00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(51:28)
6. PHÁP TRONG SÁU TRẦN

(51:28)

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Con muốn hỏi về vị xúc pháp; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp phải không?

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đó là sáu Trần.

Tu sinh: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: À thì lẽ đương nhiên là âm thanh cũng là pháp, mà thân, hình, sắc cũng là pháp.

Tu sinh: Thế thì con chưa hiểu pháp của sáu cái này!

Trưởng lão: Con không hiểu sáu cái này?

Tu sinh: Con bạch Thầy, con hiểu rồi. Con hiểu sắc cũng là pháp; thinh cũng là pháp; hương cũng là pháp; vị cũng là pháp, xúc cũng là pháp. Vậy Pháp trong pháp có nghĩa là gì?

Trưởng lão: Đâu con hỏi đi!

Tu sinh: Con thưa Thầy, ( nghe không rõ ) chữ Pháp trong ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Những cái Pháp mà trong Kinh dạy phải đấy không con? Đó là cái Pháp tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo cũng gọi là pháp đấy con.

Mấy con lầm, bởi vì nói về cái pháp như là: Định Vô Lậu nè, Định Niệm Hơi Thở nè, Tứ Chánh Cần nè, Tứ Như Ý Túc nè…​ đều là pháp hết à. Cái đó là pháp nhưng là “pháp tu”. Còn pháp mà cái Pháp mà gọi là sáu Trần ấy; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

Như sắc là hình ảnh; như Thầy có hình ảnh của Thầy; gọi là pháp. cái âm thanh Thầy nói ra là pháp, một cái pháp âm thanh, rồi cái mùi hương, mùi thơm tho đó là pháp…​ đó là sáu cái pháp Trần gọi là sáu Trần.

Nó luôn luôn tiếp xúc sáu Căn của nó. Cho nên nó sinh ra sáu Thức. Từ tiếp xúc nó sanh ra sáu Thức; có cái sự xúc chạm nó sinh ra sáu cái Thức. Sáu cái Thức nó mới sinh ra cái cái “Ái”, "cái Thọ cái Ái".

(54:11)

Cho nên vì vậy nó có cái cảm thọ đó nó sinh ra cái ái; nó mới thích; nó mới yêu. Cái ái nó thích yêu của nó. Cho nên, nó theo cái Thập Nhị Nhân Duyên; mà Thập Nhị Nhân Duyên, nó là cái pháp của Thập Nhị Nhân Duyên. Nhưng mà nói riêng về cái phần Lục Nhập của nó thì nó có mắt, tai, mũi, miệng - tức là sáu Căn, sáu Trần, sáu Thức của nó, con hiểu không? Đó là pháp.

Cho nên vì vậy toàn bộ cái gì cũng danh từ “pháp, pháp…​ ” nó đủ thứ hết. Mà ở đây phải giải thích là các pháp nó cô đọng ở trong cái pháp đó nói về cái gì.

Tu sinh: hỏi thầy (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Cái pháp đó nó trong vị trí gì? Chứ nó mênh mông lắm.

Tu sinh: Con mới hỏi như vậy, cái pháp nó nhiều quá! (Không nghe rõ)

Trong khi con tu Tứ Niệm Xứ rất là mắc, (Không nghe rõ) năm cái pháp ở đây gồm năm cái pháp ở trên? Sắc, thinh, hương, vị, xúc không ạ?

Trưởng lão: Con muốn hỏi cái pháp nào? Cái pháp nào mà gồm ở trong đó?

Tu sinh: Cái pháp thứ sáu: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp

Trưởng lão: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp - cái pháp này nó không phải gồm ở trong cái đó đâu! Mấy con lại hiểu cái pháp này nữa!

Cái pháp này - bởi vì nó, sáu cái Trần của nó, pháp này thường thường nó là cái pháp Tưởng, con hiểu không? Mà bây giờ pháp này là…​

Thí dụ như một người, nói một cái lời nói nào đó cũng là một cái pháp đó con. Để cho mình nghe cái lời nói đó, con hiểu không?

Giờ cái âm thanh nó là một pháp rồi đó; nhưng mà cái âm thanh đó có mang cái nghĩa gì, các con hiểu không? Bây giờ cái âm thanh cái tiếng nhạc nó mang cái âm thanh tiếng nhạc; nhưng cái bài nhạc đó là bài nhạc gì - cũng như cái lời nói là một pháp; cái tiếng nói của Thầy nó tác động người ta là một pháp rồi đấy; nhưng mà tiếng nói chửi lộn, con hiểu không?

Cái pháp nó còn có một cái nghĩa của nó. Bây giờ “sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp”- pháp, nó không phải gồm chung cho sắc, thanh, hương …​ là pháp.

Bởi vì cái pháp này nó là một pháp riêng của nó; trong âm thanh nó có cái pháp riêng pháp của nó ở trong đó. Con hiểu chưa? Bởi vì nó có cái nghĩa của nó, chứ không lẽ bây giờ cái hình sắc của người đó; tức là một pháp rồi. Nhưng mà cái hình sắc người đó lùn, cao, ốm…​ Nó là cái lùn, cao, ốm là một pháp của nó rồi.

(56:29)

Cho nên cái đó là cái pháp. Cho nên bây giờ thí dụ

Như bây giờ cái pháp mà nó tác động vào Thầy qua cái hình ảnh đó nó tác động vào Thầy nó mới dẫn Thầy đi. Bây giờ cái mùi hương đó; nó có tác động biết cái mùi hương thơm rồi; nhưng mà bây giờ nó là cái pháp của nó; cái pháp cái mùi hương đó; nó đem đến cho Thầy say mê như thế nào ở trên đó? Nó nói cái đặc tính ở trên đó? Con hiểu không?

Còn tác động mình cái mùi hương, biết rồi biết rồi thôi thì nó thôi. Nhưng mà cái pháp của nó thì sắc, thinh, hương, vị , xúc, pháp - cái “pháp” sau cùng đó nói tính chất của những cái đó, nó là cái pháp.

Tu sinh: Thưa Thầy (Không nghe rõ). Con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Nó có tác động chứ không phải là cái pháp nó chỉ chung cho mức tất cả những cái sắc, thinh , hương…​ Nó cũng là pháp, không phải!

Bởi vì nó là cái nhóm, cái nhóm của nó thì nó có riêng cái phần của nó. Trong cái ý nghĩ của cái lời nói, trong cái ý nghĩ của cái âm thanh, trong ý nghĩ của sắc tướng, trong cái ý nghĩ của cái hương vị, trong cái ý nghĩ của món ăn ngon dở "cái vị của nó".

Nó là cái ý nghĩ của nó. Tất cả mọi cái đó là cái pháp cuối cùng của các pháp đó. Nhưng nó không phải là cái âm thanh, cái sắc tướng đó là một cái pháp; nó là một cái pháp của tụi kia.

Nhưng mà trong ý nghĩ của nó - nó mang theo cái ý nghĩ của nó. Cho nên là "cái pháp cuối cùng nó thuộc về ý".

Bởi vì các con thấy cái ý nó chủ lắm; cái lỗ tai nó nghe - nó nghe cái âm thanh đó mà cái ý không suy nghĩ thì cái âm thanh không có tác động được nó đâu; mà cái pháp "nó nhằm nó đối lại cái ý". Con thấy không?

Cái âm thanh này nó đối lại với cái lỗ tai, có phải không? Mà cái hình sắc nó đối với cái con mắt, nhưng mà cái pháp nó lại đối với cái ý, có phải không? Cái ý Căn. Đó! Cho nên cái pháp nó đối ý thì cái âm thanh đó có ý nghĩ gì? Ý của nó, nó mới có cái pháp cuối cùng đó. Con hiểu không?

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy