PHẬT GIÁO CÓ ĐƯỜNG LỐI RIÊNG, KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG HAY VAY MƯỢN BẤT CỨ MỘT GIÁO PHÁP NÀO CỦA NGOẠI ĐẠO
(4)
Kính thưa quý phật tử trong nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới!
Kính thưa quý vị, chúng tôi viết sách là viết những điều mà mọi người chưa hiểu biết để giúp cho mọi người hiểu biết thêm một cách tường tận mà không còn hiểu sai lệch.
Chúng tôi không viết sách những điều mà người ta đã hiểu biết, những điều mọi người đã hiểu biết mà cứ để họ phải đọc đi đọc lại mãi thì rất nhàm chán và phí thời gian vô ích. (5)
Theo chúng tôi hiểu đọc sách là mở mang kiến thức hiểu biết, cho nên khi đọc những điều chưa hiểu biết làm cho mình hiểu biết thêm những điều mới mẻ thì đó là bồi dưỡng kiến thức hiểu biết. Còn ngược lại chẳng lợi ích gì, còn mất công sức và làm tốn phí thời gian. Có phải vậy không thưa quý vị?
Vì thế, những người viết sách cần nên lưu ý các vấn đề này. Viết sách mà cứ nhai đi nhai lại mãi những điều người khác đã viết rồi thì cuốn sách không có giá trị.
Cho nên viết sách không có đề tài mới mẻ thì không nên viết. Vì viết sách không phải cầu danh, cầu lợi (buôn bán sách) mà viết vì lợi ích cho mọi người đọc.
Kinh sách đã bày bán đầy phố, đầy chợ, đầy các vĩa hè, những loại kinh sách như vậy còn có giá trị gì?
Cầm lên một cuốn sách đọc thử thì thấy văn chương chữ nghĩa toàn là trộm ý trộm lời của (6) người khác.
Tại sao có rất nhiều đề tài mà mọi người chưa hiểu sao quý vị không viết mà lại đi trộm văn, trộm ý của người khác mà viết.
Đề tài thứ nhất: con người có linh hồn hay không?
Với đề tài này sao quý vị không viết cho mọi người biết?
Đề tài thứ hai: Kinh sách Đại Thừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nào của người Trung Quốc?
Đề tài thứ ba: Kinh sách Thiền Tông chịu ảnh hưởng tư tưởng nào của người Trung Quốc?
Đề tài thứ tư: Những giáo pháp này đưa người tu hành đi đến đâu?
Đề tài thứ năm: Những giáo pháp này có đúng là của Phật giáo hay không?
Đề tài thứ sáu: Đường lối tu theo Phật (7) giáo như thế nào đúng và như thế nào sai?
Đề tài thứ bảy: Cái gì sinh ra con người và con người chết đi về đâu?
Đề tài thứ tám: Con người chết cái gì tiếp tục đi tái sinh?
Tám câu hỏi trên đây là những đề tài giúp cho quý vị viết những bộ sách có giá trị mà không phải nhai lại kiến giải của những người khác.
Chúng tôi viết sách thường chọn lựa những đề tài nào mà mọi người chưa hiểu, vì thế khi đọc sách chúng tôi đã làm cho quý vị có một kiến thức hiểu biết rộng hơn.
Mọi người thường hiểu con người có linh hồn, cho nên chúng tôi viết sách chỉnh đốn lại sự hiểu sai như vậy là sai lầm, nhờ đó đề tài viết mới mẻ và phong phú làm cho người đọc càng say mê trong sự hiểu biết mới mẻ này.
Những đề tài của chúng tôi viết thường vượt lên mọi phong tục tập quán từ xưa đến nay và các (8) triết lý tôn giáo. Vì thế làm cho tư tưởng con người bị đảo lộn không còn đứng vững trên lập trường tư tưởng truyền thống và tôn giáo của họ.
Càng viết chúng tôi càng cố gắng hơn để lột trần một sự thật để mọi người hiểu biết con người không có linh hồn đi tái sinh từ kiếp này đến kiếp khác.
Chúng tôi viết sách không có mục đích bài bác linh hồn hay kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông, nhưng vì một sự thật linh hồn không có và kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông có nhiều cái sai. Những điều sai đó đã khiến cho mọi người lạc vào ảo tưởng trở thành những người bệnh thần kinh.
Vì thế chúng tôi không thể làm ngơ, cho nên những gì chúng tôi viết trong sách là cố gắng giúp cho mọi người hiểu biết những điều chưa hiểu biết, giúp cho mọi người hiểu biết một sự thật mà không một người nào hay một tôn giáo nào lừa gạt quý vị được.
Kính thưa quý vị! Trong cuộc đời không ai (9) là người thông suốt tất cả trời, đất, vũ trụ và con người, không có ai là người hoàn toàn đầy đủ tài đức, cũng không có ai là người thông thiên bác cổ chỗ nào cũng thông suốt.
Vì thế chúng tôi rất hiểu biết mình, nên chúng tôi viết là viết những điều hiểu biết đã cân nhắc kỹ lưỡng. Những điều hiểu biết đó chúng tôi xin góp ý với quý vị để giúp cho quý vị cùng hiểu biết như chúng tôi, nếu quý vị muốn, còn không thì thôi. Đó cũng là sự chia sẻ hiểu biết cùng quý vị chớ chúng tôi đâu dám làm thầy quý vị, xin quý vị hiểu và tha thứ.
Kính ghi,
Hòa Thượng Thích Thông Lạc
BẾN CŨ
Thuyền về bến cũ sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Huy Cận (11)
Phật giáo có một đường lối tu tập độc lập riêng biệt không chịu ảnh hưởng bất cứ một giáo pháp nào của các tôn giáo khác. Vì thế, tất cả giáo pháp hiện có trong các kinh sách không có một pháp môn nào tu học như Phật giáo.
Bởi giáo pháp của Phật giáo là chân lí của loài người, nó không phải là triết lý suông (12) hay tưởng giải của con người kiến giải viết ra, nên nó mang tính chất thiết thực, cụ thể chớ không trừu tượng, ảo tưởng, mơ hồ, ảo giác v.v.. như các giáo pháp của ngoại đạo mà từ xưa đến nay chúng ta thường gặp rất nhiều, nhất là trong tam tạng kinh điển chữ Hán của Trung Quốc. Như vậy những lời dạy thật sự của đức Phật chúng ta phải tìm ở đâu?
Muốn tìm những lời dạy chân thật của đức Phật thì chúng ta có hai chỗ dựa để tìm:
- Thứ nhất nên tìm một người tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Đó là cuốn tự điển sống của đạo Phật.
- Thứ hai nên tìm đọc bộ kinh Nikaya do Hòa Thượng Minh Châu chuyển ngữ từ Pali sang Việt ngữ.
Từ khi biết được Phật giáo và nghiên cứu (13) chúng tôi mới hiểu rõ bốn chân lý của Phật giáo là một sự thật của kiếp người.
Riêng cá nhân chúng tôi nhận xét và cũng như qua nhiều ý kiến của quý phật tử người hiểu biết về Phật giáo họ đều cho rằng trên thế gian này chỉ có giáo pháp của đức Phật độc nhất, vô nhị không có một giáo pháp nào của ngoại đạo so sánh hơn được. Vì giáo pháp của đức Phật là chân lý của nhân loại và những pháp tu hành rất gần gũi với con người nên được mọi người chấp nhận với lòng tin tuyệt đối.
Cho nên, bài pháp đầu tiên được đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như nghe, đó là bài pháp “Tứ Diệu Đế”.
Tứ Diệu Đế là một bài pháp xác định bốn sự thật của loài người rất khoa học. Nhờ đó (14) mà con người mới hiểu rõ: làm người luôn luôn lúc nào cũng thọ khổ. Khổ từ trong bụng mẹ, khổ khi xuất thai ra khỏi bụng mẹ, khổ từ tuổi còn bé thơ, khổ từ tuổi trưởng thành thanh niên, khổ từ tuổi trung niên, khổ từ tuổi già yếu suy nhược, và khổ trước khi chết. Tuy thọ khổ suốt thời gian dài một kiếp người như vậy, nhưng có mấy ai hiểu biết, vì thế cứ luôn luôn tạo ra biết bao nhiêu hành động ác và thiện để rồi tất cả hành động ác thiện đó trở thành những từ trường nghiệp.
Những từ trường nghiệp ấy lại tiếp tục tái sinh luân hồi, thành những con người mới. Những con người mới lại tiếp tục thọ khổ và tạo ra những từ trường nghiệp ác và thiện khác nữa và cứ như vậy tiếp tục tạo nghiệp để rồi tái sinh luân hồi mãi mãi không bao giờ (15) dứt.
Con người sống trên thế gian này không ai hiểu biết qui luật nghiệp tái sinh luân hồi này, nên hằng ngày sống thường tạo ra không biết bao nhiêu từ trường nghiệp khác nữa. Từ trường nghiệp ác của chúng sinh tạo ra và phóng xuất trùng trùng điệp điệp khắp nơi trong vũ trụ.
Có người cho rằng chết là hết, đó là tư tưởng duy vật biện chứng, với tư tưởng hiểu biết như vậy là chấp đoạn, vì thế mặc tình làm ác thường đem đến sự đau khổ cho mình cho người, thật là một tư tưởng thiếu sáng suốt, thiếu sự hiểu biết nên thường tự mình làm khổ mình và khổ cả thế gian. Còn những người chấp thường cho con người khi chết thì linh hồn tiếp tục đi tái sinh luân hồi, nhưng hỏi về linh (16) hồn là chất lượng gì, hình dạng ra sao thì không một người nào biết đâu trả lời, loanh quanh như những người mù rờ voi, thật là tội nghiệp. Bởi con người thường còn không phải là linh hồn mà sự thường còn của con người chỉ là những từ trường nghiệp mà thôi.
Bởi vậy, con người trên thế gian này còn nhiều điều chưa thông hiểu mà những điều ấy đang xảy ra xung quanh họ hằng ngày. Thế mà họ cứ tự mãn cho mình đã là người hiểu biết đủ rồi, chẳng cần phải học hỏi gì hơn nữa.
Do sự tự mãn đó mà con người trên thế gian này giống như người mù mà không biết mình mù. Cho nên “người ngu mà biết mình ngu là người có trí tuệ”, đó là tục ngữ của Việt Nam mà ông bà chúng ta thường nhắc đi nhắc (17) lại mãi.
Nếu không nhờ chân lý thư tư của đạo Phật thì làm sao con người hiểu biết nền đạo đức nhân bản – nhân quả. Nền đạo đức này mang lại cho họ có một phong cách sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là một lối sống hoàn toàn làm chủ mọi sự khổ đau của kiếp người.
Vì thế đạo Phật được gọi là đạo Giải Thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên đạo Phật được gọi là đạo Trí Tuệ.
Thiên đàng, Cực lạc đối với đạo Phật không phải là một thế giới siêu hình mà là một sự sống chung của mọi người trên thế gian này bằng cách đối xử nhau bằng tri kiến đạo đức nhân bản. Nhờ thế đạo Phật mới được gọi là chân lí của loài người. Chân lí của loài người (18) gồm có:
Chân lí thứ nhất là Khổ đế.
Chân lí thứ hai là Tập đế.
Chân lí thứ ba là Diệt đế.
Chân lí thứ tư là Đạo đế.
Trên thế gian này tất cả các tôn giáo khác không dám tự nhận giáo pháp của mình là chân lí, chỉ có đạo Phật mới dám dõng dạc tuyên bố bốn sự thật này trước nhân loại.
Do bốn sự thật này đã làm cho các tôn giáo khác đều rúng động, những tư tưởng thế giới siêu hình: Phật, Tiên, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Thần, Thánh, quỉ, ma v.v.. đã bị lộn đầu xuống đất.
Chúng ta muốn thông suốt bốn sự thật này (19) thì nên nghiên cứu và đọc kỹ bộ sách “Đạo Phật có đường lối riêng biệt không bị ảnh hưởng giáo pháp bất cứ một tôn giáo nào” thì quý vị sẽ rõ, nhất là bốn thánh định. Bốn thánh định nào của đạo Phật và bốn thánh định nào không phải của đạo Phật mà của ngoại đạo.
Thường các nhà học giả nghiên cứu Phật giáo họ không thể nào phân biệt được Tứ Thánh Định nào của Phật và Tứ Thánh Định nào của ngọai đạo. Nhất là kinh sách nào của Phật giáo và kinh sách nào của ngoại đạo. Cho nên bộ sách này sẽ làm kim chỉ nam, giúp họ tham khảo khiến họ hiểu biết không còn lệch lạc lời dạy của đức Phật nữa.
Sau cùng tôi xin cảm ơn quý vị đã chịu khó đọc bộ sách này, mong rằng nó sẽ đem lại (20) sự lợi ích cho quý vị trên đường nghiên cứu và tu tập theo Phật giáo.
Kính ghi,
Trưởng lão Thích Thông Lạc (21) (10)
Khi nghiên cứu về đạo Phật, các nhà học giả phần đông ai cũng ra công tìm hiểu TỨ DIỆU ĐẾ. TỨ DIỆU ĐẾ là pháp môn đầu tiên của đức Phật. Từ khi tu chứng đạo và đem pháp môn này ra dạy cho năm anh em Kiều Trần Như. Đó là chuyển pháp môn lần đầu tiên trong lịch sử của Phật giáo. Pháp môn này không có một tôn giáo nào trên hành tinh này có được. Ngài dám khẳng định về con người có bốn sự thật cần phải hiểu rõ. Nếu không hiểu rõ bốn sự thật này thì con người không bao giờ thoát ra mọi sự đau khổ của cuộc đời. (22)
Trước khi đem giáo pháp này ra dạy thì Ngài đã chọn những người nào đáng được nghe bài pháp đầu tiên nói về con người.
Sau khi quan sát Ngài thấy có năm anh em Kiều Trần Như đang tu hành trong núi gần bên Ngài. Vì thế bài pháp đầu tiên của Ngài được thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như nghe.
Bốn sự thật của con người mà đức Phật giảng dạy là bốn điều rất cần thiết cho con người. Vì vậy mọi người ai cũng cần phải thấu hiểu.
Từ xưa đến ngày nay đã có nhiều người nhưng chưa ai hiểu biết giáo pháp này, mặc dù đức Phật đã giảng nói cách đây 2550 năm. Bởi con người mãi chạy theo lòng dục lạc ham danh đắm lợi nên xem thường giáo pháp này, vì thế giáo pháp này đã biết dạng thành một pháp môn tha lực nên việc cầu cúng bái tế lễ càng ngày càng nhiều hơn nên mọi người phải chịu luân hồi trong sáu nẽo khổ đau không sao kể siết. Nếu không thấu hiểu bốn sự thật này thì con người sống trong đau khổ mà cứ mãi chịu trong đau khổ.
Đức Phật người đã thấy biết bốn sự thật này rất rõ ràng nên muốn giúp cho con người thấu hiểu và nhờ biết rõ ràng thân phận của mình có bốn sự thật.
(23)Trong bốn sự thật có sự thật thứ tư là phương pháp chỉ thẳng đường lối tu tập làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người là sinh, già, bệnh, chết.
Đạo Phật bắt đầu tu tập từ chỗ khổ đau đến chấm dứt khổ đau; tức là bắt đầu tu tập bằng cách triển khai tri kiến giải thoát, nhờ có triển khai tri kiến hiểu biết nên mới có cách thức ly dục ly bất thiện pháp.
Hằng ngày dùng tri kiến giải thoát nên việc xả các chướng ngại pháp rất dễ dàng. Chính nhờ xả chướng ngại pháp dễ dàng nên việc bảo vệ tâm bất động không còn khó khăn nữa.
Sau khi giữ gìn tâm bất động được trọn vẹn thì tâm luôn luôn bám sát trên Tứ Niệm Xứ, thời gian suốt bảy ngày đêm thì tâm có đủ đạo lực làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Khi tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự tức là tâm thanh tịnh. Khi tâm đã thanh tịnh thì tâm nhập Tứ Thánh Định rất dễ dàng không còn khó khăn và mệt nhọc nữa. Do nhờ tu tập đúng như vậy nên từ phàm phu đến chứng quả thánh dễ như trở bàn tay. (24)
--o0o--
Khi nghiên cứu chúng ta phải bắt đầu từ chân lí thứ nhất. Chân lí thứ nhất đã xác định con người là một khối đau khổ, điều này không ai dám phủ nhận được.
Cho nên con người khổ đau từ lúc nằm trong bụng mẹ cho đến khi chết rồi lại tiếp tục tái sinh vào bụng mẹ nữa và như vậy sự khổ đau mãi mãi không bao giờ dứt từ đời này kế tiếp đời khác như một vòng tròn khổ đau không có lối thoát ra.
Nhưng may mắn thay chúng ta đã nhờ ơn đức Phật, Người chỉ dạy đường lối tu tập để con người thoát ra khỏi vòng tròn đau khổ này. Nhưng có mấy ai đã hiểu biết như vậy và cố gắng thoát ra (25) khỏi vòng tròn đau khổ. Con người ai cũng sợ khổ, ai cũng muốn thoát khổ, những họ không muốn lìa dục, không muốn xa ác pháp. Vì thế họ luôn luôn cứ làm ác sống trong ác thường làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh.
Dục chính là nguyên nhân sinh ra muôn vạn sự đau khổ, vì thế con người tu tập thì có tu tập mà cứ mãi mê ôm dục khư khư trong lòng không muốn lìa dục. Tu như vậy làm sao giải thoát được hỡi quý vị?
Tu mãi không đạt được kết quả giải thoát rồi cho đó là con đường của đạo Phật khó tu. Sự thật con đường giải thoát của đạo Phật không phải khó tu mà khó hay dễ đều là do con người, nếu những ai muốn thoát khổ thì tu hành rất dễ dàng thoát khổ, họ chỉ cần ly dục ly ác pháp trong tâm của mình thì ngay đó là có giải thoát liền, chứ đâu phải ngồi lim dim như con cóc không niệm khởi như Thiền Tông Trung Quốc.
Cho nên những ai không muốn sống ly dục ly ác pháp là những người còn ham muốn sống trong đau khổ. Những người còn ham muốn sống trong dục thì rất khó tu tập theo đường lối của đạo Phật, dù có tu tập cũng không giải thoát. Bởi chính họ còn ưa thích dục.
Chân lí thứ nhất đức Phật đã xác định rõ ràng con người là một khối đau khổ như trên đã nói. (26) Nếu người nào còn thích sống trong đau khổ, không muốn buông bỏ mọi sự đau khổ thì con đường đạo Phật họ không thể đi được. Và như vậy dù đạo Phật có đến với họ vẫn là vô ích.
Có người hỏi:
Con người là một khối khổ như thế nào xin chỉ rõ cho chúng con hiểu?
Xin quý vị hãy lắng nghe:
Cái khổ thứ nhất: Thân con người là một khối khổ. Khổ từ khi còn nằm trong bụng mẹ, còn là một bào thai.
Bụng mẹ giống như một nhà tù và chỗ thai nhi nằm như một chuồng cọp trong nhà tù rất chật chội, vì vậy thai nhi xoay trở rất khó khăn, nhất là nơi thai nhi nằm toàn là nước nhờn nhớt bẩn thỉu uế trược. Đó là nơi bất tịnh nhất trên trần gian này thế mà con người trước khi sinh ra không ai tránh khỏi bị giam mình trong ao tù bất tịnh này, đó là cái khổ thứ nhất.
Cái khổ thứ hai: Khi xuất thai phải chui qua một cái cửa quá chật hẹp, thân người phải kéo nhẳn dài ra và nhờ người đỡ đẻ (bà mụ) kéo ra, cho nên khi qua cửa này đau đớn vô cùng một còn mười mất. Đó là cái khổ thứ hai.
Cái khổ thứ ba: Khi ra khỏi bụng mẹ, miệng mũi đều đầy nhớt nhao nên bà đỡ phải móc miệng (27), mũi làm cho sạch đờm nhớt nên rất đau khổ, thai nhi la khóc thét lên. Đó là cái khổ thứ ba.
Cái khổ thứ tư: Cơ thể chưa giao tiếp khí hậu bên ngoài nên người lạnh run rất là khổ sở. Đó là cái khổ thứ tư.
Cái khổ thứ năm: Cơ thể mới sinh ra giống như một cục thịt để đâu nằm đó nên bài tiết một chỗ, cơ thể nằm trên nước tiểu và phân chính của mình rất là hôi thối vì vậy ngứa ngáy rất khổ sở. Đó là cái khổ thứ năm.
Cái khổ thứ sáu: Cơ thể mới sinh ra giống như một cục thịt không lăn lộn trườn bò được nên bị mõi và đau nhức khó chịu. Đó là cái khổ thứ sáu.
Cái khổ thứ bảy: Khi cơ thể trườn bò được, nếu không người trông nôm thì khi trườn bò trên giường ván thường bị rơi xuống đất nên đau đớn vô cùng. Đó là cái khổ thứ bảy.
Cái khổ thứ tám: Khi cơ thể mới biết đứng thì đứng lên té xuống liên tục mà mỗi lần té là đau đớn. Đó là cái khổ thứ tám.
Cái khổ thứ chín: Khi cơ thể mới biết đi, đi được vài bước liền té và mỗi lần té đều bị đau đớn khổ sở. Đó là cái khổ thứ chín. (28)
Cái khổ thứ mười: Mỗi lần mọc răng là cơ thể bị bệnh nóng sốt bất an khó chịu. Đó là cái khổ thứ mười.
Cái khổ thứ 11: Cơ thể sinh ra bị tật quyền tay chân không bình thường hoặc mù mắt. Đó là cái khổ thứ mười một.
Cái khổ thứ 12: Trí óc đần độn ngu si, không nhớ thường quên trước quên sau, nên không được đến trường học hành. Đó là cái khổ thứ mười hai.
Cái khổ thứ 13: Ham chơi không thuộc bài bị thầy cô giáo đánh phạt. Đó là cái khổ thứ mười ba.
Cái khổ thứ 14: Theo bạn hư thân mất nết sinh ra trộm cắp đánh nhau nên bị tù tội. Đó là cái khổ thứ mười bốn.
Cái khổ thứ 15: Khi lập gia đình hai vợ chồng thường hay cãi vã đánh nhau. Đó là cái khổ thứ mười lăm.
Cái khổ thứ 16: Vợ chồng sinh con đẻ cái phải nuôi bồng ẵm. Đó là cái khổ thứ mười sáu.
Cái khổ thứ 17: Khi con cái bệnh đau phải cho uống thuốc ăn cháo, đi bác sĩ, đôi khi phải ở lại bệnh viện. Đó là cái khổ thứ mười bảy. (29)
Cái khổ thứ 18: Cơ thể già yếu đi đứng không vững vàng thường run rẩy. Đó là cái khổ thứ mười tám.
Cái khổ thứ 19: Không tự ăn uống được, con cái phải đút từng muổng cơm hay cháo. Đó là cái khổ thứ mười chín.
Cái khổ thứ 20: Khi cơ thể sắp chết không chỗ nào không đau nhức. Đó là cái khổ thứ hai mươi.
Trên đây là 20 cái khổ khi có thân người, cho nên đức Phật dạy làm người khổ, chỉ khi nào chấm dứt không còn làm người, làm chúng sinh nữa thì mới hết khổ.
Nhưng muốn chấm dứt làm người, làm chúng sinh thì phải làm sao?
Phải theo đường lối Bát Chánh Đạo của Phật giáo tu tập thì mới chấm đứt mọi khổ đau này. Vậy xin mời quý vị hãy nghiên cứu tập sách “PHẬT GIÁO CÓ ĐƯỜNG LỐI RIÊNG KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG BẤT CỨ MỘT GIÁO PHÁP NÀO CỦA NGOẠI ĐẠO” thì sẽ rõ. (30)
--o0o--
TRÀNG GIANG
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Huy Cận (31)
Tập đế là đế thứ hai trong bốn đế mà đức Phật đã xác định. Đó là nguyên nhân sinh ra muôn sự đau khổ của con người trên hành tinh này. Vậy nguyên nhân sinh ra đau khổ con người trên hành tinh này như thế nào?
Tập đế là lòng tham muốn của con người. Vậy làm người có ai không có lòng tham muốn không?
Không ai dám bảo rằng: Con người không có lòng tham muốn. Cho nên con người ai cũng có lòng tham muốn cả, tham muốn nhiều hay tham ít mà thôi, nhưng làm con người bảo rằng không tham muốn là sai không đúng. Chính vì lòng tham muốn mà con người phải chịu khổ vô (32) vàn cay đắng. Bởi gốc khổ của con người là lòng tham muốn. Cho nên đức Phật dạy: lòng tham muốn của con người là nguyên nhân sinh ra muôn sự khổ đau. Lòng ham muốn ấy là một sự thật, nó là bản chất của của con người, khi còn ở trong bụng mẹ nên đức Phật gọi nó là chân lý thứ hai.
Con người sinh ra từ nghiệp, nhưng chủ động để đi tái sinh là DỤC, dục tức là lòng tham muốn của con người. Cho nên đạo Phật là đạo diệt dục, người còn lòng dục thì không thể tu theo đạo Phật.
Thường mọi người ngồi im lặng bất động thì tâm hay lăng xăng nghĩ ngợi điều này thế kia, đó là do lòng dục của con người. Bởi vậy Phật dạy: người mới tu tập phải dùng tri kiến giải thoát để hằng ngày ly dục ly bất thiện pháp. Ly dục ly bất thiện pháp là thấy ngay có giải thoát liền. Quý vị cứ làm thử xem có đúng như vậy không?
Người nào siêng năng trong từng phút, từng giây ly dục ly bất thiện pháp thì người ấy luôn luôn ở trong tâm bất động. Tâm luôn luôn bất động là chứng đạo. Cho nên chứng đạo của Phật giáo đâu phải khó khăn, nếu biết cách tu tập thì chứng đạo một cách rất dễ dàng.
Ở đời người ta thường bảo lòng ham muốn của con người là túi tham không đáy, đúng vậy, lòng ham muốn của con người tham biết bao nhiêu (33) cũng không hết ham muốn. Có cái này thì ham muốn cái khác:
1- Ham muốn ăn, món ăn này món ăn khác, tham muốn ăn thứ này đến thứ khác cho nên thức ăn ngày ngày người ta chế biến đủ loại. Bước vô gian hàng buôn bán thực phẩm không biết bao nhiêu mặt hàng ăn uống.
2- Ham muốn mặc quần này áo kia. Cho nên bước vào cửa hàng buôn bán quần áo thì mặt hàng may mặc đủ loại, đủ màu sắc và bông hoa đủ kiểu.
3- Ham muốn nhà ở có nhà này thì ham muốn nhà khác. Nhà vừa cất xong khi thấy nhà người khác sang đẹp hơn thì lại sinh tâm ham muốn. Bởi vậy sự ham muốn biết sao cho vừa lòng ham muốn. Chính lòng ham muốn không biết dừng thì sự khổ đau sẽ không bao giờ dứt.
4- Ham muốn danh làm ông này bà kia. Khi làm được ông này bà kia thì lại ham muốn làm ông bà lớn hơn nữa. Cho nên lòng ham muốn không bao giờ cùng.
5- Ham muốn lợi của cải tài sản tiền bạc nhiều bao nhiêu cũng không đủ. Có một trăm thì muốn có một triệu khi có một triệu thì lại ham muốn có một tỷ. Đó là lòng ham muốn không bao giờ đủ.
6- Ham muốn dâm dục bao nhiêu vợ cũng không đủ. Khi có bà này thì lại muốn bà kia. Cho (34) nên gặp phụ nữ thì nhìn ngó say mê không bao giờ buông bỏ được.
7- Ham muốn nhậu nhẹt rượu chè say xỉn không bao giờ biết dừng. Do đó con người rượu chè say xỉn trở thành kẻ giết người một cách dễ dàng. Trong xã hội ngày xưa cũng như ngày nay biết bao nhiêu người say xỉn giết người không gớm tay.
8- Ham muốn xe cộ có xe này đòi xe khác. Trong nhà năm ba chiếc xe mà còn muốn xe khác nữa.
9- Ham muốn đi chơi du ngoạn nơi này nơi khác. Đi không biết bao nhiêu chỗ mà vẫn còn muốn đi.
10- Ham muốn có nhiều người phục vụ làm tay sai lính hầu người hạ, thế mà chưa vừa còn muốn mọi người phục dịch mình nhiều hơn nữa.
11- Ham muốn mình là con người có tài có đức hơn người, nhưng khi có tài có đức thì lại muốn hơn nữa. Thật là lòng ham muốn biết sao cho vừa, cho đủ.
12- Ham muốn làm thầy thiên hạ. Muốn ai cũng tôn xung mình là thầy v.v.. Cho nên tu (35)hành chưa làm chủ sinh, già, bệnh, chết mà đã rời bỏ chỗ ẩn cư tu hành để tiếp xúc Phật tử lập chùa to Phật lớn làm trụ trì ngôi chùa này, tịnh xá kia, niệm Phật đường nọ. (36)
--o0o--
Diệt đế: Là một trạng thái tâm VÔ LẬU. Tâm vô lậu có nghĩa là tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Khi thân tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa là tâm đã giải thoát.
DIỆT ĐẾ có nghĩa là diệt hết mọi sự khổ đau, tức là diệt tận gốc đau khổ. Trạng thái chấm dứt mọi khổ đau, đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự là một sự thật. Vì mọi người dù chưa tu tập một pháp môn nào cả nhưng vẫn có trạng thái tâm này, nếu chúng ta cứ ngồi lại im lặng và lắng nghe sẽ nhận ra liền tâm bất động đó, mặc dù tâm bất động chỉ hiện tiền trong một phút giây rồi bị (37) các niệm lăng xăng hiện ra làm mất tâm bất động đó.
Tâm VÔ LẬU này là một sự thật của con người nên đức Phật gọi nó là chân lí thứ ba trong đạo Phật.
Chân lý thứ ba của Phật giáo là một sự thật nên đức Phật chỉ thẳng cho chúng ta biết để hộ trì và bảo vệ chân lý này.
Một chân lý để giúp con người thoát ra khỏi con đường đầy đau khổ, để giúp con người chấm dứt luân hồi và không còn đi tái sinh nữa.
Sau khi nghiên cứu kỹ về chân lý thứ ba của Phật giáo chúng tôi mới thấy đạo Phật rất tuyệt vời với cái tên là ĐẠO GIẢI THOÁT.
Đúng vậy, nếu ai biết giữ gìn và bảo vệ chân lý này thì giải thoát ngay liền tại chỗ không phải cần có thời gian tu tập.
Xin quý vị vui lòng lắng nghe chúng tôi chỉ thẳng cho quý vị nhận ngay liền chân lý thứ ba không có khó khăn, nhất là không cần phải tu tập mà quý vị vẫn nhận ra chân lý một cách dễ dàng. Bởi chân lý không phải bên ngoài quý vị mà nó là tâm quý vị.
Bây giờ xin quý vị ngồi im lặng rồi lắng nghe tâm của quý vị hiện ra một trạng thái “bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”. Trạng thái đó là chân lý thứ ba.
Khi nhận ra chân (38) lý thứ ba rồi chúng ta mới thấy sự giải thoát của Phật giáo là chân thật không dối người, không dối mình.
Khi nhận ra chân lý thứ ba, nếu ai muốn được giải thoát thì cố gắng giữ gìn và bảo vệ chân lý đó thì thân tâm không còn đau khổ nữa.
Khi nhận ra chân lý thứ ba mà xem thường không năng nổ chuyên cần siêng năng tu tập bảo vệ và giữ gìn thì cuộc sống luôn luôn đau khổ như một người chưa biết đạo.
Chúng tôi xin nhắc lại quý vị chân lý thứ ba rất quan trọng trong sự tu tập đi trên đường giải thoát.
Người nào muốn cầu giải thoát thì chỉ cần nhận ra chân lý này, khi nhận ra chân lý này chỉ cần biết sống với nó là chứng đạo. Cho nên chứng đạo của Phật rất đơn giản, dễ dàng không mấy khó khăn chút nào cả.
Bởi vậy chúng ta đến với đạo Phật là đến với sự giải thoát ngay liền không phải chờ tu tập năm hay mười năm.
Quý vị cứ nghe chúng tôi nói quý vị cứ làm thử xem thì sẽ thấy ngay liền giải thoát. (39)
--o0o--
NÚI ĐÁ SỪNG SỮNG
Núi kia ai dựng nên cao
Đất kia ai đã khéo đào thành sông (40)
Đạo đế là một chương trình giáo dục đào tạo người tu chứng quả VÔ LẬU. Nó có tên riêng gọi là BÁT CHÁNH ĐẠO tức là tám lớp tu học. Tám lớp tu học như sau:
1- Chánh kiến
2- Chánh tư duy
3- Chánh ngữ
4- Chánh nghiệp
5- Chánh mạng
6- Chánh tinh tấn
7- Chánh niệm
8- Chánh định (41)
Tám lớp tu học này được phân chia ra làm ba cấp như sau:
Cấp 1 tu học giới luật gồm có năm lớp, từ lớp Chánh kiến đến lớp Chánh mạng.
Cấp 2 tu học thiền định gồm có hai lớp, từ lớp Chánh tinh tấn đến lớp Chánh Niệm.
Cấp 3 tu học tuệ Tam Minh gồm có một lớp Chánh định.
Như trên đã trình bày, ĐẠO ĐẾ là một chương trình giáo dục đào tạo những bậc tu chứng thánh quả A La Hán. Đó là một sự thật chớ không dùng lời dối người.
Xin quý vị đừng nghĩ quả A La Hán là cao siêu vi diệu, nó chỉ là một trạng thái tâm vô lậu. Cho nên người tu chứng quả A La Hán không khác vì mọi người, nhưng tâm họ thì khác hơn, vì họ không còn ham muốn bất cứ một vật gì trên thế gian này nhất là họ không phiền giận bất cứ một người nào. Tất cả ác pháp đến với họ không còn làm cho họ giao động tâm, họ sống rất thanh thản, an lạc và vô sự, lúc nào cũng có một niềm vui trong lòng, nhất là thể hiện nụ cười qua khóe mắt, trên môi.
Chân lí thứ tư của Phật giáo, là một sự thật. Vì thế những pháp môn nào tu học không ở trong chân lý thứ tư tức là ngoài chương trình giáo dục (42) đào tạo của Bát Chánh Đạo này là pháp môn của ngoại đạo.
Xin quý vị lưu ý, ngày nay giáo pháp của đức Phật đã bị pha trộn rất nhiều giáo pháp của ngoại đạo, nếu quý vị không cẩn thận sẽ rơi vào các pháp tưởng giải của các vị tổ sư thiền Đông Độ Trung Quốc. Các Ngài tu hành chưa đến nơi đến chốn, vì danh lợi mà đem ra dạy người tu tập nhưng kết quả chẳng đi đến đâu thành ra vô tình mà lừa đảo người khác.
Như quý vị ai cũng biết Đại Thừa dạy tu tập nhất tâm bất loạn, còn thiền tông dạy biết vọng liền buông. Xét cách thức tu tập của các pháp này rõ ràng là ức chế ý thức, trong khi đức Phật dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Thế mà Đại Thừa và Thiền Tông lại dạy ngược lời của đức Phật và bảo rằng đó là lời dạy vô ngôn của Phật “Niêm hoa vi tiếu”. Vậy chúng ta tu theo Phật nên tin Phật hay tin các tổ sư Trung Quốc?
Từ khi Phật giáo Trung Quốc truyền sang qua Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam không còn Phật giáo Việt Nam nữa, những việc cúng bái tế lễ đến những việc tu tập thiền định đều rập khuôn theo Phật giáo Trung Quốc. Vậy mà các tu sĩ Phật giáo Việt Nam lại hãnh diện. (43)
--o0o--
Những pháp môn tu học hiện giờ của Phật giáo được pha trộn rất nhiều giáo pháp của ngoại đạo như kinh Pháp Hoa dạy:
“Dù cho tạo tội hơn núi cả
Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”
Đó là kinh sách ngoại đạo lừa đảo phật tử thứ nhất. Kinh nói dối: “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”. Làm gì có chuyện tạo tội ác làm khổ người mà tụng kinh hết tội bao giờ, chỉ có những người phật tử ngu ngốc mới tin những lời dạy như vậy. Trong khi đức Phật (44) dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, Ta không cứu khổ các con được”. Thế mà ở đây chỉ có tụng kinh Pháp Hoa vài ba hàng là tội ác như núi sẽ tiêu tan.
Như vậy chúng ta tự hỏi có một người trộm cắp, cướp của giết người chỉ có về nhà ngồi tụng niệm vài ba câu kinh Pháp Hoa thì công an không bao giờ bắt vào tù, nếu công an không bắt giam những kẻ trộm cướp của giết như vậy thì thế gian này sẽ ra sao?
Quý vị cứ suy ngẫm đi. Nếu Nhà nước không đặt ra pháp luật bắt giam cầm những kẻ làm ác gây rối trật tự an ninh thì xã hội này ra sao? Nếu ai cũng tụng kinh Pháp Hoa rồi mặc tình đi làm ác gây ra đau khổ cho muôn người mà không có pháp luật trừng trị thì Đất nước đó là Đất nước loạn chớ không phải là một Đất nước thanh bình.
Do trộm cắp cướp của giết người mà có chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ thì còn ai dám bắt họ phải không quý vị?
Nếu có sự gia hộ như vậy thì ai cũng muốn đi ăn trộm, ăn cướp giết người để làm giàu sung sướng hơn, chớ đi ra làm kiếm từng đồng từng cắc quá vất vả. Tục ngữ dân gian có câu: “Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm”. Ba năm làm vất vả khổ sở vô cùng mới có được một số tiền như vậy, thế mà chỉ mới bằng người đi ăn trộm trong một (45) đêm, thì thật là làm nghề ăn trộm sung sướng biết mấy. Phải không thưa quý vị?
Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì thế gian này toàn là những người ăn trộm thì xã hội này sẽ còn gì? Rồi đây con người hiền lương sống sẽ ra sao?
Người ta cứ dựa vào kinh Pháp Hoa “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, kinh Đại Thừa dạy câu này làm cho những người sống có đạo đức trong xã hội họ chẳng còn lòng tin vào những kinh sách này.
Chỉ cần cầu cúng tụng niệm kinh Pháp Hoa rồi đi ăn trộm, ăn cướp thì sẽ có chư Phật, chư vị Bồ Tát của Đại Thừa sẽ gia hộ thì bao nhiêu tội ác giết người cướp của như núi như non sẽ đều bị diệt trừ không còn một chút khổ ách nào đến với họ.
Cho nên kinh Pháp hoa là một loại kinh dung túng những kẻ làm ác quý vị có thấy không?
Kinh Vô Lượng Quang, kinh Di Đà, Kinh Kim Cang Bát Nhã, kinh tâm kinh bát nhã Ba La Mật, kinh Đại Bát Nhã, kinh Thập Vương, Kinh Pháp Bảo Đàn, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Hồng Danh, Kinh Vu Lan Bồn v.v.., tất cả những kinh sách trên đây là những kinh sách tưởng do các vị tổ sư Trung Quốc ngồi trong mát ăn bát vàng viết ra để moi tiền phật tử. Nhất là những phật tử bị lừa đảo thì tốn công sức và tiền của rất nhiều trong (46) việc tụng niệm, cầu cúng và bỏ tiền ra in những loại kinh sách này bày bán khắp nơi. Trong các chùa Đại Thừa và Thiền Viện đều có cửa hàng buôn bán những loại kinh sách này.
Những loại kinh sách này hiện giờ được in ra và phổ biết rất nhiều, khắp mọi nơi, nhất là tiếng Việt còn chữ Hán thì chỉ có trong các chùa cổ xưa, nếu chùa nào không có những bộ kinh sách này bằng chữ Hán thì được xem là chùa mới cất sau này.
Đem những kinh sách này áp dụng vào sự tu tập thì bị ức chế tâm, rơi vào các trạng thái tưởng, còn không tu tập những pháp này thì lại tụng kinh, niệm chú, cầu tha lực chư Phật, chư Bồ Tát thì lại rơi vào mê tín, lạc hậu, mù quáng. Kinh sách tai hại như vậy xin quý Phật tử lưu ý:
Do lòng ham tu cầu giải thoát mà không đúng lời dạy của đức Phật nên quý vị phải gánh chịu những hậu quả của nó. Bởi nhân nào quả nấy, cho nên trước khi tu theo Phật giáo quý vị nên chọn một vị Thầy đã tu hành làm chủ sinh, già, bệnh, chết, rồi luôn luôn thân cận bên người thưa hỏi cho kỹ lưỡng những pháp tu hành rồi sau mới tu tập chớ đừng vội nghe đâu tu đó thì rất nguy hiểm.
Kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông là kinh sách Phật giáo mà tư tưởng của (47)người Trung Quốc. Vậy quý vị cần nên cảnh giác, những kinh sách này sẽ không giúp quý vị đạt được cứu cánh niết bàn. Nó toàn là những kinh sách tư tưởng Khổng Giáo và Lão Giáo của người Trung Quốc.
Như quý vị đều biết phần nhiều kinh sách này là do kiến tưởng giải của các Tổ Trung Quốc viết ra. Các Tổ Trung Quốc là những người không có kinh nghiệm tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết, nên sản sinh ra các loại pháp môn BIẾT VỌNG LIỀN BUÔNG, CHẲNG NIỆM THIỆN, NIỆM ÁC BẢN LAI DIỆN MỤC HIỆN TIỀN và KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, còn kinh Kim Cang Đại Thừa dạy: “ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM”. Đó toàn là những pháp môn ức chế ý thức, khiến cho ý thức không còn khởi niệm. Trong khi đức Phật dạy: “Ý DẪN ĐẦU CÁC PHÁP”. Vậy kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông dạy diệt ý thức thì còn ý thức ở đâu mà dẫn các pháp. Như vậy kinh sách của các Tổ sư Trung Quốc và những lời Phật dạy trong kinh sách nguyên thủy thì rõ ràng là hai đường lối tu tập khác nhau mà còn trái nhau một trời một vực.
Do sự sai khác của những loại kinh sách này người đời thường gọi là kinh sách này là kinh sách phát triển. Khi nói đến kinh sách phát triển là người ta biết ngay kinh này do người sau biên soạn rồi gán (48) danh Phật thuyết để dễ lừa đảo những người khác.
Khi chúng ta bắt đầu đọc những kinh này thì câu rao hàng đầu tiên như sau để đánh lạc hướng mọi người lầm tưởng kinh sách này là Phật thuyết. Đó là một lý do các tổ sư Trung Quốc sợ người ta phát giác những kinh giả hiệu nên mới dùng những câu này để lường gạt những người dễ tin chớ làm sao gạt những người tu chứng được.
“NHƯ THỊ NGÃ VĂN NHẤT THỜI PHẬT XÁ VỆ QUỐC, KỲ THỌ CẤP CÔ ĐỘC VIÊN GIỮ KỲ ĐÀ…”, xét tận cùng chúng ta thấy rất rõ những kinh sách này không nằm trong BÁT CHÁNH ĐẠO. Và như vậy nó là giáo pháp của ngoại đạo dán nhãn hiệu ĐẠO PHẬT để đánh lừa phật tử, xin quý phật tử hãy lưu ý để tránh những tà pháp này.
Đạo Phật có những pháp môn riêng biệt độc lập một mình, không giống bất cứ một pháp môn nào của ngoại đạo nên ngoại đạo muốn lồng pháp môn của mình vào giáo pháp của đạo Phật rất khó, vì người nào tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết được thì họ đều phát hiện ra những pháp môn của ngoại đạo.
Như hiện giờ chúng tôi đang vạch trần, lật tẩy sự giả dối của của kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông Trung Quốc mạo nhận là của Phật giáo làm cho mọi người phát hiện sự mạo nhận Phật giáo một (49) cách dễ dàng. Chúng tôi đem ví dụ để quý vị dễ hiểu: Một đoàn bò đang ăn cỏ trên một cánh đồng thì ai cũng thấy toàn là bò, nhưng trong đoàn bò lại có hai con dê, như vậy quý vị có nhận ra hai con dê không?
Bò khác dê thì làm sao dê giống bò được phải không quý vị?
Cho nên những con dê dễ bị phát hiện giữa bầy bò mà ai thấy biết cũng dễ dàng.
Kinh sách Đại thừa và kinh sách Thiền Tông cũng vậy, nhìn vào là người ta nhận ngay ra liền. Đâu là kinh sách Bát Chánh Đạo của Phật giáo và đâu là kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông của các Tổ sư Trung Quốc. Cho nên hai loại kinh sách này không thể lường gạt ai được. Vì giáo pháp của Phật giáo có tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng là BÁT CHÁNH ĐẠO, còn kinh sách của các tổ thì không có.
Cho nên chúng ta cứ dựa vào BÁT CHÁNH ĐẠO thì giáo pháp nào của ngoại đạo cũng lộ tẩy mặt thật của nó ra.
Bốn thiền của ngoại đạo và bốn thiền của đạo Phật khác xa nhau từ cách tu tập đến cách nhập định. Muốn nhập bốn thiền của đạo Phật thì phải tu tập các pháp: Giới luật, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ. Sau khi tu tập xong Tứ Niệm Xứ thì mới nhập được Bốn Thiền để nhập các định thì (50) ngoại đạo không có, cho đến cách nhập bốn định này thì ngoại đạo cũng không có.
Tuy tên bốn thiền có giống nhau nhưng cách thức tu tập thì không giống nhau. Vì chỗ này người ta dễ lầm lạc Tứ Thiền của Phật và Tứ Thiền của ngoại đạo là một.
Hiểu như vậy là hiểu sai, hiểu không đúng, vì Tứ Thiền của Phật giáo bắt đầu tu tập bằng cách ly dục ly bất thiện pháp trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN, ngoại đạo không có pháp môn này. Sau khi Tứ Chánh Cần tu tập xong thì tâm quý vị sẽ BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Khi tâm được ở trong trạng thái này thì quí vị sẽ tu tập TỨ NIỆM XỨ. Sau khi tu tập Tứ Niệm Xứ bảy ngày đêm chuyên ròng tâm BẤT ĐỘNG thì lúc bấy giờ TỨ THẦN TÚC xuất hiện nơi thân tâm của quý vị. Nhờ có Tứ Thần Túc quý vị mới nhập được TỨ THÁNH ĐỊNH, nếu không có Tứ Thần Túc thì Tứ Thánh Định chỉ đứng ngoài cửa chớ không thể nếm được mùi vị thiền định của Phật giáo. Phần này ngoại đạo không bao giờ biết, vì thế chúng cứ ức chế ý thức để không còn niệm khởi là thành tựu. Thành tựu như kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông “VÔ PHÂN BIỆT”. Những người tu theo pháp môn này chỉ trở thành những người loạn thần kinh, không mặc quần áo đi ngoài (51) đường phố nơi đông người thì quý vị nghĩ sao về những người này? Họ có phải là những người loạn thần kinh sao?
Phần này chúng tôi sẽ giải rõ để giúp cho quý vị hiểu biết một cách tường tận Tứ Thánh Định của Phật giáo và Tứ Thánh Định của ngoại đạo. (52)
--o0o--
Lúc bấy giờ đức Phật còn bé theo vua cha đi dự lễ hạ điền. Theo phong tục ngày xưa lễ hạ điền là buổi lễ tổ chức rất long trọng do nhà vua và nhân dân tổ chức để nhà vua là người xuống ruộng cày đầu tiên, khiến cho một năm mưa thuận gió hòa. Lúc bấy giờ đức Phật ngồi dưới cây hồng táo để tránh nắng, nhưng lại tu tập ly dục ly ác pháp để nhập Sơ Thiền.
Sơ thiền này chắc chắn là Sơ thiền của ngoại đạo, vì lúc bấy giờ đức Phật còn là một cháu bé ngây thơ chỉ bắt chước người lớn như vua cha và các quan trong triều được lục sư ngoại đạo dạy tu (53) tập bốn thiền.
Do tư duy điều này chín chắn nên chúng tôi xác định bốn thiền này của ngoại đạo, vì lúc bấy giờ đức Phật chưa tu chứng đạo vì thế không thể gọi Bốn Thiền này là của đạo Phật. Bốn thiền này là của Lục sư trong thời đức Phật, xin quý vị phật tử cần lưu ý và quan tâm đến những điểm sai khác nhau trong bốn thiền này của ngoại đạo và của Phật giáo mà chúng tôi chỉ rõ để quý vị hiểu biết tường tận pháp nào đúng và pháp nào sai, pháp nào của Phật giáo và pháp nào của ngoại đạo.
Những học giả nghiên cứu đọc đến đoạn kinh này thì phải xem xét cho kỹ thì Sơ thiền của ngoại đạo và Sơ thiền của đức Phật là hai pháp môn chớ không phải một pháp môn, đừng nghe tên Sơ Thiền thì cho cả hai pháp này là một.
Sơ Thiền của ngoại đạo cũng bảo ly dục ly ác pháp mới nhập Sơ thiền và Sơ thiền của Phật giáo cũng bảo như vậy, nhưng ly dục ly ác pháp có nhiều cách.
Sơ thiền của ngoại đạo ly dục ly bất thiện pháp bằng cách tu tập ức chế ý thức không cho ý thức khởi niệm. Khi ý thức không khởi niệm thì cho đó là nhập Sơ Thiền. Đó là một sự sai khác về cách thức tu tập không giống nhau chút nào cả.
Sơ thiền của Phật tu tập cũng gọi ly dục ly bất thiện pháp, nhưng cách thức ly dục ly bất (54) thiện pháp không giống như Sơ Thiền của ngoại đạo. Bởi ly dục ly bất thiện pháp của Phật là phải bắt đầu sống đúng giới luật của Phật đã dạy, nếu giới luật chưa sống đúng thì dù tu như thế nào cũng không ly dục ly bất thiện pháp.
Cho nên người ta không hiểu biết vì không ai hướng dẫn chỉ dạy những sự sai khác trong tu tập Sơ Thiền của Phật giáo và của ngoại đạo. Người ta đâu hiểu rằng Sơ thiền của Phật và Sơ thiền của ngoại đạo là hai pháp môn và cách thức tu tập cũng khác xa như chúng tôi đã nói ở trên.
Như chúng tôi đã nói ở trên bắt đầu tu tập Sơ Thiền của Phật giáo là phải sống đúng giới luật. Khi sống đúng giới luật là đã ly dục ly ác pháp phần thô.
Khi dục và ác pháp phần thô đã ly thì giới luật mới sống nghiêm chỉnh, còn giới luật chưa sống đúng nghiêm chỉnh thì dục và ác pháp thô chưa ly. Dục và ác pháp thô chưa ly thì dù tu pháp môn nào cũng bị ức chế ý thức hết. Chính chỗ này là điều quan trong mà quý vị phật tử cần nên lưu ý, nếu không lưu ý những điều quan trọng này dù quý vị có ham tu cũng chỉ uổng công mà thôi.
Như chúng tôi đã nói muốn ly dục ly bất thiện pháp thì quý vị nên lấy giới luật làm pháp đầu tiên rồi kế đó mới tu tập pháp môn TỨ CHÁNH (55) CẦN, ngăn ác diệt ác pháp sinh thiện tăng trưởng pháp. Đây là pháp thứ hai trong khi tu tập ly dục ly bất thiện và như vậy Sơ Thiền của ngoại không có pháp môn này có đúng như vậy không thưa quý vị?
Khi tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN, do ngăn ác và diệt các ác pháp nên tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự, vì thế tâm luôn luôn bám trên TỨ NIỆM XỨ, tu tập đến đây pháp nhập Sơ Thiền của ngoại đạo cũng không có. Như vậy chúng ta thấy Sơ Thiền của ngoại đạo và Sơ Thiền của Phật không giống nhau quá rõ ràng.
Khi tâm bám trên TỨ NIỆM XỨ bảy ngày đêm thì tâm có đủ đạo lực. Đạo lực đó gọi là TỨ THẦN TÚC, Tứ Thần Túc gồm có:
Tinh Tấn Như Ý Túc.
Định Như Ý Túc.
Tuệ Như Ý Túc.
Dục Như Ý Túc.
Tu tập đến đây hành giả có Định Như Ý Túc thì mới nhập được Bốn Thiền của Phật giáo. Và như vậy Bốn Thiền của Phật giáo và Bốn Thiền của ngoại đạo không giống nhau chút nào cả. Thiền của ngoại đạo muốn nhập không cần Định Như Ý Túc, vì pháp tu tập của ngoại đạo không có Định Như Ý Túc mà chỉ có một pháp duy nhất là ức chế ý thức là (56)m cho ý thức không khởi niệm rồi bảo đó là ly dục ly ác pháp.
Bây giờ quý vị đã hiểu Sơ Thiền của đạo Phật và Sơ Thiền của ngoại đạo, tên thì giống nhau nhưng pháp tu tập để nhập vào Bốn Thiền thì khác nhau một trời một vực.
Cho nên đức Phật ngồi dưới cây hồng táo tu tập Sơ Thiền, đó là Sơ Thiền của ngoại đạo, còn đức Phật tu tập Sơ Thiền dưới cội bồ đề là Sơ Thiền của đạo Phật, vì Sơ Thiền dưới cội bồ đề là do đức Phật truy tìm pháp môn tu tập để nhập được Sơ Thiền. Vì lý do này chúng tôi mới nói rằng: “ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỜNG LỐI TU TẬP RIÊNG, KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG DÙ BẤT CỨ MỘT PHÁP MÔN NÀO CỦA NGOẠI ĐẠO”. (57)
--o0o--
Đức Phật rời bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp, con thơ, liền đi tìm một tu sĩ ngoại đạo nỗi tiếng nhất bấy giờ, nhập được định KHÔNG VÔ BIÊN XỨ TƯỞNG. Vị tu sĩ ngoại đạo này có tên là Alara Kalama, đức Phật đến thọ giáo với Ngài và được hướng dẫn tận tường, chẳng bao lâu sau đức Phật đã chứng nhập được KHÔNG VÔ BIÊN XỨ TƯỞNG. Sau khi chứng nhập Không Vô Biên Xứ Tưởng Ngài nhìn lại tâm mình vẫn thấy tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn nguyên vẹn, nên đức Phật đến từ giã vị thầy đã hết lòng truyền dạy cho mình. Ngài xin từ giã đi nơi khác để tìm pháp nào (58) tu tập giải thoát làm chủ bốn sự khổ đau sinh, già, bệnh, chết. Sau khi nghe được người đệ tử của mình xin từ giã thì Ngài Alara Kalama hết lời khuyên ngăn đức Phật ở lại. Nhưng đức Phật một mực xin đi tìm một vị thầy khác mong sao nhờ dạy tu tập được giải thoát mọi khổ đau của bản thân và sau này có thể giúp đỡ mọi người tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. (59)
--o0o--
Khi đức Phật rời khỏi đạo tràng của Alara Kalama rồi vượt sông Hằng tìm đến đạo tràng của Uddaka Ramaputta học đạo. Ở đây đức Phật cũng được vị thầy này sẵn sàng chỉ dạy. Đức Phật tu tập chẳng bao lâu liền nhập được định PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ. Định PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ là một loại định cao nhất của ngoại đạo lúc bấy giờ, nên các vị thầy ngoại đạo khó có ai tu đạt được thiền định này, nhưng chỉ có đức Phật nổ lực tu tập trong một thời gian ngắn mà Ngài đã nhập được một cách dễ dàng. Khi nhập xong định PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ thì đức Phật được (60) Ngài Uddaka Ramaputta chia cho nửa tòa để cùng lãnh chúng. Tuy đức Phật nhập được PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ nhưng cảm nhận tâm mình vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi, vì thế đức Phật xin từ giả vị thầy đã tận tình hướng dẫn tu tập để đi tìm một vị Thầy dạy tu tập làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.
Từ vị thầy này đến vị thầy khác, nhưng đến đâu các vị thầy đều tu tập rèn luyện thần thông hơn là chú ý đến giải quyết mọi sự khổ đau của kiếp người. Vì thế đức Phật đi tìm mãi và gặp một số tu sĩ tu tập khổ hạnh để làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Nghe thế đức Phật liền nhập vào số những người tu sĩ này tu tập.
--o0o--
Được mọi người chỉ cho đức Phật đến gặp một số tu sĩ ngoại đạo đang tu tập khổ hạnh để làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Ngài nhập vào nhóm tu sĩ tu khổ hạnh, bền chí tu tập suốt 6 năm. Vì ăn quá ít nên cơ thể Ngài kiệt quệ, Ngài không còn đứng dậy đi tới lui như bình thường được, chỉ nằm thở thoi thóp chờ chết.
Một cô bé chăn dê trông thấy thương hại nên vắt một bát sữa đem cúng dường đổ cho đức Phật uống, nhờ bát sữa mà đức Phật hồi phục sức khỏe. Khi sức khoẻ hồi phục, Ngài tư duy suy nghĩ khổ hạnh không mang lại sự giải thoát mà còn làm (62) thêm khổ đau. Từ sự suy nghĩ này, bắt đầu đức Phật từ bỏ khổ hạnh, rời xa nhóm tu sĩ khổ hạnh và hướng về dòng sông Ni Liên tìm nơi yên tịnh tu hành một mình.
Dưới cội bồ đề trước mặt là dòng sông Ni Liên, mặt nước lẳng lờ trôi về một chân trời vô định. Tìm được cội bồ đề Ngài thấy đây là nơi tu hành rất lý tưởng, vì thế Ngài phát đại nguyện vĩ đại: “Nếu không thành đạo thà nát xương dưới cội bồ đề này”. Khi phát nguyện xong Ngài âm thầm lặng lẽ một hình một bóng tu tập theo sự tư duy của mình mà không cần nương tựa vào giáo pháp của ngoại đạo.
Mỗi lần muốn ly dục ly ác pháp thì Ngài lại tư duy cách thức tu tập như thế nào để không ức chế ý thức, vì pháp tu tập của ngoại đạo đều bị ức chế ý thức. Do tư duy suy nghĩ như vậy nên Ngài tự nghĩ ra pháp tu tập ngăn ác và diệt ác pháp, sinh thiện và tăng trưởng thiện pháp, nổ lực tu tập hằng ngày không biếng trễ vì thế Ngài cảm thấy tâm mình ly dục ly bất thiện pháp rất nhiều, nên Ngài tiếp tục tu tập cho đến khi tâm rất tự nhiên bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Do kết quả này và cộng với sự siêng năng cần mẫn tu tập nên Ngài đặt tên phương pháp tu tập này là TỨ CHÁNH CẦN, tức là bốn pháp chân chánh cần phải tu tập hằng ngày. (63)
Bởi vậy giáo pháp của đức Phật do Ngài tu tập theo sự suy nghĩ tư duy của Ngài mà sản sinh ra các pháp. Các pháp này do chính từ Ngài là cha đẻ của nó nên chúng tôi nói rằng: “Phật giáo có đường lối riêng không bị ảnh hưởng hay vay mượn bất cứ một giáo pháp nào của ngoại đạo”. (64)
--o0o--
Khi đức Phật tu hành khổ hạnh không tìm ra được sự giải thoát, nên Ngài từ bỏ khổ hạnh và rời bỏ các vị ngoại đạo tu khổ hạnh vì khổ hạnh không mang đến sự giải thoát mà còn gây tạo ra sự đau khổ nhiều hơn, nhưng lợi dưỡng thì chạy theo dục mà chạy theo dục thì bao đời hết khổ. Do tư duy như vậy nên Ngài bỏ đi và tìm đến một cội cây bồ đề. Dưới cội cây bồ đề mát mẻ, có một phiến đá to, mặt hướng ra sông Ni Liên, thật là nơi tu hành lý tưởng. Chọn nơi tu hành yên tĩnh xong Ngài quyết định sống ở đây cho đến khi tu hành thành chánh quả. Khi có chỗ (65) ở tốt cho sự tu hành, Ngài mới suy tìm một phương pháp nào tu tập để được giải thoát hoàn toàn.
Ngài nhớ lại lúc còn bé theo vua cha làm lễ hạ điền, ngồi dưới cội cây hồng táo bắt chước vua cha tu tập Sơ Thiền.
Bấy giờ Ngài cũng lấy phương pháp Sơ thiền đó ra tu tập, nhưng Ngài lại tư duy tu tập Sơ thiền ly dục ly ác pháp như vậy là ức chế tâm, cố gắng giữ gìn tâm không vọng niệm thì làm sao ly dục ly ác pháp được?
Tự đặt ra câu hỏi rồi Ngài lại tiếp tục tư duy suy nghĩ: “Dục là lòng ham muốn của mình, mà lòng còn ham muốn là còn đau khổ, cho nên phải dứt trừ lòng ham muốn, dứt trừ lòng ham muốn bằng cách nào?”.
Câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời chưa có, nên Ngài lại tiếp tục tư duy: “Trong tâm ta thường hay bị chướng ngại do các ác pháp bên ngoài tác động vào làm cho nó khổ đau. Những đối tượng bên ngoài phần đông là ác pháp, nên khi chúng tác động vào thân hay tâm là chúng ta thấy bất an liền. Như vậy mục đích ly dục ly ác pháp còn có nghĩa là ngăn ngừa lòng dục bên trong tức là không cho khởi lên lòng ham muốn, nếu nó có khởi lên lòng ham muốn thì (66) phải quán xét tư duy diệt nó ngay liền”. Như vậy ta mới có pháp tu tập ly dục ly ác pháp, chớ nói ly dục ly ác pháp thì chỉ là lời nói suông thì đâu có pháp hành. Cho nên nói LY DỤC LY ÁC PHÁP mà không có pháp tu tập thì biết ly dục ly ác pháp như thế nào?
Một câu hỏi mà ngoại đạo không thể trả lời, mà có chỉ ú, ớ và bảo rằng: “Thầy Tổ xưa nay đều dạy sao thì tu tập vậy”. Như Thầy Tổ dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền”, “Biết vọng liền buông”, “Biết vọng không theo”, “Tham thoại đầu”, “Tham công án”, “Niệm Phật nhất tâm”, “Sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh” v.v.. Đó là những phương pháp xưa nay do Thầy Tổ từng dạy các đệ tử tu tập như vậy là ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp như vậy làm sao ly dục ly ác pháp được; làm sao đúng pháp hành của Phật giáo được.
Bởi vậy, khi đức Phật ngồi dưới cội cây bồ đề tư duy về các vị thầy ngoại đạo dạy tu tập Sơ thiền đều nói ly dục ly ác pháp nhưng kỳ thực là không có pháp ly dục ly ác pháp mà chỉ có pháp ức chế ý thức khiến cho ý thức không còn niệm khởi. Vì thế, tâm tham, sân, si, mạn, nghi không bao giờ ly và diệt nó được. Cho nên kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền Tông dạy không bao giờ tu tập chứng đạo làm chủ sinh, già, bệnh, chết được. (67)
Khi quý vị nghiên cứu kỹ lại thì giáo pháp của Phật dạy ly dục ly ác ác pháp có pháp môn tu tập hẳn hoi.
GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là phương hướng xác định đường lối tu tập theo Phật giáo từ thấp đến cao, nếu ai chưa tu GIỚI mà tu ĐỊNH là tu sai pháp của Phật.
Nếu ai chưa nhập được ĐỊNH mà bảo mình có trí TUỆ là người này lừa đảo người khác.
Căn cứ vào GIỚI, ĐỊNH, TUỆ mà chúng ta biết được người tu đúng hay tu sai pháp Phật; biết được người tu theo pháp Phật hay tu theo pháp ngoại đạo. Đó là chúng ta chỉ căn cứ vào GIỚI, ĐỊNH, TUỆ mà còn biết sai đúng như vậy huống là chúng ta căn cứ vào BÁT CHÁNH ĐẠO thì pháp môn ngoại đạo không thể lừa phật tử được.
Nhờ đó kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền Tông không còn dối trá lừa người khác được.
Kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền Tông rất khôn ngoan muốn biến kinh sách của mình thành những lời Phật thuyết nên chúng dựng lên bộ sử 33 vị Tổ Sư Ấn Độ và Trung Hoa.
Trước giờ thị tịch đức Phật chỉ di chúc: “CÁC THẦY TỲ KHEO! SAU KHI TA TỊCH HÃY LẤY GIỚI LUẬT CỦA TA LÀM THẦY, ĐỪNG LẤY AI LÀM THẦY”. (68)
May mắn thay cho đời sau nhờ có lời dạy của đức Phật như vậy mà quý phật tử không bị lầm mưu kế gian xảo của Đại Thừa và Thiền Tông Trung Quốc.
Vào đầu kinh sách Đại Thừa cuốn nào cũng có câu này giới thiệu: “NHƯ THỊ NGÃ VĂN NHẤT THỜI PHẬT TẠI XÁ VỆ QUỐC KỲ THỌ CẤP CÔ ĐỘC VIÊN DỮ KỲ ĐÀ…”.
Đọc câu này ít ai để ý nên cứ lầm tưởng kinh sách này do Phật thuyết. Cho nên từ xưa đến nay còn biết bao nhiêu người học tu theo các tổ Trung Quốc mà cứ ngỡ mình tu theo Phật. Thật là tội nghiệp! (69)
--o0o--
Khi tu tập Sơ Thiền ly dục ly ác pháp đức Phật đã thấy rõ các pháp môn của ngoại đạo toàn dạy ức chế ý thức, chứ không dạy xả tâm ly dục ly ác pháp, nên đức Phật theo sự tư duy của mình tu tập, từ đó đức Phật dùng tri kiến quán xét vào tâm của mình rất tỉnh táo từng phút, từng giây tác ý để ngăn và diệt lòng ham muốn, nhờ chế ra pháp tu hành như vậy mà lòng ham muốn càng lúc càng giảm, càng lìa ra. Cuối cùng tâm dục lần lượt bị diệt mất. Về ác pháp cũng tu tập như vậy, mỗi khi có ác pháp nào tác động vào thân tâm thì đức Phật liền quán xét tư duy ngăn chặn và diệt ác pháp đó ngay liền. Nhờ có phương pháp tu tập hằng ngày như vậy nên thân tâm đức (70) Phật trở nên bất động thanh thản, an lạc và vô sự.
Do kinh nghiệm tu tập từ bản thân của mình nên đức Phật tự đặt phương pháp tu tập này có một cái tên rất phù hợp “TỨ CHÁNH CẦN”. Một cái tên rất tuyệt vời mà không có một tôn giáo ngoại đạo nào trong thời bấy giờ có pháp môn này được.
Pháp môn này được sinh ra từ đức Phật. Cho nên người nào tu thiền theo Phật giáo muốn ly dục ly ác pháp đều phải tu tập TỨ CHÁNH CẦN. Vì vậy, xin quý vị đừng hiểu rằng 49 ngày đức Phật ngồi dưới cội bồ đề là tu tập bốn thiền, tức là từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền của ngoại đạo. Sự thật đức Phật tu tập ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN.
Bốn mươi chín ngày dưới cội bồ đề đức Phật tư duy suy nghĩ theo sự kiến giải của mình, nên tự sáng tạo ra pháp môn tu tập ly dục ly ác pháp đúng pháp nên thân tâm được giải thoát hoàn toàn. Đó là nhờ pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. (71)
--o0o--
Sau thời gian tu tập TỨ CHÁNH CẦN đức Phật cảm nhận thân tâm mình tham, sân, si giảm bớt thấy rất rõ ràng và trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự rõ ràng hơn và mỗi ngày đức Phật càng tăng thêm thời gian dài ra trạng thái đó. Lúc bấy giờ đức Phật thấy tâm mình rất lạ lùng là luôn luôn cảm nhận toàn thân tâm của mình trong hơi thở ra và hơi thở vào từ canh này sang canh khác, không có một niệm nào xen vào; không một ác pháp nào khởi ra được, nhất là các ác pháp bên ngoài không tác động vào được thân tâm. Do trạng thái này đức Phật không còn phải ngăn, diệt dục và ác pháp như trong pháp môn tu tập TỨ CHÁNH CẦN.
Khi tu tập pháp (72) môn TỨ CHÁNH CẦN thì niệm dục và niệm ác pháp khởi liên tục, còn bây giờ thì khác xa tâm không có một niệm ác hay dục khởi lên một cách rất tự nhiên chớ không phải còn gò bó ra công tu tập như ngày xưa nữa
Với cách quán xét thân, thọ, tâm, pháp này từ ngày này sang ngày khác chỉ duy nhất có một cảm nhận quán xét trên toàn thân. Khi trạng thái này xuất hiện thì sự tu tập tâm bất động của đức Phật rất dễ dàng và thoải mái.
Suốt thời gian còn lại hơn 7 ngày trong 49 ngày tu tập dưới cội bồ đề, đức Phật thấy rất rõ tâm mình có một cảm nhận trên thân quán thân như vậy không có một tâm niệm nào khác nữa. Trong suốt 7 ngày đêm mà đức Phật tưởng chừng như trong một thời gian rất ngắn hơn một phút. Ở trạng thái tâm này kéo dài cho đến khi tâm VÔ LẬU hoàn toàn. Nhờ tâm VÔ LẬU hoàn toàn nên mới có đầy đủ TỨ THẦN TÚC. Đó là lúc chứng đạo giải thoát.
Từ trạng thái tu tập tâm này đức Phật mới đặt cho nó một cái tên đúng nghĩa quán bốn chỗ của nó “TỨ NIỆM XỨ”.
Bởi vậy pháp môn TỨ NIỆM XỨ chỉ có đạo Phật mới có, còn tất cả các tôn giáo khác đều (73) không có pháp môn này. Tại sao lại gọi là TỨ NIỆM XỨ?
TỨ NIỆM XỨ có nghĩa là bốn nơi dùng để quán xét, nó gồm có:
1- THÂN, thân là phần cơ thể đầu, mình, hai tay và hai chân.
2- THỌ, là các cảm thọ của thân và tâm.
3- TÂM là phần sáu thức tiếp xúc sáu trần.
4- PHÁP là thân, thọ, tâm và sáu trần đang xung quanh chúng ta.
Trong bốn nơi này chỉ cần quán xét một nơi là quán xét tất cả bốn nơi. Cho nên, mới gọi là TỨ NIỆM XỨ.
TỨ NIỆM XỨ là một phương pháp tu tập lớp thứ bảy tức là lớp Chánh Niệm trong BÁT CHÁNH ĐẠO. Lớp thứ bảy là lớp tu chứng đạo của Phật giáo. Ngoài pháp môn TỨ NIỆM XỨ thì không có pháp nào tu chứng đạo giải thoát được.
Ngoại đạo không bao giờ có pháp môn TỨ NIỆM XỨ cho nên ngoại đạo không có ai tu chứng đạo giải thoát. Nhờ có pháp môn TỨ NIỆM XỨ nên ngoại đạo không thể lừa dối phật tử, lấy pháp môn của mình cho là pháp môn của Phật được.
Trước khi nhập diệt Ngài đã di chúc: “Sau (74) khi Ta nhập diệt các vị tỳ kheo hãy lấy GIỚI LUẬT VÀ GIÁO PHÁP của Ta mà làm THẦY”. Giáo pháp mà đức Phật đã di chúc ở đây là pháp môn “TỨ NIỆM XỨ”. (75)
--o0o--
(TỪ NHỮNG PHÁP MÔN NGOẠI ĐẠO ĐẾN TỨ THIỀN CỦA PHẬT GIÁO)
Từ một thái tử giàu sang tột đỉnh, nhưng đứng trước bốn nỗi khổ của kiếp người: SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, đức Phật nghĩ đến thân phận mình và mọi người khắp trên thế gian này, không ai tránh khỏi bốn sự khổ đau này.
Đức Phật tư duy: làm sao cứu mình, cứu gia đình mình và mọi người thoát ra bốn sự đau khổ này.
Chính vì những khổ đau này mà những tôn giáo ra đời dạy con người tu tập thế này hay thế khác để mong thoát khổ, nhưng ngoại đạo tu toàn pháp môn ức chế ý thức thì không làm sao làm chủ bốn sự khổ đau này được. (76)
Những tôn giáo ra đời để giúp con người thoát khổ nhưng lại không biết pháp tu nên cứ nghĩ tưởng sinh ra pháp này pháp khác nhưng cuối cùng không có pháp nào tu tập giải thoát được. Không giải thoát được các tôn giáo mới nghĩ ra cách an ủi tinh thần của mọi người bằng cách dựa lưng vào thần thánh tưởng để an ủi tinh thần. Do nghĩ tưởng như vậy, nên mới dạy người cúng bái, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật để cầu siêu thoát lên Thiên đàng hay Cực lạc. Nhờ có siêu thoát lên Thiên đàng hay Cực Lạc thì không còn sinh, già, bệnh, chết tức là không còn tái sinh vào cõi thế gian này nữa.
Hình thức tu hành của các tôn giáo: Đại Thừa, Mật Tông và Thiền Tông cho chúng ta thấy quá rõ ràng, các tôn giáo này đang tìm cách tránh né, trốn chạy bốn sự đau khổ, bằng cách tạo ra cảnh giới Thiên đàng và Cực lạc tưởng. Đó là những cảnh giới tưởng do tưởng uẩn tạo ra, nên nó là cảnh giới không có thật, vì thế những người theo các tôn giáo này tu tập chỉ hoài công vô ích thường sống trong ảo mộng. Rồi đây đau khổ lại hoàn đau khổ và cứ mãi tiếp tục tái sinh luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác không bao giờ chấm dứt. Thật là đau khổ và thảm thương thay cho các tôn giáo, cứ ngỡ rằng có chư Phật từ bi, đức, mẹ bác ái đón nhận chúng ta về cõi Thiên Đàng, Cực Lạc. (77)
Hình ảnh mà chúng ta thường gặp đức Mẹ hiện ra hay chư Phật giáng trần đều là hình bóng tưởng do từ lòng tin không lay chuyển của chúng ta nên tưởng uẩn lưu xuất giúp chúng ta thỏa mãn lòng tin.
Các tôn giáo giáo không có người tu chứng đạo làm chủ bốn sự đau khổ, nên không biết lối nào thoát ra, họ giống như cuộn chỉ rối. Vì thế những tôn giáo loanh quanh tìm kiếm ngoài những pháp tụng kinh, niệm Phật, cầu khấn, lạy lễ sám hối, ăn hiền ở lành để mong thoát ra bốn sự khổ đau này, nhưng những pháp môn này có giải quyết được những gì đâu. Khổ đau này chồng chất lên khổ đau kia.
Chúng ta hãy cứ nhìn xem các bậc tôn túc hòa thượng thầy tổ của chúng ta không có một vị nào trước khi chết mà không bệnh khổ, không đi nhà thương, không đi bác sĩ, không chích thuốc, uống thuốc v.v..
Nhìn chung những tôn giáo ra đời trên thế gian này đều có chung một mục đích như nhau, đó là mục đích giúp người thoát ra bốn nỗi khổ đau này. Nhưng từ xưa đến này hầu hết các tôn giáo trên hành tinh này đều xây dựng cho mình một thế giới siêu hình ảo tưởng giải thoát, một đấng vạn năng ban phước cứu khổ loài người.
Hiện giờ nếu chúng ta chịu khó xem xét lại tất (78) cả các tôn giáo trên hành tinh này thì chúng biết rất rõ không có một vị giáo chủ nào làm chủ sự sống chết như đức Phật, họ chỉ toàn sống trong ảo tưởng và dạy người tu hành cũng đều trong pháp tưởng. Cho nên biết bao nhiêu người, tu hành, nhưng không có ai thoát ra bốn sự đau khổ này.
Trước mắt chúng ta nhìn thấy trong cuộc đời này dù người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo vẫn chịu chung số phận sinh, già, bệnh, chết như nhau, còn có công tu tập hơn một chút thì lọt vào ĐỊNH KHÔNG TƯỞNG. Định Không Tưởng chẳng có lợi ích gì cho loài người. Nhập vào định này sẽ trở thành cục đá gốc cây, còn ngược lại đạo Phật dạy chúng ta sống bình thường như bao nhiêu người khác mà tâm luôn luôn bất động, không có một ác pháp nào hay một hoàn cảnh khổ nào làm cho tâm chúng ta giao động.
Sống bình thường mà lại phi thường, vì thế người thế gian không thể so bì sống được như chúng ta.
Bởi đạo Phật là một tôn giáo rất tuyệt vời, không cần phải ngồi thiền nhập định từ ngày này sang ngày khác, không cần ngồi thiền như gốc cây cục đá, chỉ cần sống như một người bình thường nhưng làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng.
Khi tâm ham muốn ăn, muốn ngủ, ham muốn tiền bạc, ham muốn sắc dục, ham muốn nhà lầu xe (79) hơi, ham muốn làm ông này bà kia v.v.. thì người tu hành theo Phật giáo đều làm chủ thân tâm mình.
Muốn ăn thì phải ăn đúng giờ; muốn ngủ thì cũng phải như vậy, chứ không được ăn ngủ phi thời theo Thiền Tông Trung Quốc “ĐÓI ĂN, KHÁT UỐNG, MỆT ĐI NGỦ”. Như vậy chúng ta thấy rất rõ Thiền Tông Trung Quốc không làm chủ ĂN, NGỦ thì làm sao làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT được. Phải không quý vị?
Đạo Phật không giống như các tôn giáo ngoại đạo, khi một người bước chân vào đạo Phật thì phải sống làm chủ ĂN, NGỦ trước tiên rồi sau đó tiếp tu tập ngăn chặn và diệt những thói quen tật xấu khác. Cho nên người tu hành theo đạo Phật họ làm chủ tất cả dục và các ác pháp trong khi họ đang sống bình thường như mọi người, khi dục và ác pháp đến với họ thì họ dùng tri kiến hiểu biết liền tống cổ dục và ác pháp ra khỏi thân tâm với một nụ cười hồn nhiêu trong sáng như một người vô sự không vướng bận một việc gì trên thế gian này. Vì tất cả pháp thế gian là pháp khổ đau. Cho nên người tu theo Phật giáo là người tìm sự giải thoát ngay liền trong cuộc sống hằng ngày, chớ đâu phải cần nhập thất giam mình như ở tù.
Người tu theo Phật giáo, họ sống không tách lìa xã hội loài người, phải vào non vào núi mới (80)tu tập được như các tôn giáo khác. Khi chưa có đạo Phật nên đức Phật bắt chước ngoại đạo bỏ cung vàng điện ngọc cha già, vợ yếu con thơ vào rừng núi tu tập. Đó là một cái sai hết sức mà các tôn giáo đều nằm chung số phận này.
Sau khi đạo Phật ra đời làm sáng tỏ vấn đề này nên mới có câu: “Phật pháp không ly thế gian pháp”.
Cho nên người tu theo Phật giáo họ cùng sống chung nhau trong một xã hội loài người mà tâm họ không lưu ý đến sự sống của ai, họ chỉ biết sống và giữ gìn tâm bất động của họ mà thôi cho nên tâm họ luôn luôn không phóng dật. Xin quý vị lưu ý lời dạy của đức Phật: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Còn bây giờ quý vị sao, ở trong thất mà để tâm phóng dật chạy tứ tung, quý vị có biết không, tu tập như quý vị biết chừng nào xong, rất uổng phí một đời tu hành quý vị ạ!
May mắn thay trên hành tinh này còn có một người. Người ấy là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau bao năm mày mò tu tập tất cả giáo pháp của ngoại đạo, nhưng chẳng có giáo pháp nào của ngoại đạo tu tập làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người, nên đức Phật đành ném bỏ tất cả rồi lặng lẽ ngồi một mình dưới cội bồ để truy tìm ra một đường lối riêng biệt, độc lập không bị ảnh hưởng, không vay (81) mượn một pháp môn nào của ngoại đạo.
Nếu một người tu theo Phật giáo mà không hiểu điều này tức là không hiểu Phật giáo. Như chúng ta biết hiện giờ mọi người khắp nơi trên thế giới họ đều tu theo Phật giáo, nhưng sự thật họ đang tu theo pháp môn của ngoại đạo. Quý vị có thấy điều này không?
Họ còn cho Phật giáo có 84 ngàn pháp môn, cho nên pháp môn nào của ngoại đạo cũng đều là của Phật giáo hết. Những lời dạy này của ngoại đạo xin quý vị lưu ý đừng để bị lừa đảo.
Phật có giáo pháp của Phật, ngoại đạo có giáo pháp của ngoại đạo. Cho nên người tu hành theo Phật giáo cần phải lưu ý đừng để Thiền Tông và Đại Thừa lừa gạt quý vị. (82)
--o0o--
(83)
Trước tiên một người muốn tu theo Phật giáo còn trong chiếc áo người cư sĩ thì hằng ngày phải tu tập đức hạnh nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Muốn sống đạo đức như vậy thì nên lấy năm đức của Phật giáo mà làm nền tảng cho sự sống:
Đức Hiếu Sinh
Đức Ly Tham
Đức Chung Thủy
Đức Thành Thật
Đức Minh Mẫn
(84)Khi muốn sống đúng được năm đức hạnh này thì phải học tập để biết cách sống với mọi người bằng sự thể hiện đức hạnh NHẪN NHỤC. Bởi vì trong cuộc sống thường chung đụng với mọi người nên có nhiều ác pháp xảy ra. Ác pháp xảy ra thường mang đến sự khổ đau cho loài người.
Muốn ngăn chặn những sự đau khổ này thì phải diệt trừ ác pháp. Ác pháp đầu tiên thì chỉ có đức hạnh NHẪN NHỤC mới dẹp trừ được mà thôi. Khi ác pháp được dẹp trừ thì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mới có sự bình an, yên vui.
Trong cuộc sống dù gặp muôn vàn ác pháp như thế nào thì đức hạnh NHẪN NHỤC sẽ giúp cho quý vị thoát ra mọi nỗi khổ đau. Vì vậy hạnh nhẫn là hàng đầu trong sự tu tập theo Phật giáo, nó là phong cách sống cao thượng hơn mọi người, quý vị cần nên nhớ điều đó.
Người sống với đức nhẫn nhục là sống không làm khổ mình, khổ người, quý vị có thấy điều này không?
Ai sống được với đức nhẫn nhục là nâng cao sự sống của mình ngang hàng với những Thánh nhân. Bởi vậy muốn làm Thánh mà không sống được với đức nhẫn nhục thì không thể làm Thánh được. Những bậc Thánh hơn người là những người biết sống với đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. (85)
Trong cuộc sống này nếu ai biết sống nhẫn nhục là người biết sống đem lại sự an vui cho mình và mọi người. Vì đức hạnh nhẫn nhục luôn luôn không làm khổ mình khổ người.
Sống hạnh nhẫn nhục như thế nào?
1- Người ta chửi mình, mình không nên chửi lại. Đó là hạnh nhẫn nhục.
2- Người ta đánh mình, mình không nên đánh lại. Đó là hạnh nhẫn nhục.
3- Người ta nói dối không thật nhưng mình không nên chỉnh sửa sai những điều đó, vì chỉnh sửa sai những điều đó người ta sẽ xấu hổ sinh thù oán.
4- Người ta nói nặng lời với mình, những lời nói thô lỗ mình không nên nặng lời và dùng những lời nói thô lỗ với họ. Vì dùng những lời nói qua lại như vậy chẳng khác nào như chửi mắng nhau. Đó không phải là đức hạnh nhẫn nhục.
5- Người ta nói xấu mình nhưng mình không nói xấu lại. Đó là dức hạnh nhẫn nhục.
6- Người ta hay tranh luận hơn thua với mình thì mình nên tránh không nên tranh luận hơn thua với họ, vì tranh luận hơn thua như vậy là thiếu đức nhẫn nhục.
7- Người nói đúng nói sai mình chỉ biết làm (86) thinh không nói đúng sai, nói phải, nói trái mặc dù chúng ta biết rất rõ đúng sai phải trái nhưng không phê phán ai cả. Đó là hạnh nhẫn nhục.
8- Người ta cho mình ăn cái gì thì mình ăn cái nấy không chê dở hay khen ngon. Đó là hạnh nhẫn nhục. (87)
Bản thân sống ở đời ai cũng biết tùy thuận lẫn nhau thì làm sao có sự bực mình, tức giận, buồn phiền, khổ đau v.v..
Gia đình vợ chồng không biết tùy thuận lẫn nhau thì không tránh cơm không lành, canh không ngọt, lúc nào cũng sống trong cảnh bất an.
Xã hội mọi người biết tùy thuận nhau thì không tranh đua hơn thiệt, cao thấp, không so đo giàu nghèo, sang hèn thì không bao giờ có xung đột và chiến tranh thì xã hội sẽ có trật tự, an ninh.
Đức hạnh TÙY THUẬN là một đức hạnh giúp cho loài người sống bình an yên vui. Vì thế, nó có một giá trị rất lớn cho đời sống con người cùng (88) sống chung nhau trên hành tinh này.
Dùng danh từ TÙY THUẬN thì người ta hiểu nghĩa một cách lờ mờ, không sâu sắc bằng chúng ta đưa ra những hành động cụ thể tùy thuận như:
1- Kinh sách Đại Thừa dạy cúng bái cầu siêu, cầu an. Vậy mình cũng nên TÙY THUẬN tụng niệm cầu siêu, cần an để quý thầy Đại Thừa khỏi nghi ngờ, nhưng mình sẽ dùng pháp ly dục ly bất thiện pháp tu tập thì có ai biết đâu.
2- Mình TÙY THUẬN ngồi thiền như các thầy bên Thiền Đông Độ, nhưng mình cứ tu theo pháp môn của Phật dạy ly dục ly ác pháp thì có ai biết đâu.
3- TÙY THUẬN nhưng không bị lôi vào ác pháp. Có một người bạn mời chúng ta đến ăn giỗ, chúng ta sẵn sàng đến. Trong bữa ăn dọn lên toàn là thực phẩm thịt cá, mọi người đều cầm đũa ăn ngon lành, chúng ta cũng vậy nhưng lại toàn ăn rau cải chớ không hề ăn một miếng thịt nào cả. Đó là trong khi chúng ta TÙY THUẬN với bạn bè nhưng họ không, còn mình là người giữ gìn đức HIẾU SINH.
4- Người sống với đức hạnh TÙY THUẬN là người biết sống hòa hợp với mọi người mà không làm khổ mình khổ người.
5- Đức hạnh TÙY THUẬN là một hành động sống đạo đức trong muôn ngàn hành động sống đạo đức (89) khác không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh.
6- Ai sống biết TÙY THUẬN là biết đem lại sự an vui cho mình cho người trong cuộc sống.
7- Người biết sống trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều phải lấy đức TÙY THUẬN mà sống thì gia đình trong ấm ngoài êm, còn xã hội thì có trật tự an ninh.
8- Trong xã hội mọi người ai cũng biết sống TÙY THUẬN thì xã hội ấy là thiên đàng.
9- Người biết sống TÙY THUẬN là người luôn luôn có nụ cười trên môi, tâm hồn họ lúc nào thanh thản, an lạc và thường hoan hỷ với mọi người.
10- Người biết sống TÙY THUẬN là người ít bệnh tật tai nạn, cuộc sống thường được an vui hạnh phúc.
11- Bởi vậy đức TÙY THUẬN là một đức hạnh cao thượng đối với mình với người không bao giờ làm khổ ai. (90)
--o0o--
BẰNG LÒNG là một đức hạnh xả tâm cao nhất trong Phật giáo, vì có BẰNG LÒNG tâm mới có an vui. Bằng lòng tức là vui lòng chứ không phải bằng mặt nghĩa là vui lòng trước mặt mà sau lưng thì không vui.
BẰNG LÒNG ở đây là vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác không có chút gì còn chướng ngại trong lòng. Bằng lòng tức là chấp nhận và vui vẻ.
Một người luôn luôn giữ gìn được tâm BẰNG LÒNG thì người ấy sống không còn chút gì đau khổ trong lòng. Cho nên cuộc sống chung đụng với mọi người mà người biết sống với đức hạnh (91) BẰNG LÒNG thì người ấy không còn bị những ác pháp làm đau khổ, không còn bị các chướng ngại pháp làm khổ đau.
Tóm lại trong xã hội loài người mà mọi người, ai ai cũng đều biết sống đối xử với nhau bằng những hành động thân, miệng, ý luôn luôn thể hiện đức hạnh: NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN và BẰNG LÒNG thì thế gian này yên vui và hạnh phúc biết bao!!!
Thấy biết rõ ba đức hạnh NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN và BẰNG LÒNG này sẽ đem lại sự lợi ích rất lớn cho loài người. Cho nên chúng tôi thường ước nguyện sao cho mọi người, thấu hiểu sự sống của mọi người rất quý báu vô cùng, ước mong mọi người hãy vì sự sống chung nhau trên hành tinh này mà diệt trừ lòng ích kỷ nhỏ hẹp của mình để sống vì mọi người, sống vì mọi người không phải là lời nói suông mà bằng cả hành động.
Sống vì mọi người là sống vì sự sống của mình và của những người khác để cùng nhau xây dựng một xã hội bình an, yên ổn bằng tình thương cho nhau chân thật.
Ba đức hạnh này là ba đức hạnh của người tại gia, xin quý vị cố ghi khắc trong tim, vì những lời dạy này là để cho những người tại gia có một lối sống cao thượng, sống vì yêu thương mình và mọi người. (92)
Đạo Phật là một tôn giáo dạy đạo đức cho con người, sống như thế nào để được bình an, yên vui và hạnh phúc, chớ không phải dạy thần thông biến hóa tàng hình kêu mưa, gọi gió v.v.. mà cũng không phải dạy cầu cúng, tụng kinh, niệm chú hoặc niệm Phật cầu tha lực. Cho nên mục đích của đạo Phật ra đời là dạy cho con người sống sao cho xứng đáng làm con người, nhất là những người còn sống tại gia đình, phải đối xử với ông bà, cha mẹ, cô bác, anh chị em v.v.. như thế nào để không làm khổ mình khổ người và chúng sinh. Tức là phải biết đem sự sống đạo đức hòa hợp cùng mọi người, phải biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng trong mọi nghịch cảnh.
Còn riêng phần người xuất gia thì hãy xem phần tiếp nối dạy sau đây chúng tôi sẽ giảng dạy từng pháp môn tu tập oai nghi chánh hạnh trong giai đoạn mới bắt đầu từ người tại gia ra khỏi nhà thế tục để rồi trở thành người xuất gia.
Bởi vậy bắt đầu vào chùa trước khi xin xuất gia thì phải tu học pháp nào trước, pháp nào sau. Trong khi đó phải được một vị thầy tu chứng đạo hướng dẫn và phải cố gắng siêng năng lần lượt tu tập.
Tu tập phải đạt kết quả ở pháp này xong thì mới tu tập ở pháp khác, nếu chưa có kết quả thì tu tập chừng nào có kết quả rồi mới tu tập pháp môn (93) cao hơn.
Về giới luật cũng vậy, khi giới luật đức hạnh này giữ trọn vẹn thì mới giữ gìn giới luật đức hạnh khác, chứ không phải ôm đồm tất cả giới luật mà giới nào cũng vi phạm. Pháp tu tập cũng vậy, pháp nào phải tu cho xong pháp nấy chớ không phải pháp nào cũng tu tập. Pháp nào cũng tu tập là tu tập chung chung. Tu như vậy chẳng có kết quả gì rất uổng công tu tập mà còn phí thời gian vô ích. (94)
--o0o--
Khi đã xuất gia thì người tu sĩ cần phải ghi nhớ và giữ gìn đức hạnh ĂN UỐNG. Người xuất gia không được ăn uống phi thời. Cho nên người xuất gia là người đã buông bỏ tất cả những gì của thế gian chỉ còn ba y một bát để xin cơm sống hằng ngày chỉ có một bữa ngọ trai mà thôi. Cho nên ăn uống phi thời ngày hai ba bữa là không đúng hạnh người xuất gia. Hiện giờ quý thầy tu theo Phật giáo thì nhiều, nhưng ăn uống phi thời thì được xem như quý thầy không làm chủ cái ăn của mình. Ăn uống mà không làm chủ thì còn làm chủ gì được thân tâm này. Bởi Phật giáo dạy ly dục ly ác pháp mà không ly được dục ăn thì làm sao ly được dục ngủ. Ăn mà không (95) làm chủ được thì ngủ làm sao làm chủ được.
Ăn cũng là một oai nghi chánh hạnh của Phật giáo, thế mà quý thầy không làm chủ được cái ăn thì quý vị đi tu theo Phật giáo để làm gì?
Quý vị hãy nghiên cứu lại kỹ những oai nghi chánh hạnh này của Phật giáo. Những oai nghi chánh hạnh này đều nằm trong các bộ giới luật của Phật giáo.
Những oai nghi đức hạnh về ăn uống mà trong kinh sách Phật thường nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần quý vị nên đọc 100 giới chúng học trong đó sẽ dạy những oai nghi chánh hạnh của một người tu sĩ còn ở đây chúng tôi xin nhắc quý vị về ăn uống. Nếu quý vị không tu tập làm chủ được cái ăn uống thì quý vị đừng mong làm chủ sự sống chết.
Trong giai đoạn đầu tiên quý vị mới bước vào tu tập, người hướng dẫn quý vị tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết sẽ lưu ý cách sống của quý vị, nếu quý vị ăn uống phi thời không giữ trọn ngày một bữa thì quý vị bị loại ra khỏi dòng tu tập. Người hướng dẫn sẽ không chấp nhận và không dạy quý vị tu tập dù bất cứ một pháp môn nào.
Ăn mà không làm chủ được cái ăn, cứ chạy theo ăn uống ngày hai ba bữa thì quý vị nên về đời sống thế gian chứ tu tập phạm giới như vậy có (96) ích lợi gì.
Không làm chủ cái ăn mà muốn tu tập làm chủ sự sống chết thì có khác nào quý vị nằm mộng. Cho nên trước tiên quý vị phải tập làm chủ cái ăn. Muốn làm chủ cái ăn thì quý vị phải có nghị lực và gan dạ quyết tâm thà chết chứ không để vi phạm về giới không nên ăn phi thời.
Có quyết tâm như vậy thì quý vị sẽ ăn ngày một bữa dễ dàng không có khó khăn. Khi nào ăn ngày một bữa xong thì quý vị tiến tới tu tập phá hôn trầm, thùy miên, vô ký. Đây là một giai đoạn khó khăn hơn giai đoạn ăn uống. Giai đoạn này không khó, nếu quý vị chịu khó siêng năng đi kinh hành hay đi kinh hành pháp THÂN HÀNH NIỆM thì sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Ngủ nghỉ là một oai nghi chánh hạnh của Phật giáo, người nào muốn thông suốt thì phải nghiên cứu tập sách “GIỚI ĐỨC THÁNH TĂNG VÀ THÁNH NI” do tu viện Chơn Như biên soạn thì sẽ hiểu rõ.
Nếu quý vị ngủ mà không làm chủ được thì nên trở về đời sống thế gian để ăn ngủ cho thỏa thích. Trong sự tu hành làm chủ sự sống chết mà không làm chủ được ăn ngủ thì con đường tu theo Phật giáo không chấp nhận quý vị. Quý vị nên rút lui trước thì hay hơn. (97)
--o0o--
Đến với đạo Phật về đời sống hằng ngày chúng ta cần phải khắc phục cho được HẠNH NGỦ. Hạnh ngủ trong giới tu sĩ được xem là khó nhất, nếu chúng ta không đề cao cảnh giác thì chúng ta sẽ dễ rơi vào hôn trầm, thùy miên, vô ký và ngoan không.
Những ai thường đi gác thiền thì sẽ gặp những tu sĩ ngồi gục xuống ngẩng lên như con gà mỏ thóc, nhất là buổi tối lúc 9 giờ đến 10 giờ và buổi khuya vào lúc 2 giờ hoặc lúc gần xả thiền 4 giờ 5 giờ gần sáng.
Một người quyết chí tu tập thì thường đi kinh hành gần như suốt đêm ngày, còn những (98) người lười biếng thì ít đi kinh hành nên ngồi đâu gục đó.
Khi vào một thiền đường thấy các thiền sinh đi kinh hành là biết tu tập đúng pháp, còn thấy các thiền sinh tu hành mà ngồi nhiều thì biết đó là tu sai pháp.
Tại sao vậy?
Do đi kinh hành nhiều mà các thiền sinh phá được hôn trầm thuỳ miên vô ký ngoan không, con người rất tỉnh táo, còn thiền sinh ngồi nhiều là những thiền sinh lười biếng.
Cho nên, tu hành không phải chỗ ngồi mà cũng không phải chỗ hết vọng tưởng mà chỗ tâm tỉnh thức biết rõ từng tâm niệm của mình để xả và ly tất cả các niệm chướng ngại pháp làm tâm bất an. Do xả ly hết các niệm chướng ngại pháp nên tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự.
Mục đích tu hành là phải tâm luôn luôn lúc nào cũng phải tỉnh giác sáng suốt, không bị hôn trầm thuỳ miên tấn công ngồi đâu gục đó. Cho nên đi kinh hành là một phương pháp phá hôn trầm thùy miên đệ nhất, nếu ai tu hành mà lười biếng đi kinh hành thì thầy khuyên những người ấy nên về đời ăn ngủ cho thỏa thích, còn ở trong đạo mà ăn ngủ như vậy thì không đúng hạnh của người tu sĩ Phật giáo. (99)
Đi kinh hành có hai pháp:
1- Đi kinh hành như người đi BÌNH THƯỜNG, đi mình biết từng bước đi. Đi kinh hành phải tập đi như người vô sự, không nên đi nhanh mà cũng không nên đi chậm.
2- Đi kinh hành theo pháp THÂN HÀNH NIỆM, mỗi hành động bước đi đều phải tác ý trước khi bước đi. Khi không bị hôn trầm thùy miên vô ký ngoan không thì tác ý trong đầu, còn khi bị hôn trầm thùy miên vô ký và ngoan không thì nên tác ý ra tiếng nói như truyền lệnh.
Khi mới bước chân vào chùa tu tập thì nên tu tập các pháp đi kinh hành này cho nhuần nhuyển.
Nếu chương trình tu tập 7 năm chứng đạo thì nên đi kinh hành suốt 5 năm liền và hai năm cuối mới có ngồi chút ít. Tu tập như vậy mới thấy chứng đạo của đạo Phật đâu phải khó khăn, chỉ có siêng năng mà thôi. Cho nên người nào muốn chứng đạo thì nên đi kinh hành nhiều. Vì đi kinh hành nhiều tâm mới tỉnh táo, nhờ tâm tỉnh táo mà không niệm ác pháp nào xen vào được vì thế tâm sẽ bất động thanh thản an lạc và vô sự.
Phá được hôn trầm thuỳ miên và vô ký đều nhờ đi kinh hành quý vị nhớ cho để khi tu tập đừng nên sinh tâm lười biếng mà uổng phí một đời tu theo Phật giáo. (100)
--o0o--
Độc cư là một đức hạnh dùng phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Người tu sĩ không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì tâm luôn luôn phóng dật theo sáu trần. Do tâm phóng dật thì làm sao tâm thanh tịnh được. Xưa đức Phật dạy: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng dật thì nên phòng hộ sáu căn cho chặt chẽ.
Phòng hộ sáu căn chặt chẽ thì chỉ có hạnh độc cư là đệ nhất pháp. Vì thế, người tu sĩ phạm vào giới hạnh độc cư, là phạm vào tội rất nặng, tội không còn tu tập được nữa. Tu theo Phật giáo rất cấm kỵ nói chuyện.
Thích nói chuyện (101) là phóng dật mà phóng dật là đi ngược lại đường lối tu tập giải thoát của Phật giáo. Cho nên, những người phá hạnh độc cư là những người tu tập theo Phật giáo Đại Thừa Thiền Tông. Vậy nên trở về đời sống thế tục làm người cư sĩ còn tốt hơn, sống với chiếc áo tu sĩ mà đi nói chuyện với người này người khác thì không đáng là người tu sĩ Phật giáo, xin quý thầy lưu ý cho.
Đi tu rồi là phải giữ gìn tâm thanh tịnh, lại có lý đâu lại còn thích nói chuyện.
Đi tu thì phải cho đúng người tu sĩ, còn không tu thì thôi chứ đi tu mà thích nói chuyện thì mất ý nghĩa thanh tịnh tu hành theo Phật giáo.
Tóm lại, khi bước chân vào đường tu tập giải thoát thì quý vị phải nhớ kỹ những điều cần thiết không nên để vi phạm:
Không nên ăn uống phi thời.
Không nên ngủ nghỉ phi thời.
Phải nghiêm khắc giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư.
Đó là ba điều mà người tu sĩ nào vi phạm thì bị loại trừ ra khỏi đoàn thể tăng đoàn Chơn Như.
Ba đức hạnh này là giai đoạn tu tập thứ nhất, nếu giai đoạn thứ nhất này tu hành chưa xong thì đừng mong tu tập những giai đoạn kế tiếp, xin quý vị lưu ý.
Như quý (102) vị đều biết khi đức Phật đi tu thì Ngài đã từng tu tập khổ hạnh cho nên ăn ngủ không còn phi thời. Khi đến dưới cội cây bồ đề tu tập thì Ngài giữ trọn vẹn độc cư 100%, vì lúc bấy giờ có năm anh em Kiều Trần Như cùng tu tập với đức Phật, từ khi thấy đức Phật bỏ khổ hạnh nên năm anh em Kiều Trần Như xa lánh Phật không còn đến thưa hỏi điều này việc khác. Nhờ có nhân duyên đó nên đức Phật mới sống trọn vẹn hạnh độc cư cho đến khi chứng đạo.
Độc cư là một phương pháp phòng hộ: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý tuyệt vời, nó giúp cho người tu sĩ giữ gìn sáu căn trọn vẹn không tiếp xúc với bất cứ một người nào, nhờ đó tâm mới dễ chứng đạo. Do kinh nghiệm tu hành nên khi tu chứng đức Phật đã tuyên bố như sau: “TA THÀNH CHÁNH GIÁC LÀ NHỜ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT”. Đấy không phải nhờ hạnh ĐỘC CƯ sao?
Bởi vậy hạnh độc cư rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật giáo quý vị có thấy không?
Quý vị đừng xem thường hạnh độc cư, xem thường hạnh độc cư thì con đường tu tập của quý chẳng có kết quả và cũng chẳng đi về đâu thật là uổng công tu tập xin quý vị cứ nghĩ lại xem. (103)
--o0o--
Như chúng ta ai cũng biết khi đức Phật đến cội cây bồ đề tu tập với pháp môn đầu tiên là pháp Sơ thiền của ngoại đạo.
Ngồi dưới cội bồ đề, Ngài nhớ lại lúc còn bé ngồi dưới cây hồng táo tu tập ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền. Theo pháp môn Sơ thiền của ngoại đạo nhưng đức Phật không tu tập hành pháp theo lối ly dục ly ác pháp của họ mà hành theo pháp do sáng kiến ly dục ly ác pháp của mình, nên biến pháp hành này thành những hành động “NGĂN ÁC DIỆT ÁC PHÁP, SINH THIỆN TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP”. Hằng ngày đêm từ canh một, đến canh hai; từ canh ba đến canh tư, canh năm rồi từ ngày này sang ngày khác đến khi tâm (104) bất động thanh thản, an lạc và vô sự hoàn toàn thì đức Phật để tâm tự nhiên kéo dài 7 ngày đêm. Sau khi ở trong trạng thái này suốt 7 ngày đêm như vậy thì biết mình đã chứng đạo.
Lúc mới tu tập tâm còn chướng ngại pháp rất nhiều như sóng nên đức Phật ngăn và diệt các ác pháp đó không lúc nào ngơi nghỉ, nhưng khi các ác pháp đó không còn nữa thì đức Phật cảm nhân tâm mình bất động thanh thản an lạc và vô sự luôn luôn đang ở trên bốn chỗ của thân, thọ, tâm và pháp vì thế Ngài gọi trạng thái tâm đó là pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Do từ tự tu tập mà đạo Phật mới có những pháp môn TỨ CHÁNH CẦN và pháp môn TỨ NIỆM XỨ.
Trong các pháp môn căn bản nhất của Phật giáo đầu tiên chúng ta tu tập thường nghe thấy pháp môn TỨ CHÁNH CẦN và TỨ NIỆM XỨ. Vì thế ngoại đạo không làm sao có được hai pháp môn này. Chỉ có đạo Phật mới tìm thấy. Hai pháp này có là do đức Phật tự tu tìm ra.
Trở lại vấn đề tu tập của đức Phật, khi tu tập đến đây đức Phật thấy giai đoạn tu tập Sơ thiền đầu tiên theo kinh nghiệm bản thân của mình thì không giống ngoại đạo chút nào cả, nên đức Phật liền đặt cho pháp hành này cái tên TỨ CHÁNH CẦN. TỨ CHÁNH CẦN là bốn điều cần phải siêng (105) năng tu hành hằng ngày không nên biếng trễ, gồm có bốn điều cần nên tu tập như sau:
Ngăn các ác pháp.
Diệt các ác pháp.
Sinh các thiện pháp.
Tăng trưởng các thiện pháp.
Một cái tên mà xác định được sự tu tập Sơ thiền của Phật giáo. Vì vậy đức Phật còn gọi pháp môn TỨ CHÁNH CẦN này với một cái tên rất gần thiền định “ĐỊNH TƯ CỤ”, tức là phương pháp tu tập SƠ THIỀN.
Muốn tu tập Sơ Thiền thì không phải trên pháp Sơ Thiền mà tu tập mà phải tu tập trên pháp môn TỨ CHÁNH CẦN rồi đến TỨ NIỆM XỨ. Vì tu tập như vậy nên ngoại đạo không bao giờ có phương pháp tu tập thiền định theo kiểu này.
Đến đây quý vị đã thấy rõ từ SƠ THIỀN của ngoại đạo đã trở thành TỨ CHÁNH CẦN của Phật giáo.
Phật giáo đã làm đảo lộn tất cả pháp môn tu hành của ngoại đạo, làm cho chúng điên đầu nhất là kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông đang bị giao động mạnh bởi sóng gió TỨ CHÁNH CẦN. Khi tu tập theo giáo pháp của đức Phật thì quý vị nên nhớ phải tu tập TỨ CHÁNH CẦN, đó là những pháp đầu tiên đánh vào cơ quan đầu (106) não của giặc sinh tử luân hồi. Cho nên những đòn đánh ngăn ác diệt ác pháp như sấm sét, như vũ bão thì mới mong ngăn và diệt ác pháp được.
Khi tu tập phải đem hết ý chí dũng mãnh, kiên cường gan dạ đánh đòn nào phải chính xác và đầy đủ sức mạnh thì mới mong ngăn và diệt được ác pháp, chớ tu tập sìu sìu cho lấy có thì không bao giờ quét sạch hôn trầm, thuỳ miên, vô ký và ngoan không.
Quý vị tu tập thì phải thật tu, tu cho đúng pháp, phải đi kinh hành nhiều, tu mà ngồi nhiều thì sinh ra lười biếng thì tu hành như vậy chẳng đi đến đâu cả, chỉ phí công sức và mất thời giờ vô ích.
Trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN của Phật là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp tuyệt vời, nếu không có pháp môn này thì mọi người tu tập đều bị ức chế ý thức.
Sinh thiện tăng trưởng thiện pháp, câu này không có nghĩa dạy chúng ta đi làm việc từ thiện, đi làm phước giúp người bất hạnh trong xã hội mà dạy chúng ta nên sống không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh.
Vậy sống không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì phải sống như thế nào?
Như trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN Phật dạy: SINH THIỆN, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP.
Thiện pháp (107) ở đây có nghĩa là TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ chớ không có nghĩa thiện đơn thuần. Hằng ngày giữ gìn và bảo vệ TÂM BẤT ĐỘNG thì đó là những điều toàn thiện, rất thiện, thiện đó mới thật sự là thiện, thiện không làm khổ mình, khổ người và khổ tất chúng sinh.
Bởi pháp thiện TÂM BẤT ĐỘNG là thiện cứu cánh, nó là chân lý của Phật giáo, nếu ai từng sống với nó là người chứng đạo.
Cho nên chứng đạo của đạo Phật là chứng đạo một cách dễ dàng không có khó khăn mệt nhọc chút nào cả. (108)
--o0o--
Khi tu tập TỨ CHÁNH CẦN thuần thục thì không còn ác pháp tới lui nữa thì đức Phật cảm nhận được tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu kéo dài trạng thái này ra thì cảm nhận như tâm đang quán sát bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP theo nhịp hơi thở ra vô rõ ràng một cách cụ thể.
Cảm nhận được tâm quán sát bốn chỗ này nên càng quán sát tâm thì càng lúc tâm càng BẤT ĐỘNG. Thấy thế đức Phật cứ để tự nhiên cho tâm thường xuyên quán sát bốn chỗ này. Nhờ thường xuyên quán sát bốn chỗ này trên thân, nên tâm ở trong trạng thái BẤT ĐỘNG dễ dàng hơn. Tâm càng ở trạng thái bất động thì tâm càng thanh tịnh (109) và kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Đó là NIỆM GIÁC CHI xuất hiện. Khi NIỆM GIÁC CHI xuất hiện xong thì ĐỊNH GIÁC CHI xuất hiện. Khi ĐỊNH GIÁC CHI xuất hiện xong thì kế tiếp một trạng thái KHINH AN GIÁC CHI. Khi KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện xong thì HỶ GIÁC CHI xuất hiện. Khi HỶ GIÁC CHI xuất hiện xong thì TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện. Khi TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện xong thì XẢ GIÁC CHI xuất hiện. Khi XẢ GIÁC CHI xuất hiện xong thì TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện. Khi TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện xong thì TỨ THẦN TÚC xuất hiện.
Đến đây đức Phật đã hoàn tất pháp môn TỨ NIỆM XỨ một kết quả tâm VÔ LẬU hoàn toàn. (110)
Khởi đầu đức Phật tu tập Sơ Thiền của ngoại đạo nhưng do sáng kiến biết sáng tạo ra những pháp tu hành để ly dục ly ác làm chủ sinh, già, bệnh, chết tức là làm chủ thân tâm. Và cuối cùng đức Phật thành tựu tâm VÔ LẬU bằng pháp môn TỨ NIỆM XỨ chứ không phải nhập SƠ THIỀN theo pháp môn của ngoại đạo.
Khi đức Phật thành tựu pháp môn TỨ NIỆM XỨ thì ngay trên trạng thái tâm VÔ LẬU của TỨ NIỆM XỨ đức Phật đã tìm thấy TỨ THẦN TÚC. Khi có TỨ THẦN TÚC đức Phật liền dùng ngay câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI: “Tâm ly dục ly ác pháp chứng và trú thiền Thứ Nhất (nhập Sơ thiền) một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, với tầm, với tứ” tức thì thân tâm đức Phật nhập vào (111) một trạng thái Sơ Thiền có năm chi thiền hiện ra rõ ràng:
TẦM
TỨ
NHẤT TÂM
HỶ
LẠC
Sau khi nhập xong Sơ Thiền đức Phật xuất ra khỏi Sơ Thiền liền về trạng thái tâm VÔ LẬU. Khi ở trong trạng thái tâm VÔ LẬU đức Phật liền dùng câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI: “Diệt tầm tứ chứng và trú Thiền Thứ Hai (nhập Nhị Thiền) một trạng thái hỷ lạc do định sinh không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm”, ngay khi tác ý xong thân tâm đức Phật liền nhập vào Nhị Thiền sáu thức ngưng hoạt động hoàn toàn chỉ còn có một trạng thái hỷ lạc do định của Nhị Thiền sinh ra, gồm có:
Hỷ do định sinh.
Lạc do định sinh.
Nội tỉnh nhất tâm tức là tỉnh giác vào nội thân tâm.
Sau khi nhập xong Nhị Thiền, đức Phật liền xuất ra khỏi Nhị Thiền bằng ĐỊNH NHƯ Ý TÚC và trở về trạng thái tâm VÔ LẬU. Khi ở trạng thái (112) tâm VÔ LẬU đức Phật liền dùng TRẠCH PHÁP GIÁC CHI “Ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác thân cảm nhận sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền thứ ba (nhập Tam Thiền)” tức thì thân tâm đức Phật nhập Tam Thiền. Muốn nhập được thiền thứ ba thì dùng ĐỊNH NHƯ Ý TÚC truyền lệnh xả các loại tưởng hỷ, lạc. Các loại hỷ, lạc tưởng khi nhập vào Nhị thiền do định sinh. Khi xả hỷ, lạc tưởng đó thì vào trọn vẹn được Tam Thiền.
Ở trạng thái Nhị thiền và Tam Thiền và Tứ Thiền thì sáu thức bị diệt nên không còn hoạt động. Vì thế, chúng ta muốn xuất ra khỏi hay nhập vào Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền đều phải dùng ĐỊNH NHƯ Ý TÚC. Dùng ĐỊNH NHƯ Ý TÚC là phải sử dụng TRẠCH PHÁP GIÁC CHI: “Xả lạc, xả khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh”. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu và xả niệm thanh tịnh luôn. Như vậy, nhập Tứ Thiền là xả tất cả các cảm thọ. Xả các cảm thọ thì phải tịnh chỉ hơi thở. Cho nên muốn nhập TỨ THIỀN còn có một câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI rất tuyệt vời: “Tịnh chỉ hơi thở nhập TỨ THIỀN”.
Đạo Phật rất tuyệt vời là làm chủ được hơi thở. Cho nên, muốn nó thở là nó thở, muốn nó dừng là nó dừng thở.
Làm chủ được hơi thở (113) là làm chủ được mạng sống của mình. Cho nên Tứ Thiền của đạo Phật là một phương pháp muốn dừng hay muốn thở đều nhập vào Tứ Thiền. Ngoài thiền thứ tư này thì không có pháp môn nào làm chủ được hơi thở. Vì vậy mục đích nhập Thiền Thứ Tư là làm chủ sự sống chết, quý vị cần nên lưu ý loại thiền định này. (114)
TỨ THẦN TÚC phải do từ BẢY GIÁC CHI xuất trên tâm VÔ LẬU. Vậy TỨ THẦN TÚC là gì?
TỨ THẦN TÚC là bốn sức mạnh như thần dùng để thực hiện nhập Bốn Thiền, năm định và trí tuệ Tam Minh. TỨ THẦN TÚC gồm có:
1- Dục Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn cái gì thì thân tâm làm theo cái nấy.
2- Tinh Tấn Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm siêng năng theo ý muốn của mình không còn biếng trễ.
3- Định Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm muốn nhập định nào thì thân tâm nhập ngay định (115) ấy.
4- Tuệ Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn hiểu biết một điều gì dù bất cứ ở thời gian nào, không gian nào tâm liền biết ngay. Trí tuệ hiểu biết như vậy thì chỉ có những tâm VÔ LẬU hoàn toàn, chứ tâm phàm phu thì không thể có được trí tuệ như vậy. Cơ bản nhất của sự tu hành theo Phật giáo là tâm VÔ LẬU. Có tâm VÔ LẬU là có tất cả, quý vị nên ghi nhớ lời dạy này, vì đó một điều quan trọng nhất của Phật giáo. (116)
Muốn sử dụng TAM MINH thì chỉ có TUỆ NHƯ Ý TÚC mới điều khiển nó được. TAM MINH gồm có:
1- Túc Mạng Minh có nghĩa là một trí tuệ hiểu biết thấu suốt nhiều đời nhiều kiếp của mình, của những người khác trong thời gian quá khứ và tương lai. Muốn sử dụng Túc Mạng Minh thì phải dùng TUỆ NHƯ Ý TÚC thì mới thấy biết nhiều đời nhiều kiếp.
2- Thiên Nhãn Minh có nghĩa là đôi mắt sáng suốt nhìn thấy thấu suốt không gian và vũ trụ, dù cách núi, cách sông vẫn thấy biết rất rõ như thấy chỉ tay trong lòng bàn tay. Muốn sử dụng Thiên Nhãn Minh thì phải dùng DỤC NHƯ Ý TÚC thì mới thấy biết như ý mình muốn. (117)
3- Lậu Tận Minh có nghĩa là một trí tuệ TỈNH GIÁC sáng suốt tuyệt vời nhìn thấu suốt tâm mình, khiến cho lậu hoặc bị diệt mất mà chỉ còn lại một tâm VÔ LẬU hiện tiền. Muốn có một trí tuệ tỉnh giác sáng suốt như vậy thì phải sử dụng TINH TẤN NHƯ Ý TÚC thì mới có trí tuệ TỈNH GIÁC diệt tận lậu hoặc. Trên đây là ba trí tuệ mà bậc tu chứng mới có, nhưng rất ít khi sử dụng, vì bậc tu chứng là chứng tâm VÔ LẬU, nên lúc nào họ cũng sống với tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự đó dù trước các ác pháp nghịch cảnh hay thuận cảnh họ đều thản nhiên, tâm họ như cục đất. (118)
--o0o--
(119)
Đường lối tu tập theo Phật giáo rất rõ ràng bắt đầu từ giới luật đức hạnh.
Phần giới luật và đức hạnh gồm có:
Năm giới tại gia.
Mười giới xuất gia.
Ba đức hạnh tại gia: Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.
Ba đức hạnh xuất gia: Ăn, ngủ, độc cư.
Phần các pháp tu tập gồm có:
ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ (120)
THÂN HÀNH NIỆM
NGŨ CĂN
NGŨ LỰC
TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
TỨ BẤT HOẠI TỊNH
TỨ CHÁNH CẦN
TỨ NIỆM XỨ
TỨ THÁNH ĐỊNH
TỨ THẦN TÚC
TAM MINH
Bảng tóm lược bảy pháp trên đây là chính những lời Phật dạy, mong quý vị trước khi tu tập cần nên nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp này, nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng quý vị tu tập từ pháp hành của Phật giáo sẽ rơi vào pháp hành của ngoại đạo, chỉ cần tu tập sai một li thì đi lạc đường một dặm. Xin quý vị lưu ý cho.
HẾT