00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(29:18)

(29:18) Vậy thì các bác, các cụ hãy cố gắng tập, nghe lời Thầy tập. Hôm nay thứ nhất là chúng ta tập tỉnh thức, “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, nghĩa là đi trong 30 phút thôi, mấy cụ mấy bác đi nhiều không được thì đi chừng 10 phút, đừng đi nhiều hơn đi chỉ 10 phút mà thôi. Còn các vị mà tuổi còn trẻ, sức khỏe còn nhiều nên đi 30 phút, đi mình biết mình đi, thì đi như thế này Thầy dạy cho để một lúc nữa mình sẽ tập.

Trước tiên mình đứng thẳng rồi mình tác ý: "tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành", rồi lần lượt bước đi mình đếm 1, bước thứ 2 đếm 2, bước thứ 3 đếm 3. Nhưng đi các cụ đừng nhìn xuống dưới, đừng cúi đầu mà nhìn xuống dưới bước chân mình, mà nhìn thẳng ra ngoài.

Bởi vì nhìn xuống dưới cái chân mình, cái tâm mình nó sẽ gom lại, đi một lúc nó nặng cái đầu. Còn mình nhìn ra xa vầy mà mình biết bước đi, mình cảm nhận bước đi thôi, cảm nhận cái bước đi thôi thì nó sẽ không nặng đầu. Còn mình cúi đầu xuống vậy mình đi, cúi đầu xuống để mình nhìn cái bước chân mình đi đó, thì mình sẽ bị nặng đầu. Nhớ lưu ý điều đó.

Nếu khi đi 30 phút mà không nặng đầu thì nên tập 30 phút, mà nếu đi 30 phút mà cảm giác mình có nặng đầu thì mình lui lại đi 20 phút mà thôi, mà nếu 20 phút có bị nặng đầu, thì mình lui lại còn 10 phút mà thôi. Thà tu tập ít mà không bị chướng ngại, lần lượt cơ thể chúng ta thích nghi được chúng ta tăng dần lên 30 phút mà không bị nặng đầu. Do tu tập nó sẽ quen chớ không ai giỏi.

Còn người nào mà đi mà không có nặng đầu thì nên giữ 30 phút mà tu tiến lên. Đó là giai đoạn đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác. Đi 10 bước thì chúng ta đứng lại tác ý một lần, cứ đi 10 nước đúng 10 bước thì đứng lại tác ý một lần "tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành", đó là giai đoạn tu tập tỉnh thức thứ nhất.

Giai đoạn tu tập tỉnh thức thứ hai, khi chúng ta đi 10 bước chúng ta đứng lại, thì chúng ta không tác ý “tôi đi kinh hành” nữa mà lại tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Tác ý 5 hơi thở như vậy, 5 hơi thở như vậy rồi tác ý: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành" rồi tiếp tục đi kinh hành. Rồi đúng 10 bước, đứng lại hít thở 5 hơi thở rồi lại tác ý đi kinh hành như trước. Và cứ như vậy đúng 30 phút xả nghỉ. Đó là giai đoạn đi Chánh Niệm Tỉnh Giác thứ hai.

(32:16) Giai đoạn Chánh Niệm Tỉnh Giác thứ ba, thì quý vị tiếp tục trên con đường đi kinh hành đó, nhưng thay vì đứng mà thở thì mình lại ngồi xuống, ngồi xuống xếp bằng, bán già cũng được kiết già cũng được, tùy theo sự tu tập của mình thì mình lại "hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra".

Bây giờ ngồi mà hít thở chớ không phải như lúc nãy đứng mà hít thở. Rồi bắt đầu đứng dậy, rồi tiếp tục đi kinh hành 10 bước nữa rồi lại ngồi xuống hít thở 5 hơi thở, rồi đứng dậy đi kinh hành 10 bước nữa. Đó là tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, Tỉnh Thức lần thứ 3.

Đến lần thứ tư thì quý vị không còn tu tập như vậy nữa, mà mỗi hành động của quý vị thì quý vị tác ý một lần. Thí dụ như hai chân, muốn bước đi không nói rằng “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi bước đi rồi đếm 1, 2, 3, 4, ở đây khác. Giai đoạn thứ tư để tập tỉnh thức thì phải tác ý khác.

Muốn bước chân trái thì ra lệnh “Chân trái bước”, “Dở gót lên” thì dở gót lên, “Dở chân lên” thì dở chân lên, “Đưa chân tới” thì đưa chân tới, “Hạ chân xuống” thì hạ chân xuống, “Hạ gót xuống” là hạ gót xuống. Mỗi động tác của cái hành động bước đều chia ra rất rõ ràng dỡ chân, dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Tất cả mọi hành động đó đều có lệnh tác ý, đều có lệnh trước hành động sau, rồi tới chân mặt cũng như vậy. Pháp đó gọi là tỉnh thức thứ tư.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy