Hỏi: Từ bố thí cho một người hiền bằng bố thí cho 100 người ác, đến thiết lễ (cúng đường) 1000 ức vị Tam Thế Chư Phật không bằng cúng dường một vị vô niệm, vô trụ và vô chứng. Như vậy là như thế nào, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ?
Đáp: Đúng là kinh phát triển dạy bố thí phi đạo đức, chứ kinh sách Nguyên Thủy không có dạy như vậy. Quý phật tử hãy suy nghĩ lời dạy này có đúng đạo lý không? Bố thí cho một trăm người ác, phước báo bằng bố thí cho một người thiện.
Kinh sách phát triển dám lấy một người thiện mà so với một trăm người ác. Theo thiển ý của chúng tôi, dù lấy một ngàn, một vạn, một triệu, mười triệu hay trăm triệu, vạn triệu cho đến vô lượng người ác cũng không thể so sánh với một người thiện, vì thiện và ác như hai đường song song, không thể gặp nhau trên một điểm nào cả thì làm sao so sánh được, hễ có (44) cái thiện thì không có cái ác, có cái ác thì không có cái thiện. Thế sao các vị lại dùng thiện, ác mà so sánh như vậy, đây là cách tưởng giải để lừa đảo người không biết, chứ người biết thì kinh sách phát triển sẽ bị lật tẩy ra khỏi môi trường tôn giáo.
Đã bảo rằng Tam Thế Chư Phật, có nghĩa là ba đời chư Phật, Ba đời chư Phật là những người tu hành đã thành Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, những người này đã giải thoát hoàn toàn, thế mà một ngàn vị Phật như vậy… không bằng một vị vô niệm, vô trụ, vô chứng.
Vậy chúng ta thử tìm hiểu một vị vô niệm, vô trụ, vô chứng như thế nào mà các nhà Đại thừa ca ngợi, tán thán như vậy.
Vô niệm như thế nào? Vô niệm là không có niệm thiện, niệm ác trong đầu (Chẳng niệm thiện, niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền), công án Thiền tông và kinh Pháp Bảo Đàn.
Vô trụ như thế nào? Vô trụ là tâm không trụ bất cứ một nơi nào cả (Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm), kinh Kim Cang.
Vô chứng là gì? Vô chứng là không thấy mình chứng đắc, còn thấy mình chứng đắc là chưa chứng đắc (Vô sở đắc) kinh Kim Cang…
Theo các nghĩa trên đây, chúng ta xác định một người tu theo Đại thừa và Thiền tông khi thành tựu họ hoàn toàn vô niệm, vô trụ, vô chứng, là một người được cúng dường xứng đáng hơn 1000 ức vị Phật trong ba đời. Như vậy vị vô (45) niệm, vô trụ, vô chứng là một vị Phật tối thượng, phước báo hơn gấp 1000 lần Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống còn niệm, còn trụ, còn tu chứng. Tại sao chúng ta biết như vậy?
Tại vì đức Phật Thích Mâu Ni dạy: “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, như vậy chứng tỏ đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn niệm thiện, không như Thiền tông chẳng niệm thiện, niệm ác.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn dạy chúng ta tăng thiện pháp, tức là còn trụ trong thiện pháp để tăng trưởng nó lớn lên, do đó chúng ta biết đức Phật Thích Ca còn trụ trong thiện pháp vì lợi ích cho chúng sanh. Còn chúng ta trụ trong thiện pháp là để không làm khổ mình khổ người.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự xưng mình tu chứng: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”, hay khi chứng đạo đức Phật đã nói lên bài kệ này:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn,
Nhất thiết thế gian,
Sanh, lão, bịnh, tử”
Đối với kinh sách Đại thừa và thiền Đông Độ, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người chưa vô niệm, vô trụ, vô chứng, tức là người chưa chứng đạo. Người chưa chứng đạo mà làm giáo chủ sáng lập ra Phật giáo, còn vô niệm, vô trụ, vô chứng lại không phải là giáo chủ. (46) Vậy Phật giáo Đại thừa và Thiền tông là Phật giáo gì?
Dù không có đối tượng ác pháp nhưng thiện pháp vẫn còn mãi mãi, vì thiện pháp là nền tảng đạo đức làm người, là nền móng giải thoát của đạo Phật, cho nên người tu sĩ đạo Phật nào cũng đều phải trụ vào đó để không làm khổ mình, khổ người tức là tu giải thoát, tức là làm lợi ích cho chúng sanh.
--o0o--
Hỏi: Kính bạch Thầy! Phật lịch 2.546 năm và 2.626 năm (năm 2002 DL), vậy niên lịch nào đúng và niên lịch nào sai, xin Thầy dạy cho chúng con biết?
Đáp: Tín đồ Phật giáo trong nước, cũng như ở khắp thế giới đều không biết rõ ngày tháng năm sinh của đức Phật, vì lịch sử của đức Phật không có ghi chép cụ thể. Hiện giờ, tín đồ Phật giáo đều dùng Phật lịch 2.546 năm theo hệ Nam tông, chứ ít ai dùng 2.626 năm theo hệ Bắc tông.
Niên lịch Phật giáo Bắc tông không đáng cho tín đồ Phật giáo tin tưởng, vì thế mà không dùng niên lịch Bắc truyền.
Mặc dù lịch sử chưa chứng minh được Phật lịch năm nào đúng, sai, là vì không có sử liệu ghi chép lại chính xác. Cho nên, năm 2.546 và năm 2.626 đều không đúng. Nhưng hiện giờ chúng ta dựa vào những cuộc họp Phật giáo thế giới, chấp nhận lấy năm 2.546 làm niên lịch Phật giáo. Bây (47) giờ phần đông tín đồ Phật giáo quen dùng niên lịch Phật giáo năm 2.546 là đúng hơn 2.626 năm.
--o0o--
Hỏi: Thưa Thầy! Sự sai biệt giữa Nam tông và Bắc tông về pháp của đức Phật: 45 năm theo Nam tông 49 năm theo Bắc tông. Thưa Thầy, bên nào đúng?
Đáp: Căn cứ theo kinh sách Nguyên Thủy là loại kinh sách gốc của Phật thuyết, nên 45 năm thuyết Pháp đúng hơn. Còn 49 năm theo Bắc tông là sai. Vì kinh sách theo Bắc tông do kiến giải của các tổ viết ra, nên có sự bóp méo sự thật, vì thế 49 năm thuyết pháp không đúng. Bởi vì Bắc tông cho bộ kinh Bát Nhã là quan trọng, là đệ nhất trong các kinh nên nói rằng đức Phật thuyết pháp cho hàng Bồ tát 20 năm mới xong bộ kinh này.
Vì thế, 49 năm thuyết pháp là không đúng theo lịch sử chân thật của Phật giáo.
Nếu chúng ta tính thời gian từ khi tu chứng và bắt đầu giảng đạo cho đến khi Phật nhập Niết Bàn thì sẽ rõ thời gian.
--o0o--
Hỏi: Kính bạch Thầy! Trong Giáo Án… tập 3, Thầy nói: Khi còn sống, mọi hoạt động của con người đều “lưu lại” ở từ trường trong không gian, và chỉ người nào có tưởng thức mạnh mới giao cảm được với tần số của từ trường ấy mà “thấy và (48) nghe được” những sự việc đã diễn ra của người chết. Như cô Khang bị rứt móng tay… Tóm lại, vậy là “có” linh hồn người chết, nhưng người thấy, người không, chứ nói “không có” linh hồn, thì mọi người không ai chịu tin hết Thầy ạ! Rồi họ đưa ra việc cầu hồn, thấy ma…
Thưa Thầy, hay là Phật nói không có linh hồn vì nó có nhưng không thật; hay để con người không nhớ thương, không ỷ lại, nương tựa tha lực?
Đáp: Không phải vậy, không phải vì lý do nhớ thương, hay ỷ lại mà đức Phật nói không có thế giới siêu hình, mà thật sự hoàn toàn thế giới siêu hình không có. Trong vấn đề linh hồn người chết có hay không, điều này đã mang nặng một dấu ấn trong tâm của mọi người là có linh hồn người chết. Muốn xác định cho rõ ràng điều này, thì không có cách nào hay hơn bằng chính người ấy phải tự nhập Tứ Thánh Định, an trú trong ấy, rồi dùng Trạch Pháp Giác Chi hướng tâm đến Thiên Nhãn Minh để quan sát thế giới siêu hình, thì chừng đó mới xác quyết chắc chắn, rằng người chết không còn có linh hồn tồn tại, hay là không có sự sống sau khi chết.
Ở đây, Thầy đã giải thích rất nhiều về vấn đề thế giới siêu hình, nhưng ai là người hiểu vấn đề này. Người tri âm khó gặp, tri kỉ khó tìm. Người nghe được tiếng đàn của Bá Nha chỉ có Tử Kỳ mà thôi. Nhưng Tử Kỳ chết, Bá Nha đập nát chiếc đàn. Vì trên đời này còn có ai nghe được tiếng (49) đàn của mình. Thầy cũng vậy, chỉ có người nào tu chứng quả A La Hán mới hiểu được tiếng nói của Thầy.
Thầy sẽ không phụ lòng những câu hỏi của các con, Thầy cố gắng trả lời cho các con hiểu.
Con nên hiểu, thế giới mà loài người đang sống là một thế giới sắc tướng, có sự sống, có vạn vật hiện hữu, thế mà đức Phật gọi nó thế giới tưởng thì chúng ta có tin không?
Thế giới của chúng ta đang sống không phải do “tưởng uẩn làm ra”, mà do duyên hợp lập thành. Vì thế, không có một vật gì thường hằng, luôn tan hoại theo thời gian năm tháng. Thế mà chúng ta điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình, điên đảo kiến, chấp thủ mọi vật là có thật, là ta, là của ta, v.v… Thế giới hiện hữu là không có thật, vì thế mọi vật thường vô thường. Trên thế gian không có một vật gì là trường cửu, vậy mà mọi người cho nó là có thật thì không phải đó là điên đảo sao? Do cho nó có thật, nên mọi người làm ra cho nhiều, cố làm ra cho nhiều nên làm ra nhiều điều ác. Do làm nhiều điều ác nên phải thọ chịu những quả khổ đau.
Với đôi mắt của Phật nhìn mọi vật trên thế gian này, như bong bóng nước, như hoa phù du sớm nở, tối tàn, đó là một bằng chứng thật sự. Vì thế, đức Phật cho rằng thế giới chúng ta đang sống là thế giới của tưởng tri. Vậy mà có ai tin đâu. (50)
Chúng ta lại một lần điên đảo nữa, cái hình bóng của thế giới hiện tượng hữu hình tưởng tri này lại cho là thế giới siêu hình.
Ví dụ: Một cuộn băng video thu những ảnh núi sông, nhà cửa, người và vạn vật đang sinh hoạt nhảy múa. Với những hình ảnh này chúng ta cho đó là thế giới siêu hình sao?
Những hình ảnh núi sông, đất đá, cây cỏ, người và thú vật trong băng video hiện ra và hoạt động được là nhờ dòng điện, đầu máy và màn hình.
Còn thế giới siêu hình cũng vậy, nó được hiện ra và hoạt động là nhờ tưởng uẩn của chúng ta bắt gặp và lập thành, chứ nó không có thật.
Con cũng nên biết và phân biệt tưởng cho rõ ràng. Tưởng có hai phần cụ thể:
1- Ý thức tưởng, là chúng ta dùng ý thức mà tưởng tượng ra một vật mà vật đó không có ở trước mắt.
2- Tưởng thức tưởng, là do năng lực hoạt động của tưởng uẩn, khiến cho những hình ảnh của thế giới sắc tướng hiện hữu của loài người đang sống, đã được lưu lại trong không gian trở thành sống động, khiến cho mọi người chưa đủ trí tuệ sáng suốt, đang sống trong điên đảo tâm, điên đảo kiến, điên đảo tưởng, điên đảo tình, mới cho những hình ảnh ấy là có thật thế giới siêu hình thật. Vì thế mới có việc cầu cơ, cầu hồn, thấy ma, thấy quỷ, v.v… (51)
--o0o--
Hỏi: Kính bạch Thầy! Phật giáo Đại thừa có phải là Phật giáo chánh thống không?
Đáp: Phật giáo Đại thừa không phải Phật giáo chánh thống, mà là Phật giáo theo kiểu pháp kiến giải của Bà La Môn. Hay nói cách khác, Phật giáo Đại thừa là đạo Bà La Môn lấy tên Phật giáo để lừa đảo tín đồ Phật giáo. Cho nên, nghĩa lý của toàn bộ kinh sách Đại thừa là giáo pháp của Bà La Môn chính gốc.
--o0o--
Hỏi: Kính bạch Thầy! Thiền Đông Độ có phải là Phật giáo hay không?
Đáp: Thiền Đông Độ không phải là Phật giáo mà là Lão giáo Trung Hoa (Tiên đạo). Tư tưởng Lão Trang Trung Hoa phát triển, có những điểm tương đồng với tư tưởng kinh sách phát triển Đại thừa giáo Ấn Độ. Vì thế, sau này Phật giáo Đại thừa đồng hoá tư tưởng Lão giáo, lấy tên gọi là “Phật giáo Tối Thượng thừa”, hay còn gọi là “Thiền tông”. Chủ trương của Thiền tông kết hợp Lão giáo và Đại thừa, nên thường gọi là “Thiền Giáo đồng hành”.
Phật giáo Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền, thuộc Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo kết hợp và phát triển theo tưởng giải tạo ra. Cho nên, những tư tưởng trong kinh sách là tư tưởng của hai giáo phái này. Tư tưởng của hai giáo phái này mang tính chất trừu tượng, mơ hồ, ảo giác và đầy dẫy (52) sự mê tín, v.v… lấy thế giới siêu hình làm nơi an trú cuối cùng.
--o0o--
Hỏi: Kính bạch Thầy! Trong sách Thầy thường hay nói là người muốn tu hành giải thoát thì phải thực hiện không làm khổ mình, khổ người, cắt ái ly gia, ly dục, ly ác pháp, hướng thiện, tăng trưởng thiện, ly ác, diệt ác pháp, xả tâm, v.v… còn sách của thầy Thanh Từ thì coi “Bát Nhã Tâm Kinh” là cứu cánh, tức là lấy cái nhìn mọi sự đều “không” để tu. Theo con hiểu thì hai pháp đều có thể hỗ trợ cho nhau. Từ cái nhìn mọi sự đều không hướng tới ta không làm khổ mình, khổ người, ly dục, ly ác pháp… cũng đâu có mâu thuẫn gì? Vậy mà con thấy trong sách của Thầy có nói là Đại thừa hay Đông Độ là xuyên tạc giáo lý của Phật tổ, mong Thầy giải thích cho con hiểu!
Đáp: Kinh sách Nguyên Thủy của đức Phật và Kinh sách Đại thừa tưởng giải về lý thì giống nhau, nhưng kinh sách Đại thừa không có pháp hành, không có lối sống đúng; thường sống phạm giới, phá giới luật Phật và sống trong ô nhiễm, nhưng khéo lý luận thấy mọi pháp đều không, thì đó là sự lừa đảo bằng ngôn ngữ để che mắt tín đồ. Thấy các pháp đều “không”, sao quý thầy lại không sống “không”? Vì thế, các thầy Đại thừa sống ô nhiễm, có chùa to Phật lớn, vật chất đầy đủ, ăn uống phi thời, mặc y áo sang đẹp, đắt tiền giống như nhà giàu, đi ra thì như vua (53) chúa tiền hô, hậu ủng, thế mà nhìn mọi pháp đều không thì con có tin là không chăng? Nói “không” mà lại “có” và còn chạy theo cái có thì chúng ta có tin lời nói của họ không? Từ chỗ không có một chiếc xe đạp, khi làm trụ trì một thời gian thì cả xe hơi họ cũng có.
Còn kinh sách Nguyên Thủy dạy các vị tu sĩ phải sống đúng Phạm hạnh, không có chùa to Phật lớn, đời sống chỉ có ba y một bát, ăn ngày một bữa, mặc y áo thô xấu, mà còn phải luôn luôn cảnh giác phòng hộ sáu căn bằng Giới luật, để giữ gìn đức hạnh của một bậc Thánh tăng. Đối với tu sĩ Nguyên Thủy, như vậy chưa được gọi là ly dục, ly ác pháp, mà còn phải thực hành ngày đêm liên tục “ngăn ác, diệt ác pháp” để khắc phục tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình bằng các pháp định như: Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Sáng Suốt, Định Vô Lậu, v.v… Có sống không ô nhiễm, có thực hiện các pháp định như vậy, thì mới có thể ly dục, ly ác pháp, mới không làm khổ mình, khổ người.
Nếu một người quyết tâm tu hành để cầu giải thoát, mà cứ nhìn các pháp định như vậy, đều thấy nó là không, thì đó là một lối ức chế tâm, một lối chịu đựng, không phải là giải thoát. Nếu bảo rằng các pháp đều không thì chúng ta thử lấy cây đánh vào thân ta thì có cảm giác đau không? Nếu không đau là không, còn có đau là có, còn có đau mà mà nói đau mặc kệ nó, đó là người vô (54) minh, người ngu si, người chai lỳ, v.v… Bởi vậy, tổ Sư Tử ngu si mà chết oan mạng, cũng do “không” của Đại thừa mà ra nông nỗi này (Ngũ uẩn giai không).
Kinh sách của Đại thừa xuyên tạc giáo pháp của đạo Phật là Tiểu thừa, Thanh Văn, ngoại đạo, cấm không cho tín đồ Phật giáo tu tập, còn gọi những người tu theo giáo lý Nguyên thủy của Phật là “tiêu nha bại chủng, chồi khô mộng lép”.
Tứ Diệu Đế là một chân lý của đạo Phật bất di bất dịch, không ai thay được chân lý ấy, thế mà Đại thừa dạy: “Vô khổ, tập, diệt, đạo”. Tu mà thành cây, đá thì tu làm gì? Bởi vậy, từ khi có sự hý luận, chỉ biết các pháp cả thiện lẫn ác đều “không” là trở thành cây, đá. Đạo Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Thiện là pháp không làm khổ mình, khổ người, pháp không làm khổ mình, khổ người là pháp giải thoát, là đạo đức nhân bản làm người; còn nếu thấy các pháp thiện cũng là “không” thì trở thành cây, đá, tu mà thành cây, thành đá thì tu làm gì?
Bởi vậy, từ khi có sự hý luận của ngài Long Thọ, “Trung Quán Luận” là một tai hại rất lớn cho tín đồ Phật giáo, từ thế hệ này đến thế hệ khác chỉ toàn là ăn thứ bánh vẽ. Cho nên, không một vị tu sĩ nào đạt được giải thoát, đến khi chết không có vị nào mà không đau khổ cả, họ đều lăn lộn, trăn trở trên giường bịnh một cách khổ đau không thua gì người thế tục. (55)
--o0o--