào vô đó đâu, không có đâu. Nó con chim mà, nó thấy người ta nó quá sợ. Nó sợ người ta bắt, chớ ở đó nó dám bay vòng vòng đâu. Con hiểu không?

Cho nên cái hiện tượng đó là cái hiện tượng của tất cả mọi cái duyên về nhân quả của cái Phật pháp. Coi như vậy mà đức Phật dạy chúng ta Thọ Bát Quan Trai, bởi vì chúng ta không mất duyên chánh pháp. Mà hiện tượng đó chứng tỏ là cái loài chim đó đã gieo cái duyên với Thọ Bát Quan Trai. Cho nên hôm nay nó thấy được, nó giao cảm được nó mừng. Nó mừng như là nó bắt được chánh pháp con. Mặc dù là nó, bây giờ nó không làm sao nó tu được, nhưng mà cái duyên đó nó không mất đâu. Khi mà nó bỏ xác con chim, nó sẽ trở thành người, nó sẽ có Thọ Bát Quan Trai tiếp tục, có phải không? Cho nên mấy con yên tâm.

Tu sinh 2: Nó hót, nó mừng nó hót líu lo!

Trưởng lão: Đó, nó hót líu lo là nó mừng đó mấy con.

Tu sinh 1: Không khi nào cái miệng nó ngớt Thầy ơi! Coi như chúng cũng nghĩ và các phật tử khác hỏi thì: “Cái này có lẽ có nhân duyên nào đó. Coi như họ đến hôm nay với mình thôi chứ.” Con chỉ có nói sơ qua thế chứ con không biết.

Trưởng lão: Chính mấy con, cái đôi mắt mà mấy con vượt qua cái lớp nghiệp, mấy con không thấy. Nhưng mà cái người mà người ta có Tam Minh, cái Thiên Nhãn Minh người ta nhìn suốt qua tất cả các lớp nghiệp thì người ta thấy con chim này là một cái vị gì, một Hòa thượng hay một Thượng tọa hay một cái vị gì. Người ta thấy biết hết, nhưng mà người ta không có nói đó. Nhưng mà người ta nói về nhân quả thôi. Con hiểu không?

Tu sinh 2: Nó đậu, để lên tay nó đậu, nó đậu lên vai.

Trưởng lão: Đó thì mấy con thấy, nó là một cái nhân quả, nó cụ thể, nó rõ ràng. Đừng có nghĩ rằng cái loài kiến, những cái vật xung quanh mình không phải có nhân quả. Mấy con ở chỗ đó là mấy con có duyên với chúng đó. Cho nên mấy con thấy, mình tu tập là mình truyền ra một cái từ trường thiện. Mà chúng nhờ cái đó mà mau hóa kiếp để trở thành con người, để tiếp tục trên con đường tu đó mấy con.

(13:58) Mấy con ở đâu mà Thầy dạy mấy con đều là mấy con sống thiện, chiến đấu với ác pháp hết. Dẹp hết ác pháp đi, để đem lại sự bình an cho mình. Bây giờ mấy con ở đây mấy con lại dẫm đạp làm cho kiến chết, đập muỗi cho chết, thì mấy con thấy có xứng đáng không? Không xứng đáng! Mấy con phải thải ra cái từ trường thiện chớ, để bảo vệ những cái loài vật.

Cho nên hồi nãy Thầy nói vui, chớ sự thật ra đó là đúng sự thật. Mình cứ bố thí đi, chết làm sao mà chết. Và đồng thời, Thầy nói tất cả những cái bệnh, dù là bệnh vi trùng đi nữa, chúng ta vẫn có cái phương pháp đẩy lui ra được hết. Đâu có phải mà không có pháp mà đẩy lui, nó đem lại cái sự bình an cho cơ thể chúng ta.

3- KẾT TẬP KINH SÁCH PHẬT

(14:34) Phật pháp nó rất hay, nó vi diệu lắm mấy con. Nhưng mà tại vì mình tu chưa tới nơi và mình từ lâu tới giờ Phật pháp nó bị dìm xuống. Nó làm mất đi cái chánh pháp, nó mất đi cái đạo đức của đạo Phật. Cho nên do đó chúng ta không có biết đường, không có biết đường.

Bởi vì cái người tu chưa chứng thì người ta không có biết. Người ta cứ nghĩ, hiểu như vậy, người ta nói ra rồi người ta viết thành sách. Cho nên Thầy xác định, ở trong tập IV Thầy xác định: “Từ xưa tới giờ, đức Phật tịch rồi thì không có một người nào tu chứng.” Tại sao Thầy dám xác định như vậy? Ai, người nào mà có đọc được tập IV mới thấy chỗ Thầy xác định.

Tại sao kinh sách của Phật là cái chương trình giáo dục như vậy mà kết tập như thế này là có chứng không? Kết tập xô bồ, xô bộn như vậy, Thầy xác định rất rõ mà. Chứng, đâu có ai mà soạn thảo kinh sách như vậy? Soạn thảo kinh sách của Phật là phải soạn thảo cái chương trình của nó phải đúng cái chương trình giáo dục. Và mỗi lớp của nó thì nó phải có cái giáo trình học tập từng lớp của nó. Chớ sao mà kinh sách gì mà bài nào Thầy không biết.

Đọc vô bằng kinh sách của Phật, Thầy không biết cái bài nào tu trước, bài nào tu sau, lộn xộn xà ngầu hết. Vậy thì các tổ là người đã chứng đạo mà viết kinh sách như vậy đó, có phải chứng không? Bây giờ Thầy không chứng, bài kinh nào cũng nói Phật thuyết như vậy, Thầy cứ viết, Thầy ghi vô vậy cả đống thôi, chớ Thầy biết làm sao hơn.

Còn cái người chứng đâu có phải. Đây là cái chân lý mà. Các con nghe bốn cái chân lý của đạo Phật mà Đạo Đế là một cái chân lý của người ta rồi. Cái chân lý, chớ đâu phải pháp nhí nhảm, đâu phải pháp nhảm phải không? Các con thấy, cái pháp nhảm là người ta nói, ờ bây giờ niệm Phật để cầu vãng sanh là pháp nhảm. Người ta dạy mình ngồi thiền để mà kiến tánh thành Phật là pháp nhảm.

(16:14) Còn cái này là chân lý, là cái sự thật, cái pháp thật chớ không phải là không. Cho nên nó là cái chương trình giáo dục rồi làm sao mà không thật? Nếu không thật, cái chương trình giáo dục mà không thật thì làm sao đào tạo những cái ông bác sĩ, đào tạo luật sư, đào tạo những người mà có những cái tay nghề chuyên môn được, con có hiểu không? Đó là sự thật mà.

Cho nên chương trình của đạo Phật đưa ra tám lớp, chứ đâu có ông Phật nói là, bây giờ cái pháp nó vậy vậy. Như các cái tôn giáo khác đưa ra cái pháp đó, chớ đâu phải đưa ra cái chương trình như vậy. Còn ông Phật đưa ra chương trình rõ ràng: tám lớp học, ba cấp người ta Giới, Định, Tuệ. Như vậy là như thật rồi còn cái gì nữa? Mà tại sao mấy ông kết tập kinh sách mà mấy ông kết tập cái kiểu này? Mấy ông có biết không? Rõ ràng là mấy ông này chưa biết đó là chương trình giáo dục nữa. Đọc Bát Chánh Đạo chưa biết đó là chương trình giáo dục, như vậy là mấy ông tu chứng không? Chưa chứng mới đâu có biết.

Cho nên thậm chí như ngồi thiền bây giờ cũng chưa biết như thế nào mà ngồi thiền nhập định. Nếu như không có Tứ Thần Túc, làm sao mà nhập định? Mấy ông dục không vậy, mấy ông vô ngồi thiền à? Rồi mấy ông nghĩ hết vọng tưởng là nhập định à? Định điên của mấy ông chớ định…​ Người ta phải có Tứ Thần Túc, vậy thì Định Như Ý Túc của Phật để làm gì đây? Định Như Ý Túc, tức là tôi bây giờ, tôi phải tâm tôi như thế nào, nó mới thực hiện được cái lực này, và cái lực này tôi mới đi vào cái lớp định mà.

Đâu, đức Phật đâu có dạy mình Chánh Định trước đâu? Mà tới Chánh Định là lớp thứ tám của đạo Phật, các con hiểu điều đó? Đâu, cái chương trình của người ta, giáo dục của người ta, đâu, đầy đủ mà. Từ Chánh Kiến cho đến Chánh Niệm thì nó bảy lớp, các con thấy chưa? Mà Chánh Định nó có một lớp. Như vậy rõ ràng chúng ta phải học bảy lớp này xong rồi, chúng ta mới vào lớp Chánh Định. Mà bảy lớp này xong thì phải có Tứ Thần Túc chớ. Các con hiểu chỗ đó!

Cho nên cái chương trình của người ta đàng hoàng mà mấy ông kết tập kinh sách, bây giờ tôi không biết làm sao tôi tu này. Các con phải hiểu chớ. Bây giờ như vậy là rõ ràng, bây giờ từ khi mà đức Phật tịch rồi, bây giờ Thầy là người đầu tiên mà viết ra những cái điều này. Thì như vậy mấy người, ai chứng nè? Mấy người nói đi! Rồi Thầy vạch ra cái đạo đức của đạo Phật, cái chân lý của đạo Phật là nhằm phục vụ cho con người, vì con người có bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết.

(18:19) Mục đích của đạo Phật ra đời là giúp cho con người, chớ đâu phải là rèn luyện cho con người đi về cái cõi nào hay tập luyện để đi về cõi Trời, cõi Phật nào đâu? Đâu có mục đích đó đâu? Ông Phật đâu có chuyện đó như vậy. Đâu phải dạy mấy ông để kiến tánh thành Phật, để mà mấy ông ngồi đó, người ta thắp hương cho mấy ông.

Ở đây dạy cho mấy người có cái cuộc sống biết thương nhau, biết xả tâm, biết không làm khổ mình khổ người. Cái mục đích của đạo Phật đó là quét tham, sân, si nó mới hết chớ. Phải không? Mấy con thấy cụ thể rõ ràng đem lại cái hạnh phúc cho loài người. Mục đích của đạo Phật là như vậy, nó rộng lớn vô cùng.

Bây giờ mình gán ép đạo Phật có một chút xíu vậy thôi. Bây giờ cầu cúng, cúng niệm, rồi ngồi đó, ngồi thiền, kiểu ngồi thiền điên của mấy người đó, muôn đời mấy người làm chủ được sao? Nó không có làm chủ được đâu. Cho nên Thầy xác định trong tập IV là, cuối cùng mấy con mà đọc tập IV rồi, mấy con thấy giá trị của nó rất rõ ràng. Nó hoàn toàn nó cụ thể.

Tu sinh Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Khi mà kết tập lần đầu tiên có ngài Ca Diếp trụ trì thì vẫn đúng chớ, bạch Thầy?

Trưởng lão: Đúng! Nhưng mà người ta chỉ kết tập bằng miệng, chứ chưa bằng sách. Đáng tiếc là khi mà ông Ca Diếp, ông kết tập mà chỉ đọc trở lại cho mọi người nghe thôi, để mà người ta nhớ thôi. Cũng như là mình truyền thuyết vậy thôi, cho nên nó không thành sách, thành ra nó đâu có thành cái chương trình!

Bởi vì lúc bây giờ các bậc A La Hán người ta biết cái chương trình đó, phải học bài nào, bài nào trước, bây giờ người ta chỉ đọc để cho nhớ với nhau thôi. Người ta không thành lập cái chương trình giáo dục. Nhưng mà người ta biết cái chương trình giáo dục đó rõ ràng. Nhưng mà đến sau này không có, sau ông Ca Diếp, ông A Nan tịch rồi thì không còn nữa!

Cho nên bây giờ xúm nhau kết tập, muốn kết tập kiểu nào kết tập. Tới chừng mà khi vua A Dục mới viết thành sách, mới khắc ở trên bia đá phải không? Các con nhớ không? Bây giờ mới có chữ rồi đó. Thì lúc bấy giờ chữ đó, mấy ông mặc tình mấy ông muốn kết tập kiểu nào mấy ông kết tập. Thì do như vậy, từ cái Tổ Ca Diếp, A Nan tịch rồi thì hoàn toàn là không có người chứng quả A La Hán nữa. Cho nên cái chương trình giáo dục này bị mất, các con thấy không?

(20:16) Cho đến khi vua A Dục kết tập lần thứ tư này, vua A Dục kết tập thì hoàn toàn mấy con thấy kết tập bằng cái xô bồ xô bộn. Chứng tỏ là các vị Hòa thượng lúc bấy giờ không có người tu chứng. Và trên hành tinh này, từ cái ngày mà vua A Dục kết tập tới bây giờ chưa có chứng minh có một người nào chứng quả A La Hán. Cho nên không thấy cái đường này, không viết sách được. Không có viết, không có ghi ra được cái bài kinh nào mà cho đúng đắn như thế này hết, không lột trần được cái con đường tu tập nữa.

Do đó, từ cái thời điểm đó, thì khi mà vua A Dục thì cách đức Phật 4-500 năm khi đức Phật tịch. Thì như vậy từ đó cho đến bây giờ, hơn 2000 năm chưa có người tu chứng. Nghĩa là nói ông A Nan là sống 120 tuổi, mà khi ông A Nan là người cuối cùng của đệ tử của Phật chết, ông A Nan chết rồi thì không còn ai nữa đâu.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Cái thời vua A Dục là cái thời mà được truyền đạo Phật đi khắp nước mạnh nhất đó, bạch Thầy?

Trưởng lão: Mạnh nhất!

Tu sinh Pháp Ngộ: Nhưng lại những vị đó lại không có chứng?

Trưởng lão: Lại là không có chứng, cho nên mới tai hại rất lớn.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Là chỉ pháp học rất mở mang vào các trường học rất là lớn.

Trưởng lão: Lớn!

Tu sinh Pháp Ngộ: Và truyền đi Ấn Độ, Sri LanKa qua Thái Lan, Miến Điện mạnh lắm.

Trưởng lão: Đúng! Con nói đúng. Nhưng mà điều kiện là không tu chứng rồi. Bây giờ nói về ngôn ngữ không, cho nên kinh sách nó xô bồ. À bây giờ những cái bài kinh nào dài dài, những cái bài kinh mà dài nhiều trang thì gộp lại gọi là Kinh Trường Bộ. Còn bài kinh nào mà vừa vừa ngắn ngắn, vừa vừa đó, vừa vừa thì dồn vô gọi là Trung Bộ, có phải không? Còn những cái Tăng Chi hay Tương Ưng, thì dồn lại những cái bài kinh ngắn, dồn lại nó thành ra cái Tăng Chi. Rồi còn thừa lại thì gom qua Tiểu Bộ.

Tu sinh 1: Bạch Thầy, con đọc trong cái quyển ‘Chân lý khất sĩ’ của ngài tổ sư Minh Quang mà hoan hỷ ấn tống đó, thì đó có phải là pháp môn tu Nguyên Thủy không Thầy?

(22:07) Trưởng lão: Không phải. Tổ sư Minh Đăng Quang là ảnh hưởng của Đại thừa con.

Tu sinh 1: Dạ!

Trưởng lão: Bởi vì ngài giữ được cái giới hạnh thôi, nhưng mà cái tinh thần và tư tưởng của ngài đều là nằm ở trong cái Đại thừa hết, cho nên sai mất rồi. Cho nên ngài, khi mà chứng ngộ ngài nhìn thấy sao mai mọc, ngài chợt ngộ tức là thấy tánh chớ gì. Nhưng mà đó là ảnh hưởng của Đại thừa, của Thiền tông rồi, sai rồi, không đúng. Đó là một cái sai. Cho nên vì vậy không có đủ cái sức lực Tam Minh, không có đủ viết cái bộ chân lý của tổ, nói lòng vòng ở trên cái thế giới quan, mà không xác định rõ.

Thế giới quan của đạo Phật không có gì khác hơn là 12 nhân duyên. Để nói lên cái sự kết hợp của 12 duyên này, nó thành cái thế giới quan, là cái thế giới đau khổ của con người. Để bẻ gãy cái thế giới này ra, chớ không nói mênh mông trên trời đất đâu, không có nói. Cả cái vũ trụ này không nói. Đức Phật không bao giờ nói cái chuyện phi thời đó, nói cái chuyện mà con người chúng ta với cái ý thức này không hiểu thì không bao giờ nói, không có luận cái vũ trụ như vậy.

Mà luận ngay 12 duyên này, cái nhân sinh quan nó đối, nó gặp cái vũ trụ quan bên ngoài nó tiếp xúc. Cái chỗ mà mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý tiếp xúc với sáu trần sáu căn, nó mở bày ra cái vũ trụ. Cái vũ trụ đau khổ, cái vũ trụ ngay trong con người chúng ta, chớ không phải vũ trụ bên ngoài.

Đức Phật nói vũ trụ bên ngoài, trong khi chúng ta có Tam Minh chưa mà chúng ta nói cái chuyện đó, mấy người hiểu? Làm sao mấy người hiểu, ai mà nói cái chuyện mơ hồ đó? Đức Phật không bao giờ nói cái chuyện mơ hồ đó. Nói cái gì là người đó phải hiểu cho rõ, chân thật mới nói.

Còn nói mà không, cái người đó dùng ý thức mà không hiểu, đức Phật không nói. Cái đó để mấy người tu rồi thì chừng đó mấy người sẽ biết. Còn bây giờ tôi nói cái này, như tôi nói láo mấy người đó. Mấy người làm sao hiểu đâu mà không phải tôi nói láo? Đó là mục đích của đạo Phật là như vậy.

(24:01) Cho nên chân lý của đạo Phật đưa ra Khổ, Tập, Diệt, Đạo là chân lý, ai cũng hiểu hết, chớ không có nói đưa ra mơ hồ được, mới gọi là chân lý chớ. Cho nên đạo Phật rất thực mấy con, rất thực. Và đồng thời, Thầy xác định rất đúng đắn dựa vào kinh sách hẳn hoi. Và những cái tài liệu ở trên thế gian này mà nói về Phật giáo đều là không đúng, toàn bộ là tưởng hết.

Và kinh sách của Phật đã, đức Phật đã nói những cái nào đúng, cái nào sai, đức Phật đã vạch ra cho chúng ta biết hết từ trong những bài kinh Nguyên thủy đó. Đức Phật đã biết sau này nó cũng đi, dẫm trên cái lớp mòn của kinh Vệ Đà chớ không sai, cho nên đức Phật bác sạch ba cái kinh Vệ Đà xuống hết. Đại thừa toàn bộ nằm ở trong kinh Vệ Đà, chứ không có gì khác hết.

Cho nên vì vậy mà hôm nay thì mấy con có cái duyên mà sống đồng thời trong một lúc mà Thầy đã thực hiện được cái sự làm chủ bốn cái sự đau khổ này, là mấy con có cái duyên. Cỡ như mà Thầy ra trước chừng 100 năm thì mấy con không duyên gặp Thầy, mà Thầy ra sau 100 năm thì mấy con cũng chết mất rồi cũng không gặp Thầy. Mà bây giờ, đồng thời mấy con gặp Thầy là có phước mà mấy con không chịu mà dẹp cho hết ba cái tham, sân, si này thì mấy con quá dở, quá dở!

Cũng như trong cái thời đức Phật, đồng thời mà gặp trong cái thời đức Phật tu như vậy, biết bao nhiêu người gặp, mà bao nhiêu người tu chứng mấy con biết không? Họ còn mê tín dữ lắm, họ còn chống lại Phật đủ thứ, họ còn lăn đá cho Phật chết nữa. Họ còn khai oan cho Phật thế này thế kia nữa, phải không? Các con đọc lại những kinh sách Nguyên Thủy coi, các con thấy.

Lúc nào nó cũng luôn luôn nó muốn giết Phật chớ đâu phải. Chửi mắng Phật tan nát hết, đủ cách đủ loại, thế mà đức Phật âm thầm. May là đức Phật là một nhà vua đó, con của một nhà vua chớ mà thường dân là nó dập chết hết đó. Bà La Môn đâu phải dễ. Nhờ đức Phật là con nhà vua, nó mới nể ông vua ở nước đó: “Nếu mà động ông này, nó kéo quân qua nó đánh mình chết đó.” Có phải không?

Tu sinh 1: Dạ!

Trưởng lão: Nếu mà đức Phật không phải là vua là chết. Như Thầy, coi thử coi nó dập tan nát hết, chớ đừng nói.

Tu sinh Pháp Ngộ: Xứ Ấn Độ dữ lắm!

Trưởng lão: Xứ Ấn Độ dữ lắm chớ nó không hiền đâu. Khi nào có đi qua thăm bên nước đó, ghê gớm lắm!

Tu sinh Pháp Ngộ: Phong kiến lắm, bạch Thầy!

Trưởng lão: Ghê gớm!

Tu sinh Pháp Ngộ: Vừa dơ bẩn, đất nước dơ bẩn lắm, bạch Thầy!

Trưởng lão: Dơ. Ừm.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ!

4- LÀM SỐNG LẠI VĂN HÓA ĐẠO PHẬT

(26:14) Trưởng lão: Đó. Con thấy đất nước có một vĩ nhân, sinh ra vĩ nhân. Đạo đức của đạo Phật rất là dạy rõ ràng, về vệ sinh dạy rất kỹ. Đạo đức vệ sinh, mấy con, đức Phật dạy rất kỹ. Mà dân chúng Ấn Độ không có phước, cho nên từ đó những cái giáo lý nó đi sang qua nước khác

Để cho đến bây giờ mà Thầy làm sống lại, mà Thầy biến cái văn hóa của đạo Phật trở thành văn hóa của dân tộc Việt Nam, Thầy nói văn hóa truyền thống. Mấy con thấy, Thầy lấy cái tên cho nó phù hợp, nó làm sáng tỏ cái đạo đức của dân tộc của chúng ta, mà lấy từ văn hóa của Ấn Độ mà truyền sang đó.

Ấn Độ có của quý mà không biết xài, xài ba cái mê tín. Ở bên đó lấy kim, lấy xiên gì xỏ miệng, xỏ mồm làm cho người ta ghê. Đặng lừa đảo người ta chớ làm cái gì, có lợi ích gì? Mà trong khi cái đạo đức của đạo Phật dạy tại nước đó mà không biết sử dụng. Bây giờ chỉ lấy những cái di tích của Phật để kiếm tiền ăn chớ làm cái gì, cái nước ngu si, có phải không? Thu lợi thôi chớ có lợi ích gì cho dân chúng đâu. Cho nên cái dân chúng đó bây giờ đang đói khổ là phải. Họ không biết sử dụng.

Tu sinh Pháp Ngộ: Cái tập sách Đường Về Xứ Phật của Thầy ra đời được Nhà nước cho phép là Văn Hóa Phật Giáo, thì nó nằm trong khuôn khổ của Phật giáo thôi.

Trưởng lão: Của Phật giáo thôi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bây giờ những cái tập sách sau của Thầy nó ghi Văn Hóa Truyền Thống của dân tộc nữa, nó thuộc là của dân tộc Việt Nam, không còn thuộc Phật giáo nữa.

Trưởng lão: Của dân tộc nó hết.

Tu sinh Pháp Ngộ: Mà dân tộc qua nước nào thì dân tộc nước đó.

Trưởng lão: Vậy đó, nó qua nước nào thì nó trở thành văn hóa của dân tộc.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Nó thành Văn Hóa Truyền Thống của cả các nước trên thế giới này.

Trưởng lão: Truyền thống của các nước. Bởi vì Thầy để cái tên Văn Hóa Truyền Thống mấy con. Thì do đó, bây giờ đó, cái tập IV này Thầy đang chỉnh lại hoàn tất là không còn sai sót văn phạm hay hoặc là chính tả. Hôm nay Thầy làm hoàn tất xong rồi. Bởi vì trong khi đó Thầy chỉ in ra để xem lại thôi.

(27:59) Sau khi xem rồi, hoàn toàn Thầy chỉnh hoàn toàn rồi cái tập IV này, Thầy đưa vô thành phố Hồ Chí Minh, Thầy xin phép luôn bốn tập ‘Những Lời Phật Dạy’. Khi mà bốn tập này mà nó được xin phép rồi, có giấy phép rồi, phổ biến rộng ra thì không có Công an, Nhà nước nào mà dám dập mình hết. Chớ mà sách nó chưa xin phép coi, đưa ra, ba ông Đại thừa nó bỏ tiền ra là nó dập mình tan nát hết đó, không phải dễ đâu.

Tu sinh Pháp Ngộ: Có tiền, với lại dùng quyền lực.

Trưởng lão: Quyền lực. Còn có giấy phép rồi, bao giờ có giấy phép rồi, Công an tới co tay, rút tay lại liền, không dám đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, Thánh Hạnh cấp I với Thánh Hạnh cấp II có được giấy phép chưa, bạch Thầy?

Trưởng lão: Cũng đem xin phép rồi con, cũng đem xin phép ở nhà xuất bản. Bây giờ nhà xuất bản, hôm vừa rồi thì có gọi Thanh Quang cho biết đó. Thì nói, Trưởng lão, mấy người đó ở dưới nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Chí Minh mới gọi về báo cho Thầy, nói Trưởng lão chờ. Khi mà bây giờ cái giấy phép mà cho phép là nhà xuất bản cho phép. Nhà nước Bộ Thông tin Văn hóa cho nhà xuất bản có quyền đó.

Nhưng mà có cái quyền như thế nào? Thì cái chương trình đó sẽ đưa đến cho nhà xuất bản để nắm vững cái chương trình đó. Cho nên vì vậy mà ở dưới nói đợi. Khi mà quyền nắm ở trong tay của họ xong rồi, chớ không phải là thông qua Bộ Thông tin nữa. Thì lúc bấy giờ họ nắm ở trong tay họ rồi, thì cái bộ sách này họ, sẽ nói với Thầy là chờ đợi, họ sẽ hoàn toàn họ sẽ làm.

Đó, thì chắc chắn là chúng ta sẽ có giấy phép. Thì cái bộ sách mà ‘Những Lời Phật Dạy’, bây giờ Thầy tiếp tục Thầy làm xong cái cuốn IV để mà Thầy gửi luôn, là khi người ta cho phép thì người ta cho phép luôn. Mà khi mà cho phép cái tập đó rồi, thì Thầy có gửi ‘Văn Hóa Truyền Thống’ hai tập rồi đó, thì coi như là tập I, tập II, thì nó sẽ cho phép luôn hai tập.

Thì Thầy tiếp tục Thầy soạn sáu tập nữa, để tiếp tục ‘Văn Hóa Truyền Thống’ cho nó đầy đủ, rồi mới là cái bộ sách Đạo Đức kế tiếp nữa. Đó, cái chuyện Thầy làm như vậy đó mấy con thấy? Thầy tiếp tục xin phép, cứ hễ làm rồi xin phép. Và nội dung những cái sách mà Thầy in ra thì mấy con được lưu hành, trong 4-500 tập để gửi cho Phật tử đọc trước thôi. Chớ còn sau này thì nó sẽ in đàng hoàng, có giấy phép rồi thì in rộng ra.

Tu sinh Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy, Văn Hóa Truyền Thống, Thánh Hạnh cấp I tập I, rồi Thánh Hạnh cấp I tập II. Dạ rồi Thánh Hạnh cấp II tập I với tập II.

Trưởng lão: Tập III, tập IV kế tiếp con. Thánh Hạnh III rồi tập III, Thánh Hạnh IV tập IV con. Tất cả những cái này đều nói sau này, những cái tập mà Oai Nghi Tế Hạnh đó, cách thức mà mấy con là tu sĩ khi xưng hô đối với người cư sĩ mà mấy con gọi như thế nào Thầy dạy hết ở trong đó.

Rồi cách thức lạy lễ cho đúng cách của người tu sĩ, của mình. Chứ không phải muốn lạy…​(30:48)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy